QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp để thu thập dữ liệu, nghiên cứu và phân tích thông tin. Theo đó, tác giả đã thực hiện theo các bước nghiên cứu như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Bước 2: Thu thập tài liệu, dữ liệu và tiến hành phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Ưu điểm của nguồn dữ liệu này là sẵn có, dễ thu thập, tìm kiếm và không mất nhiều thời gian, không phát sinh nhiều chi phí cho việc thu thập. Các nguồn dữ liệu chủ yếu sau:

Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản. Đây chính là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.

Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa, bao gồm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, cấp trường và cấp bộ có liên quan đến đề tài.

Thứ ba, nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn liên quan đến quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN, bao gồm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành (ví dụ như: Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, Tạp chí tài chính, ...) và các chính sách, văn bản pháp luật liên quan (ví dụ như: Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016

39

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; Quyết định 665/QĐ-KBNN ngày 16/7/2013 về việc ban hành Quy định tạm thời Khung kiểm soát Quản lý rủi ro đối với hoạt động kế toán ngân sách Nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS); Quyết định 208/QĐ-KBNN ngày 09/4/2011 về việc ban hành tạm thời Khung kiểm soát quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước,...).

Ngoài ra, Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu từ các buổi tập huấn nghiệp vụ và Hội nghị của hệ thống KBNN, các báo cáo đánh giá tổng kết hoạt động và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo của KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu.

2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, công trình nghiên cứu đã được công bố, các tài liệu tập huấn nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước, các kỷ yếu Hội thảo liên quan,…để rút ra những tổng quan về vấn đề mình đang nghiên cứu góp phần xây dựng khung cơ sở lý luận và thực tiễn chặt chẽ, có cơ sở khoa học và cũng giúp tác giả rút ra được nhiều kinh nghiệm, bài học hay cho nghiên cứu của mình. Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả sử dụng 02 phương pháp là phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp:

- Phương pháp phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những

40

mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: Phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu. Trong luận văn này, phương pháp phân tích được tác giả sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của việc nhận diện các rủi ro và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN nói chung và qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 nói riêng, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả đạt được từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về các rủi ro và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đối với công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019.

2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc dùng các dữ liệu thu thập được thông qua các chương trình ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước như: Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), hệ thống quản lý thu NSNN theo mô hình tập trung (TCS), hệ thống thanh toán song phương điện tử, kho dữ liệu của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước, chương trình đầu tư liên ngành của thành phố Hà Nội,...để lập bảng biểu, sơ đồ phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN

41

Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019.

2.3.3. Phương pháp so sánh

Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh biến động của chỉ tiêu phân tích và của các thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành.

Phương pháp so sánh tuyệt đối

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu và nhân tố.

Phương pháp so sánh tương đối

So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động, phản ánh kết cấu hiện tượng và xác định xu hướng độ biến động tương đối của các thành phần bộ phận.

Đối với Luận văn này, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh dữ liệu phân tích theo thời gian, qua đó, đánh giá được những kết quả đã đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019.

42

Kết luận chương 2

Trong phạm vi Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa được quy trình và các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn với các nội dung chủ yếu sau:

- Tác giả đã nêu ra được 03 bước cần thiết phải thực hiện của quy trình nghiên cứu luận văn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tại Chương 3, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

- Nêu ra được nội dung và cách thức sử dụng của từng phương pháp nghiên cứu trong luận văn này.

43

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)