THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực làm việc tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô (Trang 53 - 111)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tổng quan về GPBank

Ngày 7/7/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức chuyển đổi mô

hình hoạt động thành Ngân Hàng Thương Mại Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành

Viên Dầu Khí Toàn Cầu

Địa chỉ liên hệ

Hội sở: Số 109 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 37 345 345 Fax: 04. 37 263 999

Hệ thống mạng lưới

Mạng lưới kinh doanh của GPBank không ngừng được mở rộng với 01 Hội sở

chính va gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ

hơn 1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Trong thời gian tới,

GPBank sẽ tiếp tục phát triển mang lưới nhằm đưa các dich vụ tài chính - ngân hang chất lượng cao đến gần hơn với khách hàng.

Sản phẩm - dịch vụ

GPBank cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng tầm cỡ quốc tế như: tiết kiệm - tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ tài chính - du học, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyền tiền, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking... và nhiều dịch vụ ngân hàng khác dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhằm tối đa hóa lợi ích của khách hàng.

44

Đội ngũ cán bộ nhân viên

GPBank hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học và nguồn

lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện nay, trên 97% cán bộ nhân viên của GPBank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.

Ưu thé công nghệ

Hiện đại hoá hệ thống Công nghệ thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu của GPBank nhằm tăng sức cạnh tranh và hơn thế là mang lại cho khách hàng những dịch vụ và tiện ích ngân hàng hàng đầu. GPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của

hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây, giúp cho

ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.

Ngân hàng TM TNHH MTV Dau Khí Toàn Cầu - Chi nhánh Đông Đô (GPBank Đông Đô) được thành lập năm 2009, Giấy đăng ký kinh doanh số 2700113651-011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/05/2009, thay đôi đăng ký lần thứ 7 ngày 06/07/2021.

La Don vị trực thuộc Ngân hàng TM TNHH MTV Dau Khí Toàn Cầu, Chi

nhánh Đông Đô là một trong 5 chi nhánh lớn trên địa bàn Hà Nội.

3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong ngành tài chính hiện tại, GPBank

Đông Đô luôn không nhừng đổi mới, phát triển, cải thiện chất lượng các sản phâm dịch vụ. Qua nhiều năm hoạt động, GPBank Đông Đô đã đạt được những kết quả kinh doanh nhất định, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2020 — 2022

như sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của GPBank Đông Đô

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022

1 | Dư nợ cho vay Triệu đồng 445.325 489.858 553.539 2 | Huy động vốn Triệu đồng | 3.116.889| 3.459.747| 3.805.722 3 | Tổng số lao động Người 100 106 110 4 | Thu nhập bình quân Triệu đồng 10.150 10.215 10.318

45

(Nguôn: GPBank Đông Đô)

Qua bảng trên ta thấy: Số dư huy động và dư nợ cho vay của GPBank Đông Đô tăng trưởng dần đều khoảng 10-12% mỗi chỉ tiêu qua từng năm. Điều đó cho thấy các sản phẩm và chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng tương đối tốt, thu hút và mở rộng được nhiều khách hàng tiềm năng. GPBank luôn đề cao và xem trọng vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đường dây nóng của GPBank luôn mở 24h/24h, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến phản hồi và đóng góp của khách hàng nhằm nâng cao

chất lượng dịch vụ.

Với lợi thế Ngân hàng 100% vốn Nhà nước, GPBank luôn chiếm được nhiều ưu thế trong công tác huy động vốn, mức lãi suất huy động của GPBank với kỳ hạn 06 tháng luôn nằm trong top những Ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất. GPBank Đông Đô nằm trên khu vực đông dân cư, do đó thu hút nhiều khách hàng tiền gửi cá

nhân. Công tác chăm sóc khách hàng của GPBank Đông Đô luôn được chú trọng,

những dịp lễ, Tết, sinh nhật khách hàng...GPBank Đông Đô đều cử đại diện đến chúc mừng và tặng quà khách hàng, luôn tận tâm tư vấn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng, giúp khách hàng kịp thời dừng những giao dịch lạ, có dấu hiệu khả nghi. Đặc biệt, GPBank Đông Đô không chào bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại quầy giao dịch, giúp khách hàng thoải mái giao dịch, không bị ảnh

hưởng bởi những lời mời chào sử dụng các dịch vụ khác.

Đối với công tác tín dụng, GPBank Đông Đô cũng thắt chặt trong công tác thâm định hồ sơ khách hàng trước khi giải ngân, giúp giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu phát sinh. Do đó, đa số khách hàng vay vốn tại GPBank Đông Đô đều có xếp hang tin dụng tại nhóm 1,2. Ngoài ra, GPBank Đông Đô đang tích cực phát triển đối tượng vay vốn là các khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, đa số khách hàng vay vốn tại GPBank Đông Đô là các khách hang cá nhân. Phát triển được khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp Chi nhánh tăng trưởng được số dư nợ. Các sản pham tiền vay của GPBank Đông Đô tuy chưa được đa dạng và phong phú, song chính sách vay vốn của GPBank có nhiều ưu điểm vượt trội: không tính phí thâm định khách hàng, phí trả nợ trước hạn thấp, thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, hỗ trợ khách hàng tối đa trong công tác hoàn thiện hồ sơ giải ngân, không mời chào khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ. Những điều đó giúp số dư nợ của GPBank Đông Đô tăng trưởng dần đều qua từng năm, giúp Đơn vị mở rộng và phát triển quy mô hoạt động trong hệ thống

46

GPBank.

3.1.3. Đặc điểm về nhân lực

e Đặc điểm lao động

GPBank Đông Đô được thành lập từ năm 2009 với 80 lao động, trong đó 92%

lao động có trình độ đại học. Đến năm 2022, GPBank Đông Đô có 110 lao động dang

công tác, trong đó có: 102 cán bộ có trình độ dao tạo cử nhân, 08 cán bộ có trình độ

đào tạo thạc sỹ 100% cán bộ nghiệp vụ đều thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng.

Với hơn 14 năm đi vào hoạt động, GPBank Đông Đô luôn coi trọng yếu tố con người, xem con người là tài sản lớn nhất. Vì vậy chi nhánh luôn tập trung phát triển nguồn nhân lực, đây là yếu tổ then chốt, quan trọng góp phan thúc day, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của GPBank Đông Đô.

Đến nay, trụ sở GPBank Đông Đô đang đặt tại số 102 Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh hiện có 9 phòng giao dịch trực thuộc, năm rải rác tại các quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, GPBank Đông Đô là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống GPBank.

3.1.4. Cơ cầu tổ chức

Hiện nay, GPBank Đông Đô có 110 cán bộ nhân viên, cơ cấu tổ chức như sơ đồ

dưới đây:

47

PHONG GIAO DICH

KHUONG TRUNG

PHONG GIAO DICH BACH ALAI

PHONG GLAO DICH

LẺ TRONG TAN

PHONG GLAO DICH

PHONG GIAO DICH GLAP BAT

PHÒNG GIÁO DỊCH VINH HOANG

PHONG GIAO DICH LINH BAM

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức GPBank Đông Đô

(Nguôn: Phòng Tổ chức hành chính)

48

Cơ cau tô chức nhân sự của GPBank Đông Đô như sau:

- Ban Giám đốc: gồm 03 nhân sự, 01 Giám đốc va 02 Phó Giám đốc hỗ trợ và giúp việc cho Giám đốc. Trong đó, Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chung các hoạt động kinh doanh của Đơn vị, 01 Phó Giám đốc được phân công chịu trách nhiệm công tác huy động vốn và quản lý kho tiền; 01 Phó Giám đốc

được phân công chịu trách nhiệm công tác cho vay và xử lý nợ.

- Phòng hỗ trợ tín dụng: tiếp nhận và quản lý hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác và mức độ đầy đủ của hồ sơ: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính.... nhằm tránh rủi ro trong công tác phê duyệt vay vốn. Thực hiện đăng ký giao

dịch đảm bảo và giải ngân cho khách hàng, thực hiện báo cáo định kỳ gửi Ngân hàng

Nhà nước và các báo cáo gấp từ Ban Lãnh đạo Ngân hàng, tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng/sửa đổi các quy trình tín dụng...

- Phòng Kinh doanh:

+ Công tác tín dung: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện các chính sách tín dụng, công cụ dé thực hiện công

tác tín dụng tại Don vi; Quan lý, khai thác bán các san phẩm, dịch vụ cho khách hàng

doanh nghiệp, tô chức và cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của GPBank. Triển khai tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

+ Công tác xử lý nợ: Thực hiện công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại Phòng Kinh doanh. Đề xuất, tham mưu cho Ban Giám đốc các biện pháp thực hiện việc xử lý nợ xấu phù hợp với quy định của Pháp luật và của GPBank trong từng thời kỳ, góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu xử lý nợ của Chi nhánh.

- Phòng Kế toán tài chính và kho quỹ: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc trong công tác huy động vốn, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch cho khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến

công tác kế toán tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; Quản lý, giám sát việc xuất,

nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền; Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thong

giao dịch trên máy tinh theo quy định của GPBank.

- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc trong công

49

tác trong công tác quản lý cán bộ, văn thư - văn phòng, hành chính — quan trị tại Chi

nhánh; Tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác cán bộ, văn phòng, hành chính — quản trị, hỗ trợ các phòng ban nghiệp vụ nhằm đảm bảo điều kiện nhân lực, vật chất, kỹ thuật với mục tiêu phục vụ đầy đủ, kip thoi cho công tác phát triển

hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng quy định của GPBank và Pháp luật hiện

hành.

- Bộ phận IT: Thực hiện công tác quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh nhằm sử dụng tối ưu các thiết bị

và tuân thủ các quy định của GPBank.

- Các phòng giao dịch trực thuộc:

+ Công tác huy động: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc trong công tác huy động vốn, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch cho khách hàng; Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy tính

theo quy định của GPBank.

+ Công tác tín dung: Tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai và hoàn thiện các chính sách tin dụng, công cụ dé thực hiện công tác tín

dụng tại Đơn vị; Quản lý, khai thác bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng doanh

nghiệp, tổ chức và cá nhân phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của GPBank. Triển khai tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ

khách hàng.

+ Công tác xử lý nợ: Thực hiện công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại phòng giao dịch trực thuộc. Đề xuất, tham mưu cho Ban Giám đốc các biện pháp thực hiện việc xử lý nợ xấu phù hợp với quy định của Pháp luật và của

GPBank trong từng thời ky.

3.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại GPBank Đông Đô

3.2.1. Xác định và phân loại nhu cầu người lao động tại GPBank Đông Đô

Khi người lao động tham gia làm việc tại một tổ chức, họ mong muốn thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của bản thân. Tùy từng đối tượng, giới tinh hay độ tudi sẽ có những nhu cầu khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Nếu họ được thỏa mãn nhu

câu, ho sẽ công hiên va gan bó lâu dài với tô chức, hoặc ngược lại, nêu không được

50

thỏa mãn nhu cầu, họ sẽ tìm đến những tổ chức khác đáp ứng được nhu cau của ho.

Do đó, cần nghiên cứu, tìm hiểu và xác định rõ nhu cầu của người lao động và đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu đó.

Vận dụng các học thuyết về nhu cầu của Maslow, học thuyết hai yếu tố của F.Herzberg để xác định nhu cầu của người lao động. Maslow đưa ra 5 bậc thang nhu cầu cơ bản của con người: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khăng định bản thân. Trong mỗi bậc thang này bao gồm những nhu cầu cụ thé tùy thuộc vào từng cá nhân và từng thời điểm khác nhau. Còn trong học thuyết của mình, F.Herzberg chỉ ra hai nhóm yếu tố về sự thỏa mãn trong công việc và tạo động lực: nhóm yếu tố thuộc về công việc và nhu cầu người lao động (sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, trách nhiệm lao động, sự thăng tiến), nhóm yếu t6 thuộc về môi trường tô chức (các chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ đồng nghiệp, các điều kiện làm việc). Việc xác định nhu cầu của người lao động dựa trên giả định là người lao động làm việc để thỏa mãn các yếu tố trên

Tại GPBank Đông Đô, xác định nhu cầu người lao động là nội dung quan trọng của công tác tạo động lực làm việc cho người lao động. Đề xác định được nhu cầu của người lao động, cần làm rõ những yếu tố sau: những mong muốn của người lao động và đánh giá mức độ quan trọng của những mong muốn đó. Công tác này được triển khai định kỳ, 02 quý/lần tại GPBank Đông Đô. Hiện nay, GPBank Đông Đô đang dựa trên ý kiến đóng góp, phản hồi của người lao động để xác định nhu cầu lao động.

Trong các buổi họp tổng kết 06 tháng đầu năm và 06 tháng cuối năm, ngoài những nội dung về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, các Phòng Ban nghiép vụ sẽ trao đổi thêm về những tâm tư nguyện vọng của người lao động. Trường hợp phát sinh những ý kiến chưa hài lòng của người lao động về các cơ chế, chính sách, công việc sẽ được đưa ra tại cuộc hop dé trao đôi và đưa ra giải pháp khắc phục.

Cuối năm tài chính, Đơn vị sẽ tổ chức những buổi tọa đàm với sự tham gia của toàn

thé cán bộ nhân viên, tại đây người lao động được thoải mái trao đôi, phản ánh hoặc

đóng góp các ý kiến cá nhân về động lực làm việc hiện tại, qua đó lãnh đạo Don vi sẽ lắng nghe để có những thay đồi về chính sách quản trị nhân sự hiệu quả.

51

Thực tế cho thấy phương pháp trên vẫn chưa dựa trên những điều tra, khảo sát cụ thê

về các nhu câu cá nhân, các nhu câu chủ yêu được lăng nghe thông qua các cuộc họp, hội

thảo, tọa đàm...mang tính chất đơn lẻ, không đồng bộ. Chính vì, thế các biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại GPBank Đông Đô được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng lao động mà chưa có các chính sách cụ thé cho từng nhóm đối tượng với những nhu cầu khác nhau như: độ tuổi, thu nhập, giới tính, chức danh công việc, phòng ban công tác. Chi nhánh chưa có sự sắp xếp phù hợp đối với thứ tự ưu tiên áp dụng biện pháp nào trước, biện pháp nào sau, với mỗi nhóm đối tượng thì áp dụng biện pháp nào. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tạo động lực lao động tại GPBank Đông

Đô.

Qua khảo sát về mức độ nhu cầu người lao động tại GPBank Đông Đô, tác giả thu được kết quả như sau :

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nhu cầu người lao động tại GPBank Đông Đô

Mức độ quan trọng của nhu cau

Nhu câu Hoàn toàn | Không Bình | Quan Rât Mức không quan| quan thường | trong | quân đánh giá

trọng trọng š one trong TB

Mức thu nhập cao và tương

xứng với năng lực của bản 0 4 15 49 21 3.98 than

Công việc có tính én định cao 0 0 10 54 25 4.17

Môi trường và điêu kiện làm 0 6 17 44 22 3.92

viéc tot

Môi quan hệ với đông nghiệp 2 7 21 40 19 3/73

và lãnh đạo tôt

Được tự chủ trong công việc 9 22 48 5 5 2.02

Được ghi nhận thành tích khi 2 8 20; 3434| 25| 3.79

thực hiện tôt công việc

Có cơ hội học tập và nâng cao 4 18 41 18 8 3.04 trinh d6

Co co ‘hoi thăng tiên trong 1 16 22 33 17 3.54

công việc

52

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực làm việc tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đông Đô (Trang 53 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)