Các bước cơ bản của quy trình thiết kế công cụ

Một phần của tài liệu Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo (Trang 37 - 44)

đo lường

Khó có thể thiết kế được những bộ công cụ đo lưỡng tốt, nếu nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ vấn đề họ muốn nghiên cứu thực chất nó là gì, những câu hỏi nghiên cứu nào phải trả lời, những mục tiêu cụ thể nào phải đạt. Do vậy để thiết kế được một bộ công cụ đo lường thật khoa học, nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ quy trình thiết kế gồm những giai đoạn cơ bản như sơ đồ đưới đây.

40

1.1. Khát niệm hoá

Bước đầu tiên của quy trình thiết kế công cụ đo (phiếu trưng cầu/phiếu hỏibảng nghiệm kê... trắc nghiệm) là khái niệm hoá. Khái niệm hoá là quá trình eu thể hoá những ý tưởng mơ hồ, trừu tượng thành các khái niệm nghiên cứu, các khái niệm sẽ đo lường, xác định các kiểu quan sát, các kiểu đo lưỡng phù hợp nhất cho mục tiêu nghiên cứu.

Khái niệm hoá cũng liên quan đến quá trình chính xác hod/cu thé hoá những thuật ngữ trừu tượng (liên quan đến câu hỏi nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu) thành những khái niệm định danh, có nội dung, phạm vi nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, câu hỏi nghiên cứu phải trả lời là: liệu phụ nữ có giàu tình thương hơn đàn ông? Sẽ không thể trả lời được câu hỏi nghiên cứu này nếu ta không xác định “chính xác”, thuật ngữ có tính khái niệm tình thương là cái gù, trong phạm 0ì nghiên cứu nào.

Chúng ta thường dựa vào những quan sát và những kinh nghiệm để gọi tên sự vật, hiện tượng. Việc dùng thuật ngữ để gọi tên sự vật, hiện tượng là quá trình khái quát hoá để tạo ra một khái niệm. Các khái niệm thực chất chỉ là những ngôn từ, không tên tại trong thế giới thực, do vậy chúng không thể đo đạc trực tiếp được.

Nhưng chúng ta có thể đo đạc được những thứ, nhờ đó khái niệm được tạo ra hay được khái quát lên. Ví dụ

trầm cảm hay thành kiến là những thuật ngữ chỉ khái niệm. Chúng thực chất chỉ là những từ, gềm những âm tiết tạo thành, nhưng chúng lại mang nghĩa "thực", khái 41

quát từ những hành vị được quan sát, hoặc từ những trải nghiệm của các cá nhân tập hợp thành. Như vậy các nhà khoa học hoàn toàn có cơ sở để tin rằng: nếu biết được một khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng tên tại như thế nào (có tổn tại hay không tổn tại, có mặt hay không có mặt... qua những biểu hiện cụ thể nào) thì hoàn toàn

có thể đo đạc được khái niệm đó.

Thực tế, việc thiết lập các khái niệm trong nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các kiểu định nghĩa.

Thường có ba kiểu định nghĩa sự vật, hiện tượng như sau:

(1) Định nghĩa "thực". Là kiểu định nghĩa đưa ra một tuyên ngôn khái quát hay một mệnh để bao quát "bản chất thực" hoặc "những đặc tính cơ bản" của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên khái niệm bản chất thực lại thường là ` một khái niệm mở hồ, trừu tượng không tiện lợi cho mục đích nghiên cứu vì nó khó đo lường.

(2) Dinh nghĩa định danh. Là một kiểu định nghĩa

nhằm phản định phạm vì ranh giới cho một thuật ngữ chỉ khái niệm (thuật ngữ này thực sự biểu thị nó là cái gì). Đây chính là một kiểu định nghĩa làm việc do nhà nghiên cứu tạo ra (nó có thể khác với thực tế), nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu vì thường không có sự nhất trí khi định nghĩa khái niệm hoặc có sự nhầm lẫn về bản chất khái niệm (giữa cái thực chất và cái bể mặt). Do vậy nhà nghiên cứu phải giới hạn sự vật, hiện tượng muốn

nghiên cứu trong những định nghĩa làm việc.

(3) Định nghĩa thao tác. Là sự cụ thể hoá hơn nữa

định nghĩa làm việc. Đây là kiểu định nghĩa mô tả khái niệm thành những hoạt động, những cấu trúc có thể đo lường được.

Tuy nhiên tầm quan trọng của việc định nghĩa khái niệm, làm rõ khái niệm phụ thuộc vào mục đích nghiên

cứu. Nếu mục đích chính của nghiên cứu là nhằm mô tả thì việc định rõ khái niệm là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Ví dụ: Câu hỏi nghiên cứu phải trả lời là có bao nhiêu % người thất nghiệp trong thành phế. Khi đó việc định nghĩa thế nào là những người thất nghiệp đóng vai trò quyết định cho việc thiết kế các phép đo.

1.3. Thao tác hoá khái niệm

Thao tác hoá khái niệm là sự mở rộng, cụ thể hoá hơn nữa quá trình khái niệm hoá. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa hai quá trình này. Quá trình khái niệm hoá là quá trình chính xác hoá và cụ thể hoá các khái niệm trừu tượng. Còn thao tác hoá khái niệm chính là quá trình phát triển những thủ tục nghiên cứu cụ thể, chuyển những khái niệm đã được định nghĩa thànb những cấu trúc với

những tiêu chí, những hoạt động cụ thể để có thể đo lường

được. Tuy nhiên đây là công việc không dễ dàng, dù ta đã xác định rõ mục tiêu, khái niệm.

Để chuyển những khái niệm đã được định nghĩa

thành những cấu trúc có thể đo lường, người thiết kế thường phải thực hiện một loạt các bước có tính kỹ thuật sau đây:

- Trước hết xác định những biến cần tìm hiểu, đưa ra

những định nghĩa thao tác cho các biến cần đo.

43

INhững biểu hiện cụ thể xác|

nhận đặc tính được nghiên

Quy trình thiết kế

Vấn đề nghiên cứu/câu hỏi cần trả lởi/mục tiêu nghiên cứu.

Khai niệm hoá Định nghĩa định danh

Định nghĩa thao tác/thao tác hoá

Cấu trúc pháp đo - Các mặt/miễn đo Những khu vực đo lường cụ thể (những cấu trúc bộ phặn)

Những chớ sốùchỉ bảo cụ thể {những thỏnh tố của cấu trỳc bo phận)

Những biểu hiện cụ thể (được nhận biết trực tiếp hoặc gián tiếp}

[Những biểu hiên cụ thể xác|

nhận đặc tính được nghiên cứu không tồn tại Các câu hồi tinh hudng (items)

Hiệu lực hoá item/phân tích item

Kiểm tra trên mẫu thử Phân tích độ tin cậy/phân tích độ hiệu lực

cửu đang cô mặt

lường! mục tiêu nghiên cứu Chưa đáp ứng mục tiêu đo tường!mục tiêu nghiên cứu Ƒ—#|trinh thiết kế Đáp ứng được mục tiêu đo Kết thúc quy

44

- Xác định rõ các miển đo (những nội dung cần đo), các cấu trúc đo lường cụ thể.

- Xác định những cấu trúc trọng tâm (đặc biệt quan trọng) nói lên sự có mặt hay vắng mặt của khái niệm.

- Xác định các tiêu chí, chỉ số, chỉ báo.

- Xác định những biểu hiện cụ thể nói lên sự có mặt hay vắng mặt của các chỉ số.

- Từ mễi biểu hiện cụ thể nói lên sự có mặt hay vắng mặt của đặc tính được nghiên cứu, phác thảo các item (câu hỏi, nhận định, tình huống...), chọn lựa hình thái thích hợp cho các item. Để có được nhiều item tốt, có tính đại diện, đủ bao quát khắp miền đo, nhà nghiên cứu cần nảy sinh một số lượng lớn các item (càng nhiều càng tốt) để tạo ra một "bể item". Bể item gồm rất nhiều item phục vụ cho bước tiếp theo là hiệu lực hoá item, chọn lọc ra những item có đủ các đặc tính đo lường.

1.8. Hiệu lực hoá item

Từ một "bể" gềm vô số item được nảy sinh từ những cấu trúc, những chỉ số, chỉ báo, nhà nghiên cứu bắt đầu chọn lọc các item. Hiệu lực hoá item chính là quá trình chọn lọc tìm ra những item phù hợp nhất đo đúng từng nội dung cụ thể và đáp ứng được mục tiêu của sự đo lường. Bể item phải là một tập hợp "nhiều nhất" những item làm thành một mẫu đủ lớn bao quát hết nội dung cần đo. Quá trình hiệu lực hoá item phải tuân thủ những thủ tục có tính nguyên tắc và thường gồm những bước cơ bản sau:

45

- Đánh giá bản chất, nội dung của từng item: mỗi item chỉ nên tập trung vào một nội dung thật cụ thể (biểu hiện cụ thể) và chỉ bao quát một phạm vì rất hẹp nằm trong một chỉ số cụ thể, thuộc nội dung của một miển đo nào đó. Căn cứ theo nội dụng, mục tiêu của phép đo xác định các item có nội dung không cụ thể, không thích hợp (không thuộc nội dung cần đo) để loại bổ, những item có nội dung gần trùng nhau được kết hợp lại thành một item có tính đại diện hơn... Người thiết kế có thể đặt ra những chuẩn “khách quan” dé đánh giá các item. Kết thúc bước này, chỉ những item dap ứng đựdc các tiêu chuẩn nào đó mới được giữ lại để chọn lọc tiếp.

- Đánh giá kiểu, hình thức item: những kiểu item nào thích hợp nhất, mức độ đọc hiểu của item có phù hợp, tính đơn nghĩa của item, mức độ mong muốn trả lời thật các item... những item có nội dung tết nhưng có hình thức hỏi không thích hợp (đa nghĩa, khó hiểu, thân chủ không muốn trả lời...) cần được viết lại.

- Đánh giá độ phù hợp của từng item (trên cơ sở phân tích tính đồng nhất cấu trúc): nếu phép đo chỉ đo một cấu trúc duy nhất thì các item của nó phải có tính đẳng nhất biểu thị bằng sự tương quan chặt chẽ với các item cing đo cấu trúc đó. Nếu phép do được thiết kế theo mô hình đa diện, đa cấu trúc, thì các item được thiết kế đo cùng một cấu trúc nên được nhóm lại. Các item trong từng tiểu cấu trúc được kiểm tra tính đồng nhất... Sử dụng các phép toán thống kê (như phân tích 46

tương quan, phân tích yếu tố) để chọn ra những item phản ánh “rõ nhất” cấu trúc của cái định đo

- Đánh giá số lượng item phù hợp cho từng tiểu cấu trúc và toàn bộ phép đo: những cấu trúc trọng tâm của phép đo phải có số lượng item nhiều hơn, thành phần trọng tâm của từng tiểu cấu trúc cũng gồm nhiều item hơn các thành phẩn không trọng tâm. Tuy nhiên sế lượng item không thể quá nhiều, phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của nghiệm thể để xác định một thời lượng thích hợp.

Các bước trên đây của quá trình hiệu lực hoá item phải đo các chuyên gia hay những người am hiểu thực hiện với sự trợ giúp của các phép toán thống kê.

Một phần của tài liệu Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)