Tội đồ hay vị thánh? Tâm lý học về sự giúp đỡ và gây trở ngại

Một phần của tài liệu Tâm lý học hài hước khoa học về những điều kỳ quặc trong cuộc sống thường ngày (Trang 137 - 169)

Tại sao nẹp chân giả lại được dùng để đo lòng vị tha; làm cách nào việc thả phong bì thư ở Mỹ tiết lộ rằng người theo đạo Thiên Chúa giúp đỡ nhiều hơn hầu hết những người khác; tâm lý học bí mật dùng để tạo ra sự quan tâm trong cộng đồng; và bí ẩn của những

chiếc thìa biến mất.

Đầu những năm 1930, nhà tâm lý học Richard LaPiere ở Stanford đã dành nhiều tháng lái xe khắp nước Mỹ cùng một sinh viên người Trung Quốc và vợ anh ta. Cặp vợ chồng sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, mới chuyển đến Mỹ gần đây. Đối với họ, LaPiere là một giáo sư vui tính đã tốt bụng dành thời gian chỉ cho họ mọi thứ. Thực tế, họ chính là những người tham gia thí nghiệm trong một thí nghiệm bí mật mà LaPiere tiến hành trong suốt chuyến đi mà chẳng chút nghi ngờ.

Ý tưởng cho thí nghiệm này đến với LaPiere khi cặp đôi người Trung Quốc lần đầu đến trường đại học, và ông đã đưa họ đến mộtkhách sạn lớn trong thị trấn. Những năm 1930 ở Mỹ, người Trung Quốc thường phải chịu khá nhiều thành kiến. Theo LaPiere, ông tiếp cận khách sạn đó với một cảm giác lo lắng bởi nó đã được “… lưu ý vì thái độ bảo thủ và hẹp hòi đối với người phương Đông”.

LaPiere đến quầy lễ tân với hai người bạn của mình, và lo lắng hỏi liệu họ có còn phòng trống hay không. Trước sự ngạc nhiên của LaPiere, nhân viên lễ tân không hề biểu lộ định kiến nhờ dựa trên địa vị và danh tiếng của ông, và nhanh chóng tìm cho họ một số phòng thích hợp. Tò mò về sự khác nhau giữa những gì ông đã nghe nói về khách sạn, và kinh nghiệm của mình với nhân viên tiếp tân, LaPiere sau đó gọi điện cho khách sạn và hỏi liệu họ có một phòng trống cho “một quý ông người Trung Quốc” hay không. Ông đã nhận được câu trả lời rõ ràng rằng khách sạn sẽ không cung cấp phòng.

LaPiere bị ấn tượng bởi sự khác biệt giữa cách mọi người nói rằng họ sẽ cư xử, và hành động thực sự của họ. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng trải nghiệm của mình tại khách sạn có thể không phải trường hợp điển hình. Để nghiên cứu chính xác vấn đề này, ông cần phải lặp lại kịch bản với rất nhiều khách sạn và nhà hàng, và đó là khi ông nghĩ ra ý tưởng đưa hai đồng nghiệp Trung Quốc của mình vào một chuyến đi thí nghiệm trên khắp nước Mỹ.

Cuộc hành trình gồm việc lái xe khoảng 16.000 km, ghé vào 66 khách sạn và 184 nhà hàng. Tại mỗi khách sạn và quán ăn, LaPiere để sinh viên của mình hỏi về dịch vụ ăn uống hoặc nghỉ ngơi. LaPiere sau đó đã bí mật ghi lại xem liệu yêu cầu của họ có thành công hay

không. Các kết quả từ phần đầu tiên của nghiên cứu giống như trải nghiệm trước đây của ông. Hai người bạn đồng hành của ông nhận được dịch vụ thoải mái và hữu ích gần như ở khắp mọi nơi họ đi, dẫn LaPiere đến kết luận:

...“thái độ” của người dân Mỹ, như đã được phản ánh trong hành vi của những người vì lý do tiền bạc trở nên nhạy cảm đối với nỗi ác cảm của các khách hàng da trắng, hoàn toàn không phải là sự từ chối nhắm vào người Trung Quốc.

Sáu tháng sau, LaPiere thực hiện phần thứ hai của nghiên cứu. Ông gửi câu hỏi đến từng khách sạn và nhà hàng mà họ đã viếng thăm, và hỏi, “Liệu anh có chấp nhận người Trung Quốc làm khách trong khách sạn/nhà hàng của anh không?” Để giúp che giấu mục đích thực sự của nghiên cứu, câu hỏi này là một trong số nhiều câu hỏi khác về việc liệu các cơ sở đó có chào đón người Đức, người Pháp, người Armenia, và người Do Thái hay không.

Các kết quả rất đáng ngại. Hơn 90% số nhà hàng khách sạn được hỏi đánh dấu vào ô

“Không, người Trung Quốc không được chào đón ở đây”, với gần như tất cả 10% còn lại chọn “Không chắc chắn”. LaPiere chỉ nhận được một phản hồi “Có”. Phản hồi này đến từ khách sạn mà LaPiere và sinh viên của ông đã ghé thăm vài tháng trước. Người chủ sở hữu đã thêm vào một ghi chú ngắn vào bảng câu hỏi nói rằng lý do cô sẽ chào đón người Trung Quốc vì gần đây cô ấy đã được một người đàn ông Trung Quốc và người vợ ngọt ngào của anh ta ghé thăm.

Trong nghiên cứu của LaPiere, mọi người nói rằng họ sẽ hành xử theo cách phù hợp với các chuẩn mực trong xã hội, nhưng trên thực tế, họ lại cư xử khác. Trong nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã thu được bằng chứng phong phú cho hiện tượng tương tự, với những người tuyên bố rằng họ không phân biệt chủng tộc (phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện đại), nhưng sau đó lại hành xử một cách định kiến.

Nghiên cứu cũng thêm vào một điểm đơn giản. Đề nghị mọi người đánh giá họ tốt mức nào thì sẽ không bộc lộ một cái nhìn sâu sắc thẳng thắn vào khả năng lừa dối bản thân và những người khác. Vì sự miễn cưỡng của mọi người, hay vì không có khả năng, để nói chính xác liệu họ tốt đẹp hay xấu xa, nên nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các chủ đề này thực hiện chính xác những gì LaPiere đã làm. Họ không đề nghị mọi người đánh dấu vào ô “vị thánh” hoặc “tội đồ” nữa, mà cởi bỏ chiếc áo khoác của phòng thí nghiệm, khoác chiếc áo choàng và tiến hành những nghiên cứu bí mật trong thế giới thực.

Găng tay biến mất, những chiếc vali và những nữ tài xế xe tải

25 năm qua, Giáo sư John Trinkaus, Đại học Thành phố New York, đã dành trọn cuộc đời nghiên cứu của mình cho việc quan sát cách mọi người tiến hành công việc hàng ngày của họ. Công bố phát hiện của mình trên gần 100 tờ báo, Trinkaus đã điều tra trên quy mô lớn về chủ đề này. Ông đến các ga xe lửa và ghi lại màu giày thể thao mà nam giới và nữ giới đi (79% nam giới chọn màu trắng, so với chỉ 34% nữ giới), tính số lần những người dự báo

thời tiết trên truyền hình nói rằng dự đoán của họ chính xác với số lần họthực sự dự báo chính xác (chỉ 49% các dự đoán được cho là chính xác là thực sự chính xác), đến các khu nội thành để ghi lại sự sụt giảm số người đội mũ lưỡi trai ngược (tỷ lệ này đang giảm 10%

mỗi năm), và vẽ đồ thị “xu hướng lời nói” trong việc đưa ra một câu trả lời khẳng định bằng cách đếm số lần mà người trả lời phỏng vấn trên các chương trình trò chuyện trên truyền hình nói từ “có” khi trả lời các câu hỏi (trong 419 câu hỏi được phân tích, từ “có” đã được sử dụng 53 lần, từ “chính xác” 117 lần, và từ “chắc chắn” là 249 lần).

Điều tra của Trinkaus về giày thể thao, dự báo thời tiết, cách đội mũ lưỡi trai, và việc sử dụng từ “có” đều rất mơ hồ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác của ông có những ý nghĩa quan trọng, nhất là công trình về khả năng dự báo đáng ngạc nhiên của bản năng con

người. Trinkaus đề nghị hàng trăm sinh viên nghĩ đến bất kỳ số lẻ nào từ 10 đến 50, và thấy rằng đa số họ lựa chọn số 37. Khi được đề nghị nêu rõ bất kỳ một con số giữa 50 và 100, thì hầu hết đều nói số 68. Trinkaus sau đó đã đưa khía cạnh này của nghiên cứu vào thế giới thực, đề nghị 100 người sở hữu những chiếc vali đựng tài liệu với ổ khóa số nói cho ông biết về sự kết hợp khóa số. Ông phát hiện ra rằng gần 75% số người có vali không thay đổi

những thiết lập ban đầu của nhà máy trên các vali của họ, và rằng họ có thể mở được vali với những con số 0-0-0. Trong cuốn sách Surely You’re Joking, Mr Feynman (tạm dịch:

Chắc chắn ông đang đùa, ông Feynman), nhà vật lý Richard Feynman mô tả cách ông sử dụng cùng một kiểu khả năng dự đoán để có được quyền truy cập vào những tài liệu tối mật khi ông làm việc cho dự án về sự phát triển của bom nguyên tử tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Los Alamos. Một lần, ông đã mở một két sắt của đồng nghiệp bằng cách thử nhiều cách kết hợp mà ông nghĩ rằng một nhà vật lý có thể sử dụng - những con số mở được là 27-18-28, sau khi dùng hằng số toán học, e = 2,71828. Một lần khác, Feynman đã phát hiện ra rằng không ai để ý đến việc thay đổi những con số do nhà máy thiết lập cho một trong những két sắt lớn nhất ở căn cứ, nó có thể đã bị một tên trộm nghiệp dư mở trong vòng vài phút.

Mảng yêu thích của tôi về nghiên cứu của Trinkaus được mô tả trong bài báo ít được biết đến của ông, “Găng tay như làm biến mất “đồ đạc” cá nhân: Một cách nhìn không chính thức”. Ở đây, Trinkaus bắt đầu bằng việc ghi nhận đồ đạc cá nhân của mình, bao gồm cả đôi tất, chiếc ô, và một chiếc găng tay từ mỗi cặp, dường như thường xuyên biến mất như thế nào. Sau đó, ông tiếp tục giải thích rằng ông đã kiểm soát để khắc phục vấn đề với những chiếc ô bằng cách mua vài cái rẻ tiền từ một người bán hàng rong (người mà theo quan sát của ông đã lấy đắt hơn 50% vào những ngày trời mưa so với một ngày nắng), nhưng không muốn áp dụng phương pháp tương tự với găng tay.

Mong muốn biết được ngọn nguồn của bí ẩn về những chiếc găng tay biến mất, Trinkaus đã theo dõi những chiếc găng hở ngón bị mất của mình trong vòng 10 năm, cẩn thận ghi lại xem liệu chiếc găng tay biến mất thuộc về tay trái hay phải. Các kết quả cho thấy rằng găng bên tay trái bị mất nhiều gấp 3 lần so với găng tay bên phải. Điều này khiến ông suy đoán rằng ông có thể đã tháo chiếc găng tay phải trước, nhét nó vào trong túi, sau đó tháo găng tay trái của mình, và nhét nó lên trên chiếc găng tay phải. Nếu điều này đúng, thì sau đó chiếc găng tay trái sẽ ở gần phía trên cùng của túi, và nhiều khả năng nó bị rơi ra.

Công trình của Trinkaus về những chiếc găng tay biến mất đã truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu những chủ đề tương tự. Năm 2005, các nhà nghiên cứu Megan Lim, Margaret Hellard và Campbell Aitken, từ Viện Nghiên cứu Y khoa Burnet MacFarlane tại Melbourne, đã tiến hành một thử nghiệm để khám phá lý do tại sao muỗng cà phê trong bếp ăn chung thường xuyên biến mất gây khó chịu (hoặc, như họ viết trong bài báo khoa học của họ về chủ đề này, để trả lời các câu hỏi có từ lâu “Tất cả những muỗng cà phê chết tiệt đã biến đi đâu?”). Nhóm nghiên cứu đã bí mật đánh dấu 70 muỗng cà phê, đặt mỗi thìa ở một trong tám nhà bếp chung tại Viện của họ, và theo dõi sự di chuyển của thìa trong khoảng thời gian năm tháng. 80% muỗng cà phê bị mất tích trong thời gian này, với một nửa trong số chúng biến mất trong vòng 81 ngày đầu tiên. Dữ liệu bảng câu hỏi bổ sung tiết lộ rằng 36% mọi người cho biết họ đã đánh cắp một muỗng cà phê tại một số thời điểm, 18% thừa nhận có thực hiện hành vi trộm cắp như vậy trong 12 tháng trước đó. Kết quả này sau đó lập luận chống lại quan niệm rằng những chiếc thìa biến mất đang bị hút vào một không gian khác, và thay vào đó hỗ trợ nhiều hơn cho lời giải thích thực tế: mọi người ăn cắp chúng.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mức độ những thìa cà phê biến mất của Viện, nhân với toàn bộ nhân viên Melbourne, cho thấy rằng 18 triệu muỗng cà phê bị mất mỗi năm ở riêng Melbourne; nếu những chiếc thìa này được đặt thành hàng, chúng sẽ dài quanh đường bờ biển Mozambique. Không giống với nghiên cứu của Trinkaus về sự biến mất của những chiếc găng tay, các nhà nghiên cứu khác bắt đầu nhân rộng nghiên cứu “muỗng cà phê biến mất” trên toàn cầu. Trong một trong những phần gần đây nhất của công trình tiếp theo đó, các học giả Pháp đã báo cáo rằng có 1.800 muỗng cà phê bị mất tích trong hơn sáu tháng ở một quán cà phê lớn.

Việc ăn cắp muỗng cà phê đưa chúng ta đến công trình của Trinkaus về hành vi không trung thực và hành vi chống lại xã hội một cách gián tiếp. Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau của chương này, nhiều nhà nghiên cứu khác quan tâm đến những loại hành vi dẫn đến những hành vi nghiêm trọng của việc ăn cắp hay sự ích kỷ. Trinkaus đã phát triển cách tiếp cận độc đáo của riêng mình, tập trung vào những vi phạm xã hội ở quy mô tương đối nhỏ, chẳng hạn như mọi người lấy hơn 10 món hàng qua đường thanh toán nhanh(1) tại một siêu thị, hay đậu xe trong khu vực cấm. Phát hiện của ông đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc về việc những điều này xảy ra phổ biến như thế nào, chúng có thể được sử dụng để chỉ ra sự suy giảm đạo đức của xã hội như thế nào và mối quan hệ giữa chúng với những nữ tài xế xe tải.

Năm 1993, Trinkaus và nhóm của ông đến một siêu thị lớn ở phía đông bắc nước Mỹ và bí mật quan sát khách hàng ở 75 thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 15 phút mỗi lần. Họ cẩn thận đếm xem có bao nhiêu người lấy hơn 10 mặt hàng qua đường thanh toán

“10 mặt hàng trở xuống”. Để giúp đảm bảo giá trị khoa học của nghiên cứu, họ đã quan sát người mua sắm tại những thời điểm khác nhau trong ngày trong suốt vài tuần, và ghi lại hành vi của mọi người nếu có trên hai lần thanh toán khác nữa (họ có thể chọn lựa chọn hàng hóa thông qua việc thanh toán chính xác). Kết quả cho thấy khoảng 85% người mua hàng qua đường thanh toán nhanh đã phá vỡ những quy tắc với việc chọn hơn 10 mặt hàng

trong giỏ. Năm 2002, Trinkaus đã lặp lại thí nghiệm tương tự tại cùng một siêu thị, và phát hiện ra rằng tỷ lệ người mua sắm lừa dối đã tăng lên đến 93%. Theo dự kiến, những con số này cho thấy rằng năm 2011, những người sử dụng quầy thanh toán nhanh lựa chọn nhiều hơn 10 mặt hàng trong giỏ.

Trinkaus cũng nhận thấy một hình thức mới của hành vi đáng ngờ đã được phát triển từ nghiên cứu vào năm 1993 của mình. Một số người mua hàng ở dãy “10 mặt hàng hoặc ít hơn” đã đặt những sản phẩm họ chọn lên băng chuyền thanh toán trong nhóm 10, và sau đó nói với các nhân viên thu ngân rằng họ sẽ trả tiền cho từng nhóm. Một người mua sắm tìm cách có được 29 mặt hàng qua đường thanh toán nhanh bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận lén lút này. Ngay khi Trinkaus phát hiện ra hình thức mới của hành vi lừa đảo, ông nhận ra rằng nó có thể được sử dụng như một cách để xác định các kiểu người có nhiều khả năng vi phạm các chuẩn mực xã hội nhất. Để phù hợp với cách tiếp cận quan sát của mình, Trinkaus đề nghị nhóm của ông đi theo những người này vào bãi đỗ xe siêu thị, ghi lại giới tính và những loại xe mà họ sở hữu. Kết quả: khoảng 80% những người vi phạm là nữ tài xế xe tải.

Đây không phải là lần đầu tiên Trinkaus phát hiện ra bằng chứng cho thấy các nữ tài xế xe tải đặc biệt có xu hướng tự cho phép mình tận hưởng hành vi đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Năm 1999, ông đã tính toán và phân loại số lượng những người lái xe đi quá tốc độ gần một trường học, và ghi nhận rằng 96% số nữ tài xế xe tải đã vượt quá giới hạn tốc độ, so với chỉ 86% nam tài xế xe tải. Trong cùng năm, ông cũng đã đếm số lượng những người lái xe không tiến đến được điểm dừng đúng tại biển báo nút giao chữ T. Tổng cộng, 94% nam tài xế không tuân thủ các biển báo, so với 99% nữ tài xế xe tải. Năm 2001, ông dành 32 giờ ghi lại 200 trường hợp trong đó các tài xế đã lấn làn khiến cho những nút giao đã được phân cách không thông thông thoáng, và thấy rằng 40% những sự cố liên quan đến, vâng, bạn đoán được rồi đấy, những nữ tài xế xe tải. Một năm sau, ông chú ý đến trường hợp những người đậu xe trong khu vực cấm tại một trung tâm mua sắm. Một lần nữa, những nữ tài xế xe tải tuân thủ kém nhất, chiếm khoảng 35% trong tổng số các hành vi vi phạm.

Trinkaus đã đưa ra hai lời giải thích cho khía cạnh này trong dữ liệu của mình. Đầu tiên, ông đã suy đoán rằng “nữ tài xế xe tải đang tình cờ mang vào nơi làm việc khái niệm

“trong” hiện tại của việc trao quyền”. Theo cách tiếp cận này, phụ nữ dùng quyền lực mới của họ trong xã hội, và có thể phát triển một nhu cầu vô thức vượt lên trên những hành vi có liên quan đến nam giới trước đây, chẳng hạn như chạy quá tốc độ, đỗ xe trong khu vực bị hạn chế, và vượt đèn đỏ. Ngoài ra, Trinkaus ghi lại rằng, những tài xế này có thể dẫn đầu các trò chơi về mặt suy giảm đạo đức xã hội, và hành động như một dấu hiệu báo trước những gì sắp xảy ra.

Kiểm tra sự thành thật của một quốc gia

Năm 1997, tờ US News and World Report tiến hành một cuộc thăm dò những người Mỹ xem ai “có thể” lên thiên đàng. Bill Clinton có số phiếu đánh giá không quá tệ, với 52% số

Một phần của tài liệu Tâm lý học hài hước khoa học về những điều kỳ quặc trong cuộc sống thường ngày (Trang 137 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)