2.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vần dé
và mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết và
lựa chọn phương pháp nghiên cứu
|)
Bước 3: Thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát
J
Bước 4: Phân tích kết quả
|
Bước 5: Đề xuất chính sách
tạo động lực
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
(Nguôn: Tác giả dé xuất) Về nội dung, quy trình nghiên cứu của tác giả được thé hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn dé và mục tiêu nghiên cứu
Thu thập thông tin từ phía Ngân hàng và một số thông tin thứ cấp khác có liên quan đến Ngân hàng nói chung và vấn đề nhân sự nói riêng. Phân tích và nghiên cứu
những thông tin này nhăm xác định vân đê cân nghiên cứu và xây dung cơ sở, giúp
34
ích cho quá trình xác định mục tiêu nghiên cứu. Tiếp theo, tổng hợp và nghiên cứu các lý thuyết của học giả nước ngoài trong và ngoài nước về vấn đề lựa chọn nghiên cứu, chọn lọc dé xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Sau một thời gian nghiên cứu và phân tích các thông tin về GPBank Đông Đô, tác giả xác định van đề nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động tại GPBank Đông Đô còn nhiều bat cập nên lựa chọn nghiên cứu về dé tài này. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 là công đoạn đầu tiên của quá trình
nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành xây dựng khung lý thuyết cho luận văn của mình dựa trên các nghiên cứu học thuyết của các tác giả đi trước.
Luận văn được tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:
+ Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành tông hợp dữ liệu từ các nguồn tài liệu nội bộ của GPBank Đông Đô như: Quy chế quản lý cán bộ, quy chế nội quy lao động, bộ chỉ tiêu chấm điểm, đánh giá cán bộ, bản mô tả các vị trí công việc, quy định về tiền lương, các công văn chi thưởng, các báo cáo nhân sự định kỳ, các báo cáo kết qua
kinh doanh.
+ Nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành điều tra bang bảng hỏi đối với toàn
bộ CBNV đang làm việc tai GPBank Đông Đô.
Bước 3: Thiết kế bảng hỏi và tiễn hành khảo sát
- Tác giả đã tiến hành xin ý kiến một số chuyên gia, các lãnh đạo phòng ban khác nhau của GPBank Đông Đô. Từ những ý kiến đó, tác giả đã tiễn hành thiết kế và
hoàn thiện bảng hỏi nghiên cứu.
- Tiến hành khảo sát: Bảng hỏi sẽ được in ra dưới dạng văn bản và được gửi tới Phòng Tổ chức hành chính GPBank Đông Đô để chuyển tới tay từng cán bộ nhân viên chỉ nhánh. Đối với những cán bộ nhân viên đi công tác, hoặc không nhận được trực tiếp văn bản bảng hỏi, tác giả sẽ gửi bảng hỏi qua email của họ dé phỏng van.
Sau khi cán bộ trả lời bảng hỏi, tác giả sẽ thông qua Phòng Tổ chức Hành chính GPBank Đông Đô để thu lại bảng hỏi. Tất cả bảng hỏi sẽ được tập trung và tác giả tiễn hành phân tích thông tin dựa trên phương pháp thống kê bảng biéu dé làm rõ mức
35
độ quan trọng của từng nhu cầu của cán bộ nhân viên đối với các biện pháp, chế độ,
chính sách tạo động lực làm việc tại GPBank Đông Đô.
Bước 4: Phân tích các kết quả
- Sau khi các CBNV của GPBank Đông Đô trả lời xong Bảng hỏi, tác giả thu lại
và tong hop thông tin đã khảo sát về thực trạng tạo động lực tại đây.
- Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả tiễn hành phân tích, đánh giá thực trạng tạo
động lực lao động cho CBNV của GPBank Đông Đô.
Bước 5: Đề xuất chính sách tạo động lực
Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tạo động lực lao động cho
CBNV của GPBank Đông Đô.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các kênh, cụ thể như sau:
* Nghiên cứu tài liệu của ngân hàng như: Quy chế quản lý cán bộ, quy chế nội quy lao động, bộ chỉ tiêu chấm điểm, đánh giá cán bộ, bản mô tả các vị trí công việc, quy định về tiền lương, các công văn chi thưởng, các báo cáo nhân sự định kỳ, các báo cáo kết quả kinh doanh.
* Nghiên cứu tài liệu bên ngoài như: Các công trình nghiên cứu luận văn, luận
án về lĩnh vực tạo động lực cho người lao động làm việc của tác giả đi trước đã công bố;
các tài liệu từ sách, các bài viết đăng trên báo và các trang tạp chí lớn; nguồn tài liệu trên mạng internet; Các đữ liệu từ Tổng cục thống kế về tình hình phát triển kinh tế đất
nước...
Từ những dữ liệu thứ cấp đó, tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu có chọn lọc đặc biệt, cần thiết là phương pháp nghiên cứu, những thông tin bé ích cho luận văn và
khung phân tích.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.2.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra bảng câu hỏi
Phương pháp điều tra băng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bang hỏi in sẵn. Người được hỏi
trả lời ý kiên của mình băng cách đánh dâu vào các 6 tương ứng theo một quy ước
36
nào đó. Người phỏng vấn có thê thuyết phục đối tượng trả lời.
GPBank Đông Đô hiện có 110 cán bộ nhân viên đang công tác, trong đó 93%
cán bộ có trình độ đại học và 7% cán bộ có trình độ trên đại học. Trong đó, phần lớn người lao động có thâm niên công tác lâu năm trong ngành ngân hàng, điều đó đóng góp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh Đông Đô trong giai đoạn
hiện nay.
a) Quy trình điều tra bằng bảng hồi
Xây đựng bảng hỏi khảo sắt
Phong van thir
Hình 2.2. Quy trình cơ bản thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Bước 1: Xây dung bang hỏi khảo sát
Khi xây dựng bảng hỏi khảo sát, cần đảm bảo các câu hỏi đưa ra đều phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu và giúp giải đáp được câu hỏi nghiên cứu đặt ra và thu được
dữ liệu phù hợp về tạo động lực lao động của Ngân hàng. Các câu hỏi trong bảng hỏi cần đơn giản, dé hiéu, tránh trường hop đưa ra những câu hỏi thừa hoặc thiếu dữ liệu.
Bước 2: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Khi xây dựng bảng câu hỏi, sẽ dé gặp các trường hợp câu hỏi tôi nghĩa, nhiều
37
nghĩa, khó hiểu hoặc dé gây hiểu nham..., để tránh những lỗi trên, tác giả tiến hành khảo sát và tham vấn như sau:
- Phỏng vấn thử một số đối tượng mục tiêu trước, sau đó xin ý kiến các đối tượng này về mức độ phù hợp của nội dung phỏng van, qua đó tông hop, sàng lọc những nội dung chưa phù hợp dé loại bỏ
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình xây dựng bảng hỏi, số lượng câu hỏi, nội dung, trình tự sắp xếp câu hỏi...nhằm hoàn thiện bảng hỏi và thu được kết quả tốt nhất cho việc nghiên cứu đề tài.
Bước 3: Điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi
Sau khi thực hiện phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả sẽ sàng lọc các nội dung chưa phù hợp với mục đích nghiên cứu trong bảng hỏi và tiến hành điều chỉnh bảng hỏi, cụ thé như sau:
- Loại bỏ những câu hỏi chưa phù hợp
- Đối với những câu hỏi khó hiểu, chưa rõ ràng: viết lại câu hỏi cho dễ hiểu, sử
dụng câu từ chính xác với mục đích của người hỏi
- Bồ sung những câu hỏi còn thiếu cho đủ nội dung
- Sắp xếp thứ tự câu hỏi cho phù hợp, đi theo từng nhóm nội dung, hết nhóm nội dung này chuyên nhóm nội dung khác để không gây rối dit liệu cho người được phỏng van.
Sau đó, rà soát lại lần cuối, chỉnh sửa hoàn thiện về nội dung và hình thức bảng hỏi để đưa ra bảng hỏi hoàn thiện.
Bước 4: Thực hiện điều tra
Khi hoàn thiện bang câu hỏi, tác giả tiễn hành khảo sát.
Tác giả gửi bảng hỏi cho Phòng TCHC — GPBank Đông Đô và thông qua P.
TCHC gửi đến từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh và đề nghị họ trả lời. Hình thức này sẽ giúp tiếp cận được 100% cán bộ nhân viên, giúp tiết kiệm thời gian so với việc gặp trực tiếp từng cán bộ dé chuyên bang hỏi. Tuy nhiên, kết quả nhận được sẽ không cao do không phải 100% cán bộ đều trả lời hoặc trả lời với những thông tin không đáng
tin cậy do tính chất công việc của cán bộ rất bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc
khảo sát hoặc cán bộ chưa hiệu rõ nội dung câu hỏi. Sau khi thu vê kêt quả khảo sát, tác
38
giả sẽ thống kê số lượng đáp án của từng câu hỏi, phân tích chỉ tiết những đáp án đó và đưa ra kết luận về thực trạng tạo động lực làm việc hiện tại tại GPBank Đông Đô: cán bộ có động lực làm việc hay không, yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của họ, giải pháp tạo động lực phù hợp là gì? Kết quả khảo sát này sẽ được sử dụng trong Chương 3 về phân tích, đánh giá về thực trạng tạo động lực làm việc hiện tại tại
GPBank Đông Đô.
b) Kết cấu bảng hỏi
- Thiết kế bảng câu hỏi: Trong bảng hỏi, các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự logic, nội dung câu hỏi phải gắn liền với tình hình tạo động lực lao động tại GPBank Đông Đô và phải khai thác được đầy đủ các thông tin về các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, nham tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, những mặt còn hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 44 câu hỏi, chia làm 2 phần:
Phan A: gồm 04 câu hỏi, dé khai thác thông tin cá nhân người khảo sát: độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo và thâm niên công tác tại các tô chức tín dụng. Đây là thang đo danh xưng để phân loại cán bộ và đánh giá sự khác nhau giữa các nhóm khảo sát
về tạo động lực làm việc tại ngân hàng.
Phan B: gồm 02 câu hỏi lớn, trong đó câu hỏi 1 nhằm xác định nhu cầu và mức độ hai lòng đối với công việc của người lao động, câu hỏi 2 nhằm xác định thái độ của người lao động đối với công việc, các chính sách tài chính, các chính sách phi tài chính nhằm làm rõ hơn thực trạng tạo động lực làm việc hiện tại của Ngân hàng và các yếu tô ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Câu hỏi 1 bao gồm 10 câu hỏi về nhu cầu và sự đánh giá mức độ những nhu cầu
đó của người lao động trong công việc.
Câu hỏi 2 bao gồm các mảng nội dung sau:
Mức độ hài lòng với công việc, gồm 01 câu hỏi Chế độ lương và phụ cấp, gồm 06 câu hỏi
Chế độ thưởng, gồm 07 câu hỏi Chế độ phúc lợi, gồm 06 câu hỏi
Phân công, bo tri công việc, gom 04 câu hỏi
39
Đào tạo và phát triển, gồm 07 câu hỏi
Môi trường và diéu kiện làm việc, gồm 08 câu hỏi Đánh giá, xếp loại nhân viên, gồm 05 câu hỏi
c) Quy mô mẫu
Phương pháp này đòi hỏi thực hiện 3 công việc: Lựa chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi và phân tích xử lý các kết quả thu được. Chọn mẫu: với số phiếu phát ra là 92 phiếu cho các nhân viên GPBank Đông Đô.
Việc chọn mẫu phải đảm bảo vừa mang tính ngẫu nhiên vừa mang tính đại diện,
tránh chọn theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu. GPBank Đông Đô hiện có 110 cán bộ nhân viên đang làm việc, trong đó có 18 lãnh đạo quản lý và 92 cán bộ
nhân viên. Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấp nhân viên nên tác giả phát phiếu khảo sát cho cán bộ nhân viên. Do đó, số phiếu phát ra là 92 phiếu, số phiếu thu về là 91 và số phiếu hợp lệ là 89 phiếu.
Dữ liệu khảo sát là nhân viên GPBank Đông Đô thuộc tất cả các Phòng/Ban
đang làm việc tại GPBank Đông Đô.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vẫn
Phương pháp phỏng van là cách thu thập thông tin thông qua cách thức hỏi — trả lời giữa người phỏng van và người cung cấp thông tin theo một bang hỏi được chuẩn bị từ trước, người phỏng vẫn sẽ nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khải sát, sau đó sẽ ghi nhận câu trả lời vào phiếu điều tra. Đầu tiên cần chọn đối tượng phỏng vắn, có thê là những người am hiểu hoặc ít am hiểu về nội dung phỏng vấn nham thu được nhiều ý kiến đa dang từ các góc nhìn khác nhau của các đối tượng được phỏng van. Đối với mỗi đối tượng, cần phân tích tâm lý của họ và chuẩn bị những cách tiếp cận phù hợp.
Ví dụ, với nhóm đối tượng am hiểu về nội dung phỏng van, cách tiếp cận thường dễ dàng và câu trả lời của họ thường có độ chính xác cao, ngược lại với nhóm đối tượng ít hiểu biết thường khó tiếp cận hơn và kết quả thu được độ chính xác không cao, nhưng giúp người hỏi có nhiều thông tin phong phú từ các góc nhìn của họ.
Trong luận văn này, tác giả tiến hành phỏng vấn 03 cán bộ đại diện đội ngũ lãnh đạo chi nhánh GPBank Đông Đô (Phó Giám đốc, Trưởng phòng KTTC&KQ, Trưởng phòng Kinh doanh) về các chính sách, chế độ, giải pháp tạo động lực làm việc hiện tại
40
cho nhân viên và một số những định hướng về công tác tạo động lực trong tương lai.
Nhóm cán bộ này quản lý trực tiếp các các cán bộ nhân viên trong chi nhánh, do đó họ nắm bắt được thực tế động lực làm việc của cán bộ nhân viên, những thành tự chi nhánh đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả quan sát và phân tích tâm lý người được hỏi dé đánh giá mức độ xác thực của câu trả lời.
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
* Phương pháp so sánh tổng hợp
Là phương pháp tông hợp và so sánh các số liệu kinh doanh, số lượng lao động, mức lương, thưởng... nhằm đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc đối với người
lao động tại GPBank Đông Đô.
* Phương pháp thống kê bảng biểu
Là phương pháp thu thập các thông tin định lượng từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả điều tra, khảo sát. Người nghiên cứu không thể sử dụng số liệu điều tra nguyên bản vào tài liệu nghiên cứu, mà cần sắp xếp theo thứ tự logic dé thé hiện sự liên quan của các số liệu. Dé làm được điều này, nên thé hiện số liệu dưới dạng bảng số liệu, biéu đồ, đồ thị. Qua đó, sẽ dễ dàng nhận thấy sự liên quan giữa các số liệu, các biến động về lợi nhuận kinh doanh, số lượng lao động, mức lương thưởng...ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động tại GPBank Đông Đô.
* Phương pháp phân tích
Phân tích thống kê được sử dung dé thống kê các dit liệu đã thu thập được thông qua Bảng hỏi dé phân tích va đưa ra các kết luận dựa trên khung lý thuyết. Các bước thực hiện của phân tích thống kê gồm:
- Sắp xếp các dữ liệu thô đã thu thập được từ quá trình khảo sát điều tra dé dua vào bảng tính. Dữ liệu thô chưa đủ điều kiện để phân tích, do đó cần sắp xếp theo thứ tự các bước thông kê như lập bảng, lập dãy...
- Lựa chọn phương pháp phân tích đữ liệu: Trong quá trình phân tích cần kết hợp những phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng để làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn, những vấn đề về giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên tại GPBank Đông Đô. Dé lựa chọn được phương pháp phân tích hợp lý, các
41
nhà nghiên cứu cần phải trả lời các câu hỏi: Những kết quả có ý nghĩa gì về mặt thống kê? Liệu các kết quả có xuất hiện một cách ngẫu nhiên do việc chỉ sử dụng một mẫu duy nhất không?
- So sánh dữ liệu: Được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng chính
sách tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên GPBank Đông Đô so với những nội
dung và tiêu chí đã đề ra, đồng thời so sánh với những Ngân hàng khác cùng ngành về
chính sách tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên mà họ đã và đang áp dụng cho
tổ chức tín dụng của mình.
Căn cứ những kết quả khảo sát điều tra thu được, tác giả tiến hành so sánh các dữ liệu với nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng giữa các dữ liệu dé có thé đưa ra kết luận chính xác và khách quan nhất trong luận văn.
42