CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
2.3.3. Mẫu chỉ tiêu (quota sampling)
Đây là hình thức chọn mẫu phi xác suất hay được sử dụng nhất và thường bị hiểu lâm là mẫu xác suất phân tầng. Bởi vì mẫu chỉ tiêu đòi hỏi chọn các tiểu mẫu với dung lượng nhất định trên cđ sở các nhóm nghiên cứu đã được xác định rõ ràng.
Sự khác nhau giữa mẫu chỉ tiêu và mẫu phân tầng là: mẫu chỉ tiêu không có các khung mẫu để chọn. Hơn nữa các nhóm đã được xác định trước, dung lượng mẫu được xác định trước và các cá nhân được chọn theo chỉ
tiêu bất kể họ ở đâu.
Để chọn mẫu chỉ tiêu, trước hết phải hình thành một
ma trận các đặc trưng mong muốn giới tính, tuổi, chủng 99
tộc, điểu kiện kinh tế, ngành học, năm học... Sau đó căn cứ trên tỷ lệ phần trăm để xác định dung lượng mẫu cho từng chỉ tiết. Ví dụ, để nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với các sinh hoạt ngoại khoá của một trường đại học, người nghiên cứu phải xem xét số lượng, tỷ lệ % nam/ nữ sinh viên ở từng năm, tỷ lệ % sinh viên ngoại trú / nội trú... Giả
sử có 80% nam, 20% nữ, 6õ % thuộc các ngành tự nhiên,
35% thuộc các ngành xã hội, 70% ngoại trú, 30% nội trú, 30% năm thứ nhất, 25% năm thứ hai, 25% năm thứ ba,
20% năm thứ tư... Bây giờ người nghiên cứu quyết định lấy mẫu 100 sinh viên theo các tỷ lệ trên: 80 nam, 90 nữ, 6ð sinh viên thuộc các ngành tự nhiên, 35 sinh viên các ngành xã hội, 7Ó sinh viên ngoại trú, 30 sinh viên nội trú, 30 sinh viên năm thứ nhất, 25 sinh viên năm thứ hai, 25 sinh viên năm thứ ba và 20 sinh viên năm thứ tư... Do các nhóm có sự gối lên nhau, nhà nghiên cứu phải lập ma trận
để tính.
Khi số lượng cụ thể cho từng chỉ tiêu đã được xác định, thì thủ tục tiếp theo đơn giản chỉ là chọn đủ người vào các chỉ tiêu.
Bằng phương pháp này Gallup (1936) đã dự báo chính xác Roosevelt trúng cử tổng thống Mỹ. Liên tiếp các năm 1940, 1944 Gallup và Viện nghiên cứu dư luận Mỹ đã dùng phương pháp chọn mẫu này dự báo chính xác kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng năm 1948 họ đã thất bại khi đưa ra dự báo rằng Thống đốc Thomas Dewey thắng cử trong khi kết quả bầu cử hai tuần sau đó, Tổng thống Harry Truman đã thắng cử. Sự thất bại 100
này chủ yếu là do lỗi trong chọn mẫu (các tiểu nhóm không được chọn trên cơ sở các khung mẫu gồm tất cả các thành viên của tiểu nhóm). Trong thiết kế mẫu, mỗi thành viên trong các tiểu nhóm không có cơ hội như
nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu, tức là sự lựa chọn các trường hợp trong các nhóm chỉ tiêu có thể bị thiên vị, điều này làm hỏng tính đại điện của mẫu. Kết quả là khó có thể xác định được giá trị khoa học của
những suy luận từ mẫu chỉ tiêu cho một tổng thể rộng hơn.
3.2.4. Mẫu tăng nhanh (snowball sampling)
Mẫu này thích hợp cho những nghiên cứu giải thích, khám phá mà người nghiên cứu thực sự không có khả năng biết được những đối tượng nào nên bao gồm vào mẫu nghiên cứu. Chọn mẫu tăng nhanh bắt đầu bằng việc chọn một vài đối tượng có những phẩm chất cần tìm, phỏng vấn các đối tượng này và nhờ họ giới thiệu những đối tượng khác thích hợp cho mục tiêu nghiên
cứu.
Cách tiếp cận này có thể đặc biệt thích hợp cho việc nghiên cứu các tệ nạn xã hội: mãi đâm, ma tuý, cờ bạc...
Tóm lại, tuỳ mục đích nghiên cứu, nhà nghiên cứu lựa chọn kiểu thiết kế mẫu thích hợp. Nhà nghiên cứu cần hiểu rõ những đặc điểm lý tưởng của từng kiểu chọn mẫu để đáp ứng ở mức cao nhất các mục tiêu nghiên cứu. Quá trình thiết kế mẫu để bảo đảm tính khả thị, giảm chỉ phí, có thể bỏ qua một số đặc điểm nào đó của thiết kế mẫu lý tưởng. Song bất kể chọn kiểu thiết kế
101
mẫu nào thì nhà nghiên cứu cũng phải giải thích chính xác, cặn kẽ quá trình xây dựng mẫu, cảnh báo những vấn để có thể có của quá trình thực biện và khả năng điều chỉnh tối ưu để có một mẫu phù hợp nhất cho mục đích nghiên cứu.
102
Chương VI