Tin người nhưng không phải tin mọi điều họ nói: Tâm lý học

Một phần của tài liệu Tâm lý học hài hước khoa học về những điều kỳ quặc trong cuộc sống thường ngày (Trang 33 - 60)

Khám phá ngôn ngữ của việc nói dối với ngôi sao Hollywood, Leslie Nielsen; mối liên quan giữa những cái đầu chuột bị chém và nụ cười của con người; Ronald Reagan và câu chuyện chưa bao giờ xảy ra; kết quả của bài trắc nghiệm chữ Q bí ẩn và bí ẩn của hành vi

ám thị.

Khi tám tuổi, tôi nhìn thấy điều đã thay đổi cuộc đời mình.

Ông tôi đưa cho tôi một chiếc bút nhớ dòng và bảo tôi viết tên viết tắt của mình lên một đồng xu. Ông cẩn thận đặt đồng xu vào lòng bàn tay và nắm tay lại. Sau khi từ từ hà hơi vào ngón tay, ông xòe tay ra, và đồng xu biến mất một cách bí ẩn. Tiếp đó, ông cho tay vào túi và lấy ra một chiếc hộp thiếc nhỏ đã được niêm phong bằng những chiếc dây chun. Ông tôi đưa cho tôi chiếc hộp trông lạ lùng đó, bảo tôi tháo dây và mở hộp ra. Trong đó có một chiếc túi nhung màu đỏ. Tôi cẩn thận lấy nó ra, liếc nhìn vào trong và không thể tin vào mắt mình. Trong chiếc túi có đồng xu mà tôi đã ghi tên trên đó.

Màn thủ thuật đầy lôi cuốn của ông tôi khơi dậy đam mê với trò ảo thuật, thứ đã theo tôi suốt cuộc đời. Thời niên thiếu, tôi là một trong những thành viên trẻ nhất của câu lạc bộ ảo thuật nổi tiếng thế giới, Magic Circle (Vòng tròn Kỳ diệu). Những năm ở tuổi 20, tôi đã làm việc như một ảo thuật gia chuyên nghiệp, biểu diễn những trò ảo thuật với quân bài ở một trong những nhà hàng của chuỗi West End sang trọng nhất London. Đôi khi, tôi thậm chí còn làm cho những đồng xu được ghi tên biến mất, và sau đó xuất hiện lại trong một chiếc túi vải nhỏ được niêm phong trong một chiếc hộp kim loại. Việc đánh lừa được mọi người hai lần mỗi đêm tạo nên cảm giác tò mò mạnh mẽ về việc tại sao mọi người lại bị lừa. Mối quan tâm đó như một chất xúc tác cho việc nghiên cứu tâm lý học, và những năm sau đó, tôi vẫn giữ nguyên niềm đam mê của mình với tâm lý học của sự lừa dối.

Nhiều năm qua, tôi đã làm rõ được sự thật về sự lừa dối, nghiên cứu được dấu hiệu của người nói dối, những nụ cười giả tạo khác với những nụ cười chân thật như thế nào và làm cách nào mọi người có thể bị lừa và tin rằng họ đã từng trải qua những sự kiện không thực sự xảy ra.

Chúng ta bắt đầu hành trình bước vào thế giới đầy hoài nghi của sự lừa dối bằng cách nghiên cứu cá thể đặc biệt của hành động liên quan tới nguồn gốc tiến hóa của sự lừa dối.

Đó là một câu chuyện lạ lùng gồm một nhóm những con voi khua vòi, những con khỉ biết nói, và những đứa trẻ bị cấm liếc nhìn những món đồ chơi yêu thích của chúng.

Chú voi Jumbo mưu mẹo, những con khỉ biết nói và những đứa trẻ nói dối

Vài năm trước, nhà nghiên cứu động vật Maxine Morris đã phát hiện ra một số hành vi khá gây tò mò khi quan sát một nhóm những chú voi châu Á tại Vườn thú Washington.

Đến giờ ăn, mỗi con voi được một bó cỏ khô to. Morris chú ý thấy một đôi voi có xu hướng ăn bó cỏ một cách nhanh chóng theo cách riêng của chúng, lén đến gần những con ăn chậm hơn và bắt đầu khua vòi sang hai bên theo kiểu dường như vô định. Với người không hiểu rõ, thì rõ ràng là những con voi này chỉ đang giết thời gian mà thôi. Tuy nhiên, việc quan sát nhiều lần của Morris đã cho thấy rằng hành vi trông ngô nghê này che giấu một mục đích lừa dối. Một khi những con voi khua vòi này ở vị trí đủ gần với con voi khác, chúng sẽ đột ngột chộp lấy phần cỏ khô và ngốn lấy nhanh chóng. Voi được biết đến là loài có tầm nhìn kém và vì vậy những con voi ăn chậm thường hoàn toàn không biết được hành vi trộm cỏ này.

Khá hấp dẫn khi xem những phần khua vòi/trộm cỏ như bằng chứng của một trò mưu mẹo được lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận. Một phiên bản gã khổng lồ của phim Ocean’s Eleven (Mười một tên cướp thế kỷ)(1). Tuy nhiên điều này chỉ là sự mơ tưởng.Chúng tôi cũng nói chuyện theo cách đó với máy tính và ô tô như thể chúng là con người, do đó chúng tôi có xu hướng nhân cách hóa hành vi của những “người bạn bốn chân này” của mình. Có vẻ như những chú voi mưu mẹo chỉ đơn giản là tình cờ kết hợp tiến đến khua vòi/trộm cỏ, chứ không phải do chúng quá thích cỏ khô, và chúng đã lặp lại hành vi mà thực sự không hề suy nghĩ gì cả. Cách duy nhất để biết chính xác là khám phá xem điều gì thực sự đang xảy ra trong đầu của những chú voi. Tin xấu là voi không có vị trí để mô tả những suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm nhất. Tin tốt là một số nhà nghiên cứu tin rằng hành vi này không phải được loài voi phát triển mà là một trong những tổ tiên tiến hóa gần nhất với chúng ta.

Vào những năm 1970, những con gorilla biết nói đều lên cơn giận dữ. Là một phần của chương trình nghiên cứu quy mô lớn khám phá sự liên lạc giữa các loài, nhà tâm lý học phát triển, Tiến sĩ Francine Patterson, Đại học Stanford, đã nỗ lực dạy hai con gorilla sống ở vùng đất thấp có tên Michael và Koko một phiên bản đơn giản hóa của ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ. Theo Patterson, những con khỉ to lớn này có khả năng duy trì những cuộc trò

chuyện có nghĩa, và thậm chí có thể suy nghĩ những chủ đề sâu sắc chẳng hạn như tình yêu và cái chết. Nhiều khía cạnh nội tâm của gorilla xuất hiện khá giống với của chúng ta.

Chẳng hạn, Michael thích xem chương trình Sesame Street của trẻ em, trong khi Koko thích Mister Roger’s Neighborhood. Vào năm 1998, Koko là khách mời trong chương trình yêu thích của mình, giúp dạy trẻ em rằng “ẩn sâu là con người thú vị hơn những gì bạn nhìn thấy ở vẻ bề ngoài”. Michael thích vẽ tranh và đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ

thuật bao gồm chân dung tự họa và một số tranh tĩnh vật. Tác phẩm của Michael khá nổi tiếng với con người, và được trưng bày trong rất nhiều triển lãm. Koko cũng nhận được sự chú ý của công chúng. Koko xuất hiện trong một vài bộ phim và là nguồn cảm hứng sau Amy, con khỉ biết nói, trong cuốn sách bán chạy của Michael Crichton, Congo. Koko cũng có mặt trong một đoạn video quảng cáo trên trang web của mình (sử dụng kỹ năng giao tiếp để kêu gọi quyên góp) và trong năm 1998, Koko đã tham gia trang web trò chuyện giữa các loài. Những dòng mở của cuộc trò chuyện giữa người phỏng vấn, Koko và Tiến sĩ Patterson minh họa một số khó khăn gắn liền với việc cố gắng hiểu câu chuyện phiếm với gorilla.

Người phỏng vấn: Bây giờ tôi sẽ bắt đầu lấy câu hỏi của khán giả. Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Koko, bạn có định có con trong tương lai không?

Koko: Màu hồng.

Patterson: Hôm nay chúng tôi đã có cuộc thảo luận về màu sắc trước đó.

Koko: Nghe này, Koko thích ăn uống.

Người phỏng vấn: Tôi cũng thế!

Patterson: Thế còn về đứa con? Koko đang nghĩ….

Koko: Không để ý.

Patterson: Nó lấy tay ôm mặt… thế có nghĩa là điều đó không xảy ra, về cơ bản, hoặc điều đó vẫn chưa xảy ra.

Bất chấp khó khăn, những người huấn luyện Michael và Koko tin rằng họ đã khám phá ra “hai đồng nghiệp lông lá” của họ là kẻ dối trá. Trong một ví dụ, Koko làm vỡ một con mèo đồ chơi, sau đó ra dấu để biểu thị rằng chỗ vỡ là do một trong những người huấn luyện của nó gây ra. Trong một phần khác, Michael đã xé chiếc áo của một huấn luyện viên và khi được hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho sự việc, thì nó ra dấu là “Koko”. Khi người huấn luyện biểu lộ sự hoài nghi về câu trả lời thì Michael đã đổi ý, và ra dấu là Tiến sĩ Patterson là người có lỗi. Khi người huấn luyện dồn ép một lần nữa, thì cuối cùng Michael đã nhìn một cách e dè (điều này không dễ với một con gorilla), và sau đó thú nhận tất cả.

Trong khi những trường hợp bị cho là lừa dối giữa những con voi hoàn toàn được dựa trên sự quan sát, thì kỹ năng ngôn ngữ của những con gorilla dường như cung cấp nhiều bằng chứng thuyết phục hơn về sự lừa dối có chủ định.

Khả năng nói chuyện và nói dối của những con khỉ đã tạo ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà nghiên cứu. Những người ủng hộ cho rằng Michael và Koko rõ ràng có thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm nhất của chúng, và các hành vi được mô tả trong phần “Ai xé áo?”, “Đó là cô ấy” là bằng chứng rõ ràng của sự lừa dối. Đáp lại, những người chỉ trích thì cho rằng người huấn luyện quá nhiệt tình đọc ý nghĩa những hành động ngẫu nhiên của gorilla, và vì thế, khi nó trở thành nói dối, thì những con khỉ to lớn có thể đơn giản là lặp

lại những hành vi đã giúp chúng thoát khỏi rắc rối trước đó. Với những con voi ăn trộm cỏ khô thì hầu như không thể biết chắc chắn được.

Do những khó khăn của việc cố gắng xác định xem liệu những con voi hay gorilla có thực sự có khả năng nói dối không, thì các nhà nghiên cứu khác đã khám phá ra sự phát triển của lừa dối trong điều tuyệt vời nhất tiếp theo – trẻ em.

Một trong những thí nghiệm thú vị nhất là kiểm tra trẻ em, những đứa trẻ gian lận tham gia vào thí nghiệm đề nghị chúng không nhìn lén đồ chơi yêu thích của mình. Trong những nghiên cứu này, một đứa trẻ được dẫn vào phòng thí nghiệm và được yêu cầu ngồi quay mặt vào tường. Người tiến hành thí nghiệm sau đó giải thích rằng ông sẽ sắp xếp một bộ đồ chơi công phu cách khoảng 1m phía sau họ. Sau khi sắp xếp đồ chơi xong, ông nói rằng mình phải rời khỏi phòng thí nghiệm, và đề nghị đứa bé không quay lại nhìn lén đồ chơi. Đứa bé được bí mật ghi hình trong vài phút bằng những máy quay được giấu kín, sau đó người tiến hành thí nghiệm quay lại và hỏi xem chúng có nhìn lén không. Hầu như tất cả những đứa trẻ ba tuổi đều nhìn lén, và một nửa trong số chúng nói dối người tiến hành thí nghiệm. Tất cả trẻ chưa tròn 5 tuổi đều nhìn lén và nói dối. Những kết quả này cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng nói dối bắt đầu xuất hiện khi chúng ta học nói. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là khi cha mẹ của những đứa trẻ được cho xem đoạn phim mà chúng phủ nhận là đã nhìn lén đồ chơi, họ không thể nhận ra liệu đứa con yêu quý của mình đang nói dối hay nói thật.

Triệt để tán thành với câu ngạn ngữ cổ không bao giờ làm việc với trẻ con hay động vật, nên nghiên cứu của tôi về nói dối tập trung vào sự gian dối của người lớn.

Ngôn ngữ của sự dối trá

Sự dối trá làm thay đổi tiến trình lịch sử thế giới. Những lời nói dối của Adolf Hitler với Thủ tướng Anh, Neville Chamberlain, trong cuộc gặp mặt ngay trước khi xảy ra chiến tranh vào tháng Chín năm 1938, rất nổi tiếng. Hitler đã bí mật chuẩn bị xâm chiếm

Czechoslovakia(2), vì thế ông ta đã sẵn sàng để ngăn chặn người Czech tập hợp lực lượng đánh trả. Vị thủ lĩnh đảm bảo với Chamberlain rằng ông ta chắc chắn không có ý định tấn công Czechoslovakia, và vị lãnh đạo người Anh đã tin ông ta. Vài ngày sau buổi gặp mặt, Chamberlain viết thư cho chị của ông, mô tả rằng ông đã tin Hitler là “...người có thể tin cậy khi ông ấy đã hứa”. Chamberlain quá tin vào sự trung thực của Hitler đến nỗi ông đã kêu gọi người Czech không huy động quân đội, sợ rằng một động thái như vậy có thể bị người Đức xem như hành vi gây hấn. Cuộc tấn công sau đó của Đức nhanh chóng áp đảo lực lượng Czechoslovakia thiếu sự chuẩn bị, và dẫn đến bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Thế giới hiện nay có thể là một nơi rất khác nếu Chamberlain phát hiện được những lời nói dối của Hitler trong cuộc họp định mệnh.

Các nhà lãnh đạo thế giới không phải là những người duy nhất nói dối và bị lừa dối. Sự lừa dối ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Vài năm trước, tôi tiến hành một cuộc khảo sát trên

cả nước, phối hợp với tờ Daily Telegraph, về sự lừa dối. Chỉ có 8% số người được hỏi khẳng định chưa từng nói dối, và tôi ngờ rằng hầu hết những người này không thể nói thật ngay cả trong một cuộc khảo sát ẩn danh. Một cuộc khảo sát khác đề nghị mọi người giữ một cuốn nhật ký chi tiết tất cả những cuộc trò chuyện và những lời nói dối của họ trong khoảng thời gian hơn hai tuần. Kết quả cho thấy rằng hầu hết mọi người nói khoảng hai lời nói dối mỗi ngày, một phần ba số cuộc trò chuyện liên quan đến một số hình thức lừa dối, bốn trong năm lời nói dối không bị phát hiện, trên 80% số người nói dối để bảo đảm công việc (hầu hết họ nói rằng họ nghĩ các ông chủ mong muốn ứng viên không trung thực về kiến thức nền tảng và kinh nghiệm), và hơn 60% đã lừa dối bạn đời ít nhất một lần.

Bạn có phải là kẻ nói dối tốt bụng hay không? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mình đúng là nói dối tốt bụng, nhưng trên thực tế, có sự khác biệt rất lớn trong việc chúng ta có thể khéo lừa người khác dễ dàng như thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể thử làm một bài kiểm tra rất đơn giản để giúp xác định khả năng nói dối của mình. Thật ra, bạn đã làm nó rồi.

Ở phần đầu cuốn sách tôi đã đề nghị bạn vẽ chữ “Q” (cho từ quirkology – dị thường) lên trán. Nếu bạn chưa vẽ, thì giờ xin hãy làm ngay. Dùng ngón trỏ của bàn tay thuận, đơn giản là vẽ chữ “Q” lên trán. Một số người vẽ chữ “Q” theo cách mà bản thân họ có thể đọc nó. Đó là, họ đặt đuôi chữ Q ở bên phải của trán. Người khác thì vẽ chữ Q theo cách người đối diện có thể đọc được. Bài kiểm tra ngắn này cung cấp một phương pháp mô phỏng của một khái niệm được gọi là “tự giám sát”. Những người có sự tự giám sát cao có xu hướng vẽ chữ Q theo cách mà người khác có thể nhìn thấy. Những người có sự tự giám sát thấp có xu hướng vẽ chữ Q theo cách chỉ có bản thân họ mới đọc được. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì với sự dối trá? Những người có sự tự giám sát cao có xu hướng bị ảnh hưởng với cách người khác nhìn nhận họ. Họ hạnh phúc khi được ở trung tâm của sự chú ý, có thể dễ dàng thay đổi hành vi để phù hợp với hoàn cảnh họ thấy cần thiết, và khéo léo kiểm soát được cách mà người khác nhìn nhận họ. Do đó, họ có xu hướng nói dối giỏi. Trái lại, những người có sự tự giám sát thấp để lại ấn tượng là “cùng một người” trong những tình huống khác nhau.

Hành vi của họ được dẫn dắt bởi những cảm xúc và giá trị nội tại, họ ít nhận ra tác động của bản thân lên những người xung quanh hơn. Họ cũng có xu hướng ít nói dối hơn và không khéo lừa dối.

Tôi đã giới thiệu bài kiểm tra hài hước này cho nhiều nhóm trong nhiều năm. Theo thời gian, tôi nhận ra rằng có một số ít người khi nghe được bài kiểm tra là về điều gì thì liền nhanh chóng thuyết phục bản thân rằng họ đã vẽ chữ Q theo hướng ngược lại với hướng mà họ thực sự định vẽ. Những người này có khả năng từ chối bằng chứng ngay trước mắt họ, và thay vào đó là bóp méo thực tế cho khớp với con người mà họ muốn trở thành. Do đó, bài kiểm tra cung cấp một chỉ số sơ bộ về việc bạn đang giỏi lừa dối cả bản thân và người khác như thế nào.

Phần lớn các công trình tâm lý học về sự lừa dối không tập trung vào những kiểu người giỏi và không giỏi nói dối. Thay vào đó, nó tập trung vào nghệ thuật và khoa học phát hiện nói dối. Mọi người có thể phát hiện sự lừa dối không? Những dấu hiệu cho thấy lời nói dối là gì? Có thể dạy một người trở thành người phát hiện nói dối tốt hơn hay không?

Một phần của tài liệu Tâm lý học hài hước khoa học về những điều kỳ quặc trong cuộc sống thường ngày (Trang 33 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)