Chính bản thân sự phong phú của ĐDSH và các cảnh quan thiên nhiên
hấp dẫn là sản phẩm của loại hình DLST. Thiết nghĩ DLST tỉnh Bình Thuận
nên tạo cơ hội sinh sống cho người dân đại phương và nhờ đó sẽ góp phan hạn chế sức ép của cộng đồng đến môi trường đến môi trường và bảo vệ các
HST. Ngoài ra, DLST còn phải chú ý đến tính giáo dục, không chỉ cho du khách những hiểu biết mới về môi trường tự nhiên, mà còn tạo cho họ ý thức
đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung, các HST và ĐDSH nói
SVTH: Dương Thị Tưởng Trang 69
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ts.Pham Xuân Hậu
riêng. Có như thế thì DLST Bình Thuận mới tiếp tục phát triển bén vững
xứng đáng với tiém năng và ước muốn của tất cả chúng ta.
111.2.5. Đánh giá chung về hiện trạng khai thác phát triển du lịch sinh
thái tính Bình Thuận
s* Những thành tựu
Những năm qua, nhất là từ năm 1995 trở lại đây, du lịch nói chung và
du lịch sinh thái nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực thể hiện qua một số
mặt nổi bật như sau:
- Nhận thức về DLST được nâng lên một bước, thể hiện ở công tác triển khai nghiên cứu, đánh giá tiểm năng của các loại tài nguyên DLST,
làm cơ sở định hướng qui hoạch khai thác tích cực các loại tài nguyên này.
~ Bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống kinh doanh du lịch được kiện toàn , hoạt động thích nghi dan với cơ chế mới .
~ Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ ting và cơ sở vật chất kĩ thuật như : đầu tư hệ thống đường giao thông ven biển từ Lagi đi Phan Rí, xây dựng hệ thống cấp nước đến các khu DLST trọng điểm (như du lịch ven biển Phan
Rí- Mũi Né, khu Cà Ná- Vĩnh Hảo và khu Thuận Quý- Khe Gà,...). Bên cạnh
đó còn chú ý nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm DLST.
~ Chú ý công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mà đặc biệt là
Hướng dẫn viên du lịch sinh thái .
~ DLST của tỉnh đã có những bước tiến nhanh về sự tăng trưởng khách
du lịch, doanh thu, thu hút các dự án đầu tư, từ đó góp phần chuyển đổi
nhanh về cơ cấu kinh tế giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao
động địa phương, thúc đẩy cho ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác phát triển. Nhiều công trình du lịch sinh thái đã góp phần làm đẹp thêm
cảnh quan và cải thiện môi trường khu vực.
4+ Những hạn chế
Du lịch sinh thái của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả tương đối lớn. Tuy nhiên sự phát triển hiện tại còn
bộc lộ nhiều han chế, chưa tương xứng với tiểm năng DLST của tỉnh. hiệu quả kinh tế còn thấp. Thể hiện:
S VTH: Dương Thị Tưởng Trang 70
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ts.Phạm Xuân Hau
~ Giá trị sản lượng của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng
trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh chưa cao, chưa tương xứng với tiểm năng
và cơ hôi của ngành.
— Kinh đoanh du lịch kém hiệu qua, chưa đầu tư để khai thác các nhóm hàng du lịch như: lữ hành, van chuyển khách và dịch vụ... chủ yếu chỉ kinh
doanh vào nhóm hàng lưu trú và dn uống.
— Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch nói chung và của DLST nói
riêng có được su quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của DL.
~ Các điểm DLST nhân văn bước đầu đã có kế hoạch đầu tư, tôn tạo
nhưng tiến độ còn chậm.
— Tại các điểm du lịch, mà đặc biệt là các điểm DLST nhân văn còn
phổ biến những hình ảnh nhếch nhác của hàng loạt người ăn xin từ “nam
phụ " đến “lao ấu” rách rưới, lê lếch để xin tiền và thậm chí không ít trường
hợp móc túi du khá ch.
~ Chất lượng đội ngũ lao đông trong DLST chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều mặt hạn chế, sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá chưa cao. Và như một số cán bộ trong Sở thương mại du lịch phản ánh:
“ching tôi băn khoăn tự hỏi: nếu những người khách nước ngoài này muốn biết về lịch sử của một khu di tích, vé văn hoá, tôn giáo của những người Chăm sống ở Binh Thuận (ở Binh Thuận có nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc) thì những hướng dẫn viên này sẽ diễn tả bằng cách nào. Điều này chắc chắn là họ sẽ để lại những ấn
tượng không tốt đối với du khách”.
~ Việc mở rộng thị trường còn nhiều lúng túng và thiếu đồng bộ, chưa có sự chỉ đạo toàn diện trong công tác quảng bá, tuyên truyền, du khách
thiếu thông tin cần thiết khi đến Bình Thuận.
~ Vấn để môi trường tại các khu vực khách sạn chưa được quan tâm đúng mức. Sản xuất, chế biến chưa có qui hoạch, sắp xếp gây ô nhiễm môi
trường DLST; vệ sinh, văn minh công cộng của người dân còn thấp.
Những vấn để trên can sớm có các giải pháp tháo gỡ để đáp ứng các
yêu cầu phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới .
SVTH: Dương Thị Tưởng ` _ "Trang 71
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ts.Phạm Xuân Hau
Chương HI: