4.1. Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu s* Nhóm yếu tố Kỳ vọng
Bảng 4.1: Thống kê mô tả yếu tố kỳ vọng
Tên biến Biến quan sát Giá trị
trung bình
SN5 Những người tôi quen đã và dang hưởng chế độ chi trả của 3.77
BHYT TN
SN3 Những người xung quanh tôi có tham gia BHYT TN 3.78
HC2 Với sự phát triển của các dịch vụ kỹ thuật cao, tôi e ngại 3.82 rằng chi phi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong tương
lai sẽ trở lên dat đỏ hơn
S4 Gia đình,bạn bè,người quen của tôi ủng hộ, khuyến khích 3.60
tôi tham gia BHYT TN
HCI Giá dich vụ y tế, chi phi KCB theo yêu cầu hiện nay đang ở 3.65
mức cao.
HC3 | Tôi thay rang KCB băng thẻ BHYT TN giúp tôi tiết kiệm 3.51
nhiêu chi phí hơn so với đi khám bệnh không có bảo hiêm.
SN2 Chính quyền địa phương vận động tôi tham gia BHYT TN 3.63 HS4 Tôi nghĩ rằng trong tương lai tình trạng sức khỏe của mình 3.51
sẽ giảm sút.
HS6 Tôi cho rang việc sử dung dịch vụ chăm sóc dựa trên BHYT 3.23
TN sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tôi
HC4 | Tôi không thể chi trả cho dịch vụ chăm sóc mà tôi cần nếu 3.16
không có thẻ BHYT.
(Nguôn: Kết quả phân tích dữ liệu qua điêu tra của tác giả)
96
Quyét định tham gia và sử dụng BHYT TN bị tác động mạnh mẽ bởi ky vọng của cá nhân và xã hội đối với sức khỏe và tài chính. Nhiều người e ngại rang chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong tương lai sẽ trở lên đắt đỏ hơn và nghĩ rằng trong tương
lai tình trạng sức khỏe của mình sẽ giảm sút. Do đó các cá nhân và gia đình của họ kỳ
vọng việc tham gia BHYT TN sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, tài chính. Để gia tăng ý định tham gia/ tiếp tục tham gia của người dân thông qua yếu tô “Kỳ vọng”, tác giả thảo luận
sâu thêm vân đê và đê xuât một sô hàm ý quản tri như sau:
e Đổi với van dé kỳ vọng về bảo vệ tài chính
Tại hội nghị tập huấn về chính sách BHXH, BHYT tổ chức ở TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) vào sáng 1/6/2022, Phó Tổng Giám đốc BHXH- Ông Phạm Lương Sơn cho biết, khó khăn trong bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT là tỷ lệ chi phí người bệnh phải tự trả từ tiền túi còn cao và người bệnh BHYT phải chi tra chi phí chênh lệch giá dịch vụ y tế rất khác nhau khi đi KCB. Theo ông, vẫn còn 45-50% mức chỉ phí mà người dân phải chi trả bằng tiền túi, thậm chí cao hơn và chính điều này làm cho chính sách BHYT của chúng ta kém hấp dẫn
Bà Nguyễn Thị Kim Phương- chuyên gia tài chính y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hội thảo “Cơ chế tài chính nhằm tăng cường tiếp cận các giải pháp công nghệ mới trong chăm sóc sức khỏe” tổ chức ngày 6/4/2021 cho rằng, chỉ tiêu y tế từ tiền túi người dân Việt Nam cao do nhiều lý do nhưng đặc biệt cần xem xét về mức độ hợp lý của việc sử dung dịch vụ tại các cơ sở y tế. Ví dụ như mọi xét nghiệm được các cơ sở y tế chỉ định có cần thiết không, ngày nam viện có bị kéo dai quá không và bệnh nhân có bị cho nhiều thuốc hơn thực tế bệnh không?
Phát biểu tại Hội nghị “Triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất va theo nhóm chan đoán liên quan (DRG)” ngày 1/7/2020, GS.
TS. Nguyễn Thanh Long, Cực Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết: có 3 phương thức thanh toán chi phí KCB bao gồm thanh toán theo giá dịch vụ, thanh toán theo định
97
suất và thanh toán theo trường hợp bệnh. Thực tế tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng phương thức thanh toán theo giá dịch vụ là chủ yếu. Việc kiểm soát chi phí đối với phương thức thanh toán theo giá dịch vụ là rất khó khăn do bản chất của phương thức này dễ dẫn đến việc cung ứng dịch vụ quá mức cần thiết, cung ứng càng nhiều thì sẽ càng có lợi, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện đang thực hiện cơ chế tự chủ như hiện nay. Điều nay dé dẫn đến nguy cơ mat cân đối thu — chi quỹ BHYT, khó kiểm soát được chi phí va gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Theo Thông tư 09 và 41, từ năm 2009 đến 2015, các cơ sở KCB tuyến huyện cũng đã được triển khai phương thức thanh toán theo định suất. Phương thức này đã tạo sự chủ động trong van dé tự chủ tài chính ở các bệnh viện, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí BHYT. Tuy nhiên, tại hội thảo trực tuyến “Trao đổi kinh nghiệm quốc tế hỗ trợ Việt Nam chuyền đổi sang thanh toán theo nhóm chân đoán (DRG)” ngày 4/5/2021, Giám đốc Trung tâm giám
định BHYT và thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) Dương Tuấn Đức đã chỉ ra một
trong những khó khăn của Việt Nam hiện nay khi triển khai DRG là xây dựng hệ số điều chỉnh. Theo ông, tại Việt Nam, hệ thống cơ sở KCB cung cấp dịch vu KCB nội trú trải từ tuyến cơ sở đến trung ương và cùng với một nhóm chuẩn đoán, thì mức chi phí rất
khác biệt, có sự chênh lệch lớn thậm chí tại cùng một hạng bệnh viện. Do đó, các thử
nghiệm về cách tính hệ số đã được nhóm chuyên gia nghiên cứu về phương thức thanh toán này đều chưa thỏa mãn yêu cầu của từng nhóm cơ sở y tế. Van dé thứ hai là Việt Nam chưa thực hiện việc hạch toán chi phí dé làm cơ sở xây dựng mức thanh toán cơ bản. Do còn thiếu quy trình, hướng dẫn điều trị nên rất khó tính toán chi phí cụ thé phát
sinh trên từng quy trình điều trị.
Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị các cấp, ngành liên quan cần tập trung ưu tiên nghiên cứu các chỉ số có thé tính toán và mang lại lợi ích. Các chỉ số ưu tiên bao gồm:
phát triển báo cáo chất lượng mã hóa tự động, giám sát chỉ định nhập viện không phù
98
hop,... Sau khi các thuật toán phân nhóm DRG và hệ thống thanh toán được phê duyệt, có thé tập trung vào việc tính toán các tham số thanh toán DRG co bản, phát triển các chỉ số dé thúc đây chuyền đổi sang thanh toán DRG. Nếu thực hiện triển khai sâu rộng và hiệu quả phương thức thanh toán DRG thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân 1 cách tốt nhất, tránh được tình trạng chi tiền túi quá nhiều do có thê cắt giảm được một số dịch
vụ y tế và thời gian nằm bệnh không cần thiết.
Ngoài ra, ngày 15/5/2018, tại cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) với chủ đề Cơ chế tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng đến bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHG) tại Việt Nam, đại diện WHO đã đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần tăng số chi từ quỹ BHYT cho y tế tuyến xã dé đạt 20% và tuyến huyện đạt 30%. Do vậy, BHXH Việt Nam cần tiếp tục tăng định mức phân bổ kinh phí và tăng tỷ trọng chi của quỹ BHYT cho KCB BHYT tại tuyến huyện và đặc biệt là trạm y tế xã thông qua việc
mở rộng danh mục thanh toán BHYT.
Đặc biệt, trước van đề chi phí người bệnh phải tự trả từ tiền túi còn cao, một số nước đã áp dụng chính sách hỗ trợ cụ thể để bảo vệ người bệnh khỏi những rủi ro tài chính. Chang hạn, ở Nhật Bản, mọi người dân tham gia BHYT đều có mức đồng chỉ trả 30% chi phí KCB, ngoại trừ người từ 72 tuổi trở lên chỉ phải đồng chỉ trả 10% và trẻ em đồng chỉ trả 1% cho các khoản thanh toán vượt quá ngưỡng BHYT chỉ trả theo quy định.
Tuy nhiên, năm 2006, Bộ Y tế Nhật đã ban hành chỉ thị quy định phạm vi hỗ trợ chi trả
khi vượt qua ngưỡng BHYT nhà nước chi trả. Theo đó, người bệnh không phải trả thêm
hoặc chỉ trả thêm 1% chi phí đồng chi trả nếu mức đồng chi trả KCB BHYT hàng tháng đã lên đến một ngưỡng nhất định. Ngưỡng này thay đổi tùy theo độ tuổi và thu nhập của người đăng ký. Ví dụ: mức đồng chi trả 30% chi phí KCB BHYT tối đa hàng tháng cho những người dưới 70 tuổi có thu nhập khiêm tốn là 80.100 JPY (801 USD), nếu vượt quá ngưỡng này thì tỷ lệ đồng chỉ trả 1% được áp dụng. Những người có thu nhập thấp
sẽ không phải trả quá 35.400 JPY (354 USD) một tháng. Tại Việt Nam hiện nay đã có
99
các quy định về mức thanh toán tối đa đối với chi phi KCB được cơ quan BHXH chi trả nhưng chưa có mức đồng chi trả tối đa cho người tham gia BHYT.
Cùng về van đề đồng chi trả ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đối b6 sung năm 2014, người bệnh sẽ được hưởng 100% chi phi KCB và không phải cùng chi trả chi phí khi họ có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ những trường hợp KCB không đúng tuyến. Theo công thông tin điện tử Chính phủ (2023), mức lương
cơ sở từ ngày 01/01/2023 - 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, ngoài việc tham gia BHYT liên tục trong 5 năm và KCB đúng tuyến thì hiện tại, để được miễn cùng chỉ trả chi phi KCB, người bệnh phải có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6* 1.490.000=
8.940.000 đồng. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện về mức cùng chi trả trong năm của người tham gia BHYT cũng tăng lên, cụ thể phải lớn hơn 6*1.800.000= 10.800.000 đồng. Đây là số tiền tương đối
lớn mà người dân có thé phải chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe y tế trong 1 năm dé có thể hưởng lợi ích từ việc tham gia BHYT liên tục trong 5 năm. Do đó, chi phí cơ hội đối với người tham gia là khá lớn, đặc biệt còn ảnh hưởng tiêu cực đối với những người nông dân có thu nhập thấp và thu nhập không phụ thuộc vào mức lương cơ sở.
Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị Chính phủ và các cấp ngành liên quan cần quy định mức trần cho việc đồng chỉ trả chi phí KCB bằng thẻ BHYT của người bệnh, giúp họ tránh khỏi nguy cơ phải đối mặt với những chi phí y tế quá lớn và nguy cơ ban cùng hóa. Hơn thế nữa, Chính phủ cần xem xét và có những điều chỉnh về điều kiện hỗ trợ
cho người tham gia BHYT 5 năm liên tiếp. Những điều chỉnh này cần cân đối hợp lý và đặc biệt hướng đến lợi ích, khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng theo thu nhập dé từ đó đảm bảo bền vững độ bao phủ BHYT, hướng đến BHYT toàn dân.
100
e Đổi với van dé kỳ vọng về cải thiện sức khỏe
Những người tham gia BHYT TN thường cảm nhận rằng trong tương lai tình trạng sức khỏe của họ sẽ giảm sút và kỳ vọng rằng việc sử dụng dịch vụ chăm sóc dựa trên BHYT TN sẽ giúp cải thiện sức khỏe của họ. Trong mạng lưới y tế công lập, trạm y tế xã, thị trấn là những đơn vi có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho người dân tại khu vực dân cư, là nơi đầu tiên người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế khi có nhu cầu KCB. Do đó, chất lượng KCB tại các trạm y tế xã là yếu tố quan trọng dé đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân hiện nay còn chưa lo ngại về hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe bằng thẻ BHYT TN tại các phòng khám, trạm y tế xã- nơi mà còn tôn tại nhiều hạn chế về nhân lực chuyên môn và kỹ thuật y tế. Do đó, để người dân yên tâm tham gia/tiếp tục tham gia,
tác giả đưa ra một vài khuyên nghị cho vân đê trên như sau:
e Huyện Binh Giang cần tập trung nghiên cứu những chính sách thu hút nhân lực về làm việc ở các trạm y té phuong, x4, thi tran dé dat được chỉ tiêu 60% các trạm y té xã, thị tran có bác sĩ công tác thường xuyên theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023 của Hội đồng nhân dân Huyện Bình Giang khóa XX, kỳ họp thứ 6. Các trung tâm y tế có thé ký giấy xác nhận thực hành cho bác sĩ mới ra trường dé làm chứng chỉ hành
nghề. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách để bác sĩ có tay nghề cao về làm việc ở
trạm y tế. Từ đó, trạm y tế có thé phát huy hơn vai trò trong KCB. Ngoài ra, tỉnh Hải Dương cần xây dựng, triển khai kế hoạch luân chuyển bác sĩ ở các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cho y tế cơ sở và tao điều kiện cho các bác sĩ của y tẾ co SỞ cũng được chuyên
lên bệnh viện tuyến trên dé học tập kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.
e Các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bình Giang cần được đầu tư thêm và nâng cấp trang thiết bi KCB dé người dân có co hội tiếp cận và được phục vụ nhiều kỹ thuật y tế ngay tại trạm y tế như siêu âm, điện tim, các kỹ thuật về y học cô truyén..., ma không phải đến các bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT trong
101
điều trị bệnh không lây nhiễm tai các trạm y tế xã cũng cần được xem xét mở rộng dé
tăng cường phục vụ KCB cho người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.
* Nhóm yếu tố chất lượng dịch vụ
Theo kết quả thống kê mô tả Chất lượng dịch vụ trình bày tại bảng 3.5, đa số người dân dù có tham gia BHYT TN hay chưa tham gia đều cho rằng chất lượng dịch vụ KCB bằng thẻ BHYT TN là chưa tốt. Đặc biệt, thuốc trong danh mục BHYT TN được người
dân đánh giá là chưa phục vụ đầy đủ. Cùng ý kiến đó, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, trả lời chất van của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thi Kim Bé, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thừa nhận rằng có tình trạng các bệnh nhân chữa bệnh bằng BHYT nhưng
vân phải ra hiệu thuôc mua theo đơn của bac sĩ điêu tri.
Đề đảm bảo quyền lợi cho người bệnh tham gia BHYT TN, BHXH Việt Nam cần tăng cường giám sát, đề nghị BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH huyện Bình Giang phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở KCB đề đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT. Liên quan đến đấu thầu mua sắm và cung ứng thuốc trong danh mục BHYT, BHXH Việt Nam cần tiếp tục đề nghị các don vi theo dõi tiễn độ dau thầu thuốc của từng gói thầu tập trung, đấu thầu bổ sung tại Sở Y tế, các cơ sở KCB để kịp thời có ý kiến, tránh tình trạng chậm đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ điều trị và phát sinh việc mua sắm thuốc không đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần tham gia có hiệu quả vào quá trình lựa chọn nhà thầu đủ năng lực cung ứng thuốc đảm bảo chất
lượng, tiết kiệm và đáp ứng yêu cầu điều trị theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Ngoài ra có thé triển khai mở rộng, tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận các cơ sở BHYT để tạo thuận lợi cho người dân. Ví dụ, một số bệnh không lây nhiễm sau này có thể triển khai việc người dân đến các hiệu thuốc nhận thuốc cấp phát qua BHYT, điều này góp phần tăng tính tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế và BHYT.
Ngoài vân đê vê danh mục thuôc chưa được phục vụ đây đủ, người dân còn chưa
hài lòng về chất lượng KCB dựa trên thẻ BHYT do các thủ tục hành chính chưa thật sự
102
nhanh gọn. Trước vân đê này, tác gia đưa ra một sô khuyên nghị sau:
e Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT TN khi đi
khám, chữa bệnh. Đặc biệt cần tiếp tục chú trọng, đây mạnh triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng thẻ căn cước công dân gắn chip thay cho thẻ BHYT sẽ dem lại nhiều tiện ích cho người dân vì tiết kiệm được thời gian làm thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh, không phải xuất trình thẻ BHYT giấy, không phải làm thủ tục xin cấp lại trong trường hợp mất hoặc thẻ rách, hỏng, hết hạn.
e Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong các co sở KCB trên địa
bàn huyện Bình Giang cần được chú trọng đây mạnh như tích cực áp dụng việc phát số tự động, thông báo trên bảng điện tử và cần bố trí đủ nhân lực khám bệnh vào thời gian cao điểm nhằm giảm thời gian chờ của người bệnh ở tất cả các khâu khám bệnh, xét
nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện, ra viện, thanh toán viện phí BHYT.
+ Nhóm yêu tô Kiên thức về bảo hiêm
Kết quả thống kê mô tả thang đo Kiến thức về bảo hiểm tại Bảng 3.4 cho thấy, người dân chưa có nhiều hiểu biết, kiến thức về bảo hiểm. Đặc biệt là hiện nay bảo hiểm thương mại phát triển với nhiều loại hình bảo hiểm nhân thọ đa dạng trong đó có cả loại hình hỗ trợ chi phí KCB khi người tham gia bảo hiểm nhân thọ mua thêm kèm theo. Các công ty bảo hiểm thương mại liên kết với một số bệnh viện tư nhân lớn như bệnh viện Hồng Ngọc, Medlatec hoặc 1 vài bệnh viện tuyến Trung ương như bệnh viện Nhi Trung ương dé thực hiện dịch vụ KCB cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ có mua kèm theo gói KCB dé quảng bá, thu hút khách hàng. Người dân chưa nhận thức rõ ràng về 2 loại hình bảo hiểm thương mại và BHYT an sinh xã hội của nhà nước mà chỉ nhìn phiến diện một mặt nào đó đề so sánh, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ người tham gia BHYT TN. Dé nâng cao nhận thức của người dân về các loại bảo hiểm, cũng như năm rõ được những quy định, quyên lợi được hưởng khi tham gia BHYT TN thì công tác truyền thông cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn.