2.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định van đề nghiên cứu
BHYT nói chung và BHYT TN nói riêng là chính sách xã hội quan trọng, có chức
năng giúp đỡ người dân khi đau 6m không rơi vào cảnh nghèo đói. BHYT TN cũng là định hướng phát triển trong chăm sóc sức khỏe người dân, góp phần tích cực vào việc én định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn
minh. Vì vậy, đây là một trong những chính sách lớn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Tuy nhiên, những năm qua, số người tham gia BHYT TN còn thấp so với tiềm năng, đặc biệt là đối tượng nông dân, lao động tự do với đặc thù là việc làm không ồn định, thu nhập thấp lại không thường xuyên. Đề đạt được mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân trên phạm vi toàn quốc nói chung và địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nói riêng là tương đối khó khăn. Vì vậy, van dé đặt ra trong nghiên cứu nay là xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN của người dân trên địa bàn huyện Binh Giang dé đề ra những giải pháp giúp định hướng giải quyết van dé và từ đó
nâng cao độ bao phủ BHYT trong thời gian tới.
Bước 2: Tổng quan nghiên cứu
Qua các dữ liệu thứ cấp từ nghiên cứu về chương trình BHYT TN ở các nước trên thế giới và sau khi đưa ra câu hỏi nghiên cứu, tác giả đi vào nghiên cứu các công trình nghiên cứu có sự liên quan tới những nhân t6 ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT TN của người dân. Dé lay nền tảng cho nghiên cứu, trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết hành vi và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra những thiếu sót còn tồn đọng và xác định mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua nghiên cứu tông quan.
41
Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ e Nghiên cứu định tính
Bước này có mục tiêu kiêm định, chọn lọc và đưa ra môi quan hệ giữa các biên trong mô hình lý thuyêt ban đâu và lý giải chi tiệt vê các kêt quả nghiên quả nghiên cứu định lượng.
e Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua bảng hỏi phiếu điều tra với mẫu nghiên cứu nhỏ gồm 20 đối tượng là hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Binh Giang. Việc điều tra với mục đích xác định lại nhân tố ảnh hưởng, chỉnh sửa từ ngữ và lỗi diễn đạt trước khi đưa ra điều tra với quy mô mẫu lớn.
Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức
Mô hình nghiên cứu và thang đo của các biến trong mô hình được tác giả lựa chọn qua việc nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ. Qua bảng hỏi chỉ tiết và phiếu điều tra, nghiên cứu chính thức được đưa vào thực hiện với 360 người dân đang sinh sống tại huyện Bình Giang, đặc biệt là những người nông dân, lao động tự do, kinh doanh và hiện đang thất nghiệp. Các thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bởi các nghiên cứu định lượng chính thức nhằm đánh giá các thông đo và kiêm
định mô hình.
Bước 5: Xứ lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập từ khảo sát sẽ được nhập vào phần mềm Microsoft Excel dé tiến hành mã hóa và loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ. Sau khi có tệp dữ liệu đã được mã hóa, tác giả đưa những đữ liệu này vào phần mềm SPSS (phiên bản 20) đề tiến hành phân tích kết quả.
42
Bước 6: Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
Từ kết quả phân tích được qua SPSS, tác giả tiền hành diễn giải và thảo luận về kết quả nhằm xác định lại các yếu t6 và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đó đến ý định tham gia BHYT TN của người dân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị đối với các cấp, ngành liên quan về giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của chính sách BHYT TN nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu s* Chọn mẫu
Dựa theo nghiên cứu cua Hair va cộng sự (2010), kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát trong mô hình: n=5*m (trong đó, n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình). Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 4 đến 5 lần số biến quan sát trong mô hình phân tích. Day là cỡ mẫu phù hợp cho các nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố
(Comrey, 1973 va Roger, 2006).
Trong nghiên cứu này, với số biến quan sát là 33 biến, kích thước mẫu được nghiên cứu sử dụng là 355 quan sát. Số lượng này đủ đảm bảo điều kiện về kích thước mẫu vì dựa trên nghiên cứu của Hair và cộng sự (2010), kích thước mau tối thiểu trong nghiên
cứu này là 33*5 = 165 quan sát.
Phương pháp chọn mẫu: dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, tác giả sử dụng phương pháp chon mẫu thuận tiện dé thu thập số liệu sơ cấp. Nghiên cứu tập trung khảo
sát người dân trên địa bàn xã Thúc Kháng và xã Tráng Liệt. Theo BHXH huyện Bình
Giang, đây là 2 xã hiện đang có tỷ lệ bao phủ BHYT khá thấp so với mặt băng chung toàn huyện, chỉ đạt lần lượt là 87% và 88%. Ngoài ra, tác giả khảo sát thêm người dân thị trấn Kẻ Sặt- khu vực có tình hình phát triển kinh tế xã hội khá tốt và người dân có
43
mức thu nhập cao hơn các xã trong huyện dé đánh giá thêm về những yếu tố liên quan đến nhân khẩu học có thé tác động đến ý định tham gia BHYT TN
s* Thu thập dữ liệu
e Đối tượng khảo sát: Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là người dân địa bàn huyện, đặc biệt nông dân chiếm (39.2%), lao động tự do (44.2%), người làm kinh doanh
(10.7%). Điều này phù hợp với yêu cầu của đối tượng khảo sát nghiên cứu.
e Thời gian tiến hành khảo sát: từ 02/2023- 04/2023
e Phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả gửi bang câu hỏi điện tử thông qua phương
tiện mang xã hội như Facebook, Zalo, Gmail và kết hợp điều tra trực tiếp.
e Thang đo: Nội dung hỏi chính trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn (1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 — Trung lập, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý).
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả thu về 360 phiếu trả lời. Các số liệu đã thu về được tác giả nhập vào phần mềm Microsoft Excel và loại bỏ 5 phiếu trả lời không đạt yêu cầu do có câu trả lời về mức độ cảm nhận các nhân tô trong mô hình chỉ là một phương án. Sau khi sàng lọc được 355 số phiếu hợp lệ, tác giả sử đụng phần mềm SPSS (phiên ban 20) dé làm cơ sở dit liệu phân tích các nhân tố, xác định độ tin cậy và thống
kê mô tả.
e Kiểm định độ tin cậy của thang do
Nghiên cứu sử dụng Cronbach’s Alpha trong SPSS 20.0 dé kiểm tra mức độ tin cậy của các biến quan sát trong nhóm yếu tố thuộc mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Mức độ tương quan của các biến quan sát trong thang đo càng chặt chẽ và mức độ tin cậy của thang đo càng cao thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được chạy riêng cho từng nhân tố độc
44
lập, sau đó đo lường mức độ tương quan giữa các biến trong cùng một nhân tô. Khi thực hiện kiểm định, mỗi nhân tố trong nghiên cứu được chấp nhận và tiếp sử dụng trong giai đoạn phân tích nhân tố khi đạt chi số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. Các chi số Cronbach’s Alpha của nhân tố được cho là sử dụng được nếu đạt mức từ 0.7 đến 0.8, còn nếu chỉ số này nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1 thì thang đo có độ tin cậy tốt (Hair, 1998). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha đạt trên 0.95 thì cần dé ý lại các biến quan sát do có khả năng trong các biến quan sát đó có tồn tại các biến trùng nhau về ý nghĩa, dẫn đến dữ liệu của 2 biến quan sát gần như là giống nhau, từ đó gây lên hiện tượng trùng lặp thang đo và điều này là không tốt cho nghiên cứu. Khi đó, biến thừa nên
được loại bỏ khỏi mô hình.
Bên cạnh đó, dé các biến quan sát có thé được đưa vào phân tích tiếp thì hệ số tương quan biến tông của từng biến phải đạt mức từ 0.3 trở lên (Nunnally. J, 1978). Các biến không đạt được điều kiện trên sẽ được coi là biến rác và cũng sẽ bị loại bỏ khỏi mô
hình.
e_ Phân tích nhân tô khám phá (EFA)
Phân tích nhân tô khám phá là một phương thức dùng dé rút gọn tập hợp rất nhiều biến quan sát thành một số lượng nhỏ các nhân tố có ý nghĩa. Trong nghiên cứu có thé thu thập được một sỐ lượng biến quan sát khá lớn và nếu số lượng này quá nhiều thì sẽ không thé đo lường hết được. Trong khi đó, có nhiều biến quan sát có thé có mối liên hệ với nhau, cùng thể hiện một tính chất nào đó. Bên cạnh việc rút gọn biến quan sát thì phân tích nhân tổ khám phá EFA còn giúp tác giả định hình lại thang đo. Trong phân tích EFA bao gồm tính hội tụ và tính phân biệt. Nhờ vào 2 tính chất này, tác giả có thể đánh giá thang đo xây dựng ban đầu đã hợp lý chưa?, có biến quan sát nào của nhóm này mà thực chất nên nằm ở nhóm khác không? hay có nhóm nhân tố nào mà thực chất các biến quan sát bên trong chưa thể hiện được tính chất của nhân tố mẹ không?
45
Trong phân tích nhân tố khám phá cần các tiêu chí dé đánh giá xem phân tích EFA có tốt hay không, các chỉ số này bao gồm:
VY Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): dùng dé xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 va 1) là điều kiện đủ dé cho thấy việc phân tích nhân tổ là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tổ có
khả năng không thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
* Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để kiểm tra sự tương quan của các biến quan sát trong nhân tô. Nếu kiểm định Bartlett cho giá trị sig < 0.05 thì có nghĩa các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Nếu kết quả cho giá trị sig > 0.05 thì không nên áp dung phân tích nhân tố cho các biến đang
xem Xét.
* Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): dùng dé đánh giá các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ liệu các nhân tố. Giá trị của tong phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên thì mô hình EFA là phù hợp.
Vv Eigenvalue: những nhân tố có Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân
tích, còn ngược lại thì sẽ bị loại bỏ.
Hệ số nhân té tai (Factor loading): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến quan sát và các nhân tố. Hệ số Factor loading càng cao thì mức độ tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Theo Hair và cộng sự (2010), hệ số này có giá trị từ 0.5 thì biến quan sát đạt chất lượng tốt và giá trị tối thiểu nên là 0.3.
© Phân tích tương quan - héi quy
> Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm kiểm tra mỗi quan hệ tuyến tính giữa chúng. Trong phân tích tương quan Pearson
46
cần dé ý đến 2 chỉ số đó là giá tri sig của mối quan hệ tương quan và giá trị R tương quan. Theo đó, giá trị sig của 1 mối tương quan < 0.05 với độ tin cậy 95% thì giữa cặp biến đó có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. Giá trị R tương quan dao động trong khoảng từ -1 đến 1. Nếu giá trị này càng tiến dần về 1 hoặc -1 thì mối quan hệ tuyến tính đó càng mạnh, còn nếu giá trị R càng tiễn dần về 0 thì tương quan tuyến tính
càng yêu.
Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập bởi vì với 33 biến quan sát mà tương quan như vậy có gây ra hiện tượng đa cộng tuyến và điều này làm ảnh hưởng
lớn đến kết quả phân tích hồi quy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
> Phân tích hồi quy bội
Trong nghiên cứu, tác giả có đặt ra các giả thuyết nghiên cứu, bằng việc sử dụng kết quả phân tích hồi quy, tác giả có thé kết luận được rằng sẽ bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết đó. Các chỉ số và tiêu chí đánh giá mô hình hồi quy trong nghiên cứu có tốt hay không bao gồm:
Y R? hiệu chỉnh: phản ánh mức độ giải thích biến phụ thuộc của các biến độc lập
trong mô hình hồi quy một cách tốt nhất. Giá trị này dao động từ 0 đến 1, cụ thê từ
0.5 đến 1 thì mô hình hồi quy là tốt và từ 0.5 trở xuống thì mô hình hồi quy là chưa tốt
Y Giá trị sig của kiểm định F dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
Nếu giá trị sig < 0.05 thì mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp với tập dit liệu và xử dụng được còn nếu sig > 0.05 thì sẽ không sử dụng được mô hình hồi quy này.
Y Trị số Durbin- Watson (DW): dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị của trị số này dao động từ 0 đến 4, cụ thé khi giá tri này tiến dần
về 0 thì các phan sai sô có tương quan thuận va sẽ có tương quan nghịch nêu giá trị
47
DW tiên dân về 4. Bên cạnh đó, nêu giá tri nay gân băng 2 thì các phan sai sô sẽ
không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.
e Phân tích ANOVA và kiểm định Independent Sample T- Test
Các phân tích ANOVA và kiểm định Independent Sample T- Test được thực hiện nhằm kiểm tra xem có sự khác biệt về trung bình về ý định tham gia BHYT TN đối với các giá trị khác nhau của một biến định tính (biến nhân khẩu học) hay không. Với các
biến định tính có từ 3 nhóm giá trị trở lên (độ tuổi, thu nhập, trình độ học vẫn) thì sử
dụng phân tích ANOVA còn với biến định tính chỉ với 2 giá trị (giới tính) thì kiểm định
Independent Sample T- Test sẽ phù hợp hơn.
Trước tiên, cần kiểm tra giá trị Sig của Levene Test để xác định xem rằng phương sai giữa các nhóm giá trị là đồng nhất hay không đồng nhất. Đối với phân tích ANOVA, nếu Sig Levene > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm giá tri là đồng nhất và sẽ sử dụng bảng kết quả ANOVA. Nếu giá trị Sig này < 0.05 thì phương sai giữa các nhóm giá trị là không đồng nhất và bảng kết qua Robust Test dé kết luận xem có sự khác biệt về trung bình hay không. Trong bang ANOVA, nếu giá trị Sig của kiểm định F < 0.05 thì có sự khác biệt trung bình và ngược lại. Đối với bảng Robust Test, nếu Sig của kiểm định Welch < 0.05 thì có sự khác biệt về trung bình và ngược lại.
Đối với kiểm định Independent Sample T- Test, nếu Sig Levene < 0.05 thì phương
sai giữa 2 nhóm giới tính là khác nhau, sử dụng giá trị Sig của T- Test ở hàng “Equal
variances not assumed” (Sig < 0.05 thì có sự khác biệt về ý định tham gia BHYT TN giữa nam và nữ, Sig > 0.05 thì không có sự khác biệt). Nếu Sig Levene > 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm giới tính là đồng nhất và sử dụng giá trị Sig của T- Test ở hàng “Equal
variances assumed” (Sig < 0.05 thì có sự khác biệt và ngược lại).
48
2.2.3. Thiết kế mô hình nghiên cứu 2.2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu.
Chuẩn chủ quan (Subjective Norms):
Chuan chủ quan là một yếu tô dự đoán ý định đã được thừa nhận trong lĩnh vực khoa học xã hội (Bianchi và cộng sự, 2018). Yếu tố này đề cập đến ảnh hưởng của áp lực xã hội bên ngoài lên cá nhân dé thực hiện hoặc không thực hiện hành vi (Hsu và cộng
sự, 2017; Norman va Conner, 2005). Chuan chu quan phan anh niềm tin của cá nhân đối với các thành viên gia đình, hàng xóm và bạn bè, những người cung cấp các tài liệu tham khảo và ví dụ quan trọng cho một cá nhân trong quá trình ra quyết định, gọi chung là ảnh
hưởng xã hội (Violeta Wilfred, 2020).
Uibinate cùng cộng sự (2013) nhận thấy rằng ảnh hưởng xã hội và ý định mua BHYT có mối quan hệ cùng chiều. Theo nhóm tác giả, một cá nhân có thê mua BHYT dé sao chép hành vi của những người khác cũng đang thực hiện hành vi đó. Họ cam thay sợ hãi khi biết gia đình, bạn bè và hàng xóm của mình chịu ảnh hưởng của các rủi ro khi không có BHYT và bắt đầu tin rằng sự bảo vệ của bảo hiểm là quan trọng và cần phải đạt được. Hơn nữa, họ có thể cảm thấy xấu hồ vì không sở hữu bat ky su bao vé nao sau khi biết rang những người khác được BHYT bảo vệ khỏi các rủi ro (Kunreuther va Pauly, 2005). Ngoài ra, theo nghiên cứu của Liu và cộng sự (2014), cá nhân có thêm kiến thức và kinh nghiệm về BHYT từ phương thức truyền miệng và cũng từ học tập quan sát từ những người xung quanh. Dựa theo cơ sở trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
H1: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiêu đến ý định tham gia BHYT TN của
người dân huyện Bình Giang
Tình trạng sức khỏe (Health Status):
Theo nghiên cứu của tác giả Olsen vào năm 2003, sự quan tâm đến một sản phẩm
hoặc dịch vụ có thê được xác định bởi ý thức vê sức khỏe và cuộc sông của người tiêu