Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B 39b, Kế toán tiền gửi Ngân hàng:
2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau ở mỗi phân xưởng sản xuất (phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên và phân xưởng Đông dược) nên nguyên vật liệu sản xuất của Công ty rất đa dạng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Sự phong phú đa dạng của nguyên vật liệu đòi hỏi công ty phải có sự quản lý chặt chẽ để tránh gây hao hụt trong quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu. Cụ thể
Công ty có 3 kho nguyên vật liệu: - Kho nguyên vật liệu chính.
- Kho bao bì, nhãn, túi nilon, lọ nhựa, công cụ dụng cụ.
- Kho bao bì gồm thùng giấy, lọ thuỷ tinh, xăng dầu, than củi,... Nguyên vật liệu xuất dùng được theo dõi chặt chẽ theo từng loại.
Về mặt kinh tế, toàn bộ chi phí nguyên vật liệu của công ty được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ
yếu hình thành nên sản phẩm của Công ty, bao gồm các nhóm:
+ Các loại hoá chất: các loại axit như: Axit benzoic, Axid clohydric..., các loại vitamin, Paracetamon,...
+ Các loại bột min: Bột mịn đậu đen, đậu xanh, min mẫu lê, đường tinh chế. + Các dược liệu: Cây hy thiêm, cao ngũ gia bì, cao ích mẫu, cây cúc tần. + Các loại cao mềm : Cao hổ cốt, cao ích mẫu,...
- Vật liệu phụ: là những vật liệu tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng nguyên vật liệu chính hay chất lượng sản phẩm. Vật liệu phụ được chia làm các nhóm:
+ Các loại tá dược: bột sắn lọc, bột mịn, nếp rang, bột tan các loại. . . + Các loại phẩm mầu: hồng, đỏ, da cam, xanh, . . .
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B 43
- Bao bì: Bìa cacton, giấy gói, nhãn tem, lọ nhựa, lọ thuỷ tinh . . .
- Công cụ: (Cầm tay) chổi rể, (phương tiện truyền dẫn) dây điện ổ cắm
* Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng.
Hàng tháng, căn cứ kế hoạch sản xuất được giao cho từng phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch sẽ viết “ Phiếu lĩnh vật liệu định mức” để cán bộ phân xưởng xuống kho nhận vật liệu về sản xuất. Nếu sản xuất thừa nguyên vật liêu, cuối tháng sẽ nhập lại kho, còn nếu thiếu, kế toán viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để xuất thêm.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán công ty sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu được xuất theo định mức theo kế
hoạch sản xuất từng loại sản phẩm, do đó chi phí nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng - là từng loại sản phẩm.
Tại phòng kế toán, kế toán NVL sử dụng các chứng từ: Phiếu lĩnh vật liệu định mức, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để theo dõi, hạch toán chi phí NVLTT.
Cuối tháng, kế toán vật liệu căn cứ vào số lượng thực tế xuất dùng và sản xuất trên phiếu lĩnh vật liệu định mức để tính ra giá trị thực tế NVL trực tiếp xuất dùng. Giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng tính theo giá nhập bình quân gia quyền:
Công thức xác định:
Giá trị vật liệu xuất kho = Số lượng xuất
kho *
Đơn giá bình quân gia quyền
Giá trị thực tế vật liệu xuất kho được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết hàng tồn kho vật liệu. Cuối tháng giá trị tổng cộng từ các sổ chi tiết này sẽ là cơ sở để kế toán
giá trị VL tồn đầu kỳ + giá trị VL nhập trong kỳ * Đơngiá bqgq =
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B 44
lập bảng kê số 3. (Chú ý:Do đơn vị không sử dụng giá hạch toán nên trên bảng kê số 3 kế toán chỉ ghi ở cột giá trị thực tế. )
Trong đó: - Số dưđầu tháng: là phần tổng cộng của sổ chi tiết hàng tồn kho có xác
định đối tượng chịu chi phí liên quan để ghi vào dòng tương ứng theo đúng giá trị
NVL thực nhập kho.
- Xuất dùng trong tháng: Ghi tổng giá trị vật liệu xuất kho.
- Tồn kho cuối tháng=Số dưđầu tháng+nhập trong tháng+xuất trong tháng Cũng vào cuối tháng, kế toán vật liệu sẽ lên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính ở từng phân xưởng. (Biểu số 01)
Kế toán căn cứ vào các phiếu lĩnh NVL định mức để ghi tên NVL, dơn vị và số liệu thực xuất. Mỗi loại NVL xuất dùng (có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau) sẽ được tổng hợp trên một dòng. Đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết hàng tồn kho, kế toán sẽ ghi vào cột đơn giá theo giá thực tế bình quân nhập đã tính
được.
Sau khi tính được giá trị thực xuất của NVL phục vụ cho sản xuất trên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL – CCDC (Bảng phân bổ số 2) trên cơ sở số liệu là tổng giá thực tế xuất dùng cho các
đối tượng chịu chi phí tương ứng (Biểu số 2).
Cuối tháng, số liệu trên bảng phân bổ NVL-CCDC sẽ được chuyển sang kế
toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp và ghi vào bảng kê số 4
2.3.3. Kế toán tài sản cố định
TSCĐ của công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế bao gồm:
+ Tài sản cố định hữu hình: Văn phòng làm việc và tổng kho, thiết bị máy móc chuyên dùng, cửa hàng, cửa hiệu, quầy bán, phân xưởng sản xuất; phương tiện vận tải hàng hoá, thiết bị dụng cụ quản lý (máy điều hoà National, tổng đài điện thoại, máy tính, máy in,….)
+ Tài sản cố định vô hình: Giấy phép kinh doanh; Phần mềm máy vi tính; Quyền sử dụng đất; Tài sản cốđịnh vô hình khác.
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B 45
- Tài sản cốđịnh ở công ty được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị do phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán thực hiện.
- Hạch toán khấu hao TSCĐ HH:
TSCĐHH của công ty được trích khấu hao dựa trên bảng đăng ký tính mức khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm với cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp. Mức khấu hao bình quân năm đăng ký được tính cho từng tháng là: Mức khấu hao bình quân năm/ 12 tháng. Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà mức khấu hao được phân bổ cho các đối tượng liên quan.
Trong năm, nếu có sự tăng giảm TSCĐ thì cần được đăng ký, báo với cục quản lý vốn để Cục quản lý vốn điều chỉnh mức khấu hao năm tới. Số TSCĐ tăng, giảm trong năm thì mức khấu hao TSCĐ được tính theo tỉ lệ sau (được Cục quản lý vốn duyệt):
Với TSCĐ tăng, giảm trong tháng trước thì căn cứ vào chứng từ về TSCĐ
như: bản dự toán xây dựng, hồ sơ quyết toán hoàn thành công trình, hoá đơn giá trị
gia tăng ... để xác định mức khấu hao tăng, giảm trong tháng là:
Mức khấu hao tháng =