Phân loại các cấu trúc cú pháp cơ bản trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bậc nâng cao từ năm 1980 đến năm 2008

Một phần của tài liệu Khảo sát việc phân bổ và xử lý các cấu trúc cú pháp cơ bản trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài bậc (Trang 28 - 35)

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi phân cấu trúc cú pháp thành ba loại: Loại cấu trúc cú pháp một kết từ cố định, 2: cấu trúc cú pháp kết từ có tính cơ động, 3: cấu trúc cú pháp có chứa những trợ từ.

Kết quả khảo sát cho thấy có tổng số 376 cấu trúc, trong đó loại 3 có 249 cấu trúc chiếm số lượng nhiều nhất 66,2% tổng số cấu trúc, tiếp đến là loại 1 có 93 cấu trúc, chiếm 24,7%, cuối cùng là loại 2 có 34 cấu trúc, chiếm 9,1%.

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng 3 loại cấu trúc cú pháp trong 8 giáo trình:

STT Loại Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Loại 1 93 66,2

2 Loại 2 34 9,1

3 Loại 3 249 24,7

Tổng số 376 100

Bảng 2.2: Bảng thống kê chi tiết số lượng các loại cấu trúc cú pháp trong từng giáo trình:

STT Giáo trình Loại Số lượng

1 Giáo trình tiếng Việt thực hành (Trường Đại học Tổng hợp, Khoa tiếng Việt)

Loại 1 14

Loại 2 5

Loại 3 66

2 Tiếng Việt (Phan Văn Giưỡng) Loại 1 7

Loại 2 2

Loại3 5

3 Tiếng Việt (Vietnamese) intermediate 4 (Bửu Khải - Phan Văn Giưỡng)

Loại 1 9

Loại 2 1

Loại 3 5

4 Tiếng Việt nâng cao (Nguyễn Thiện Nam)

Loại 13

Loại 2 5

Loại 3 24

5 Thực hành tiếng Việt, trình độ B (Đoàn Thiện Thuật)

Loại 1 24

Loại 2 10

Loại 3 40

6 Tiếng Việt cho người nước ngoài, trình độ nâng cao, (Trịnh Đức Hiển)

Loại 1 9

Loại 2 5

Loại 3 64

7 Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tập 3, (Nguyễn Văn Huệ)

Loại 1 8

Loại 2 2

Loại 3 27

8 Giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tập 4, (Nguyễn Văn Huệ)

Loại 1 9

Loại 2 4

Loại 3 18

2.1.1. Loại 1: Loại cấu trúc cú pháp được cấu tạo bằng kết từ cố định

Đây là loại cấu trúc cú pháp được cấu tạo bằng một hoặc nhiều cặp từ, chẳng hạn như: cấu trúc nào… cũng, ai … cũng, gì ... cũng, đâu … cũng, …

Nếu thiếu một từ nào đó trong các cặp từ đó thì khó có thể tạo thành một câu có ý nghĩa đầy đủ, vốn dĩ những cặp từ này luôn đi với nhau khi tham gia cấu tạo câu. Nói cách khác, cấu trúc cú pháp kiểu này bắt buộc phải có các từ đó. Loại cấu trúc cú pháp

như vậy chiếm số lượng không nhỏ (93 cấu trúc) trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát.

Ví dụ:

Học kỳ nào anh ấy cũng phải thi lại.

[IV; 196]

Nông thôn Việt Nam làng nào cũng có trẻ em chăn trâu.

[IV; 196]

Cô ấy rất chăm chỉ, việc cô ấy cũng làm.

[IV; 196]

Nếu lược bỏ đi “nào” hoặc “cũng” trong các câu trên thì không thể tạo thành một câu có nghĩa. Vì vậy, các yếu tố đó buộc phải luôn đi cùng nhau, xuất hiện đầy đủ trong một cấu trúc. Do đó, những cấu trúc này thường được mô hình hóa dưới dạng khái quát như sau:

(Dt nào CN + cũng + đt

CN + nào/gì/ai/đâu + cũng + dt)

Đây cũng là cấu trúc xuất hiện trong hai giáo trình của Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Thiện Nam, được các tác giả khái quát hóa thành cấu trúc cụ thể để học viên có thể dễ nắm bắt. Với hầu hết các kết cấu như thế này người viết sách luôn chú ý thể hiện bằng các cặp từ đi cùng nhau.

Tuy nhiên, có một số soạn giả lại không thể hiện cấu trúc bằng các cặp từ đi cùng nhau trong phần chú thích ngữ pháp mà chỉ biểu hiện bằng một từ và khi giải thích thì mới nói đến những từ mà bản thân từ này luôn đi kèm trước hoặc sau từ đó.

Ví dụ: Làm sao (mà) … được trong giáo trình của Trịnh Đức Hiển lại chỉ được đưa ra cấu trúc khái quát là “làm sao mà” chứ không được giới thiệu là “làm sao … được”, trong khi đó với cấu trúc như thế này không thể không xuất hiện từ đuợc. Nếu

Từ để hỏi + cũng

(bao giờ … cũng, ai … cũng, ở đâu … cũng)

chỉ sử dụng “làm sao mà” mà không có được thì không thể tạo thành một câu. Chẳng hạn như: trong câu “Làm sao (mà) chị ấy lái ô tô được” [V; 26], có thể nói “Chị ấy làm sao (mà) lái ô tô được” hay “Chị ấy lái ô tô làm sao được” hầu như không thể nói:

Làm sao mà chị ấy lái ô tô”. Vì vậy, khi giới thiệu mô hình các cấu trúc như thế trong phần chú thích ngữ pháp, soạn giả nên chú ý đến việc thể hiện tất cả các yếu tố. Vì chúng đều là những thành phần quan trọng, thiết yếu để tạo nên câu. Trong khi đó giáo trình do Đoàn Thiện Thuật chủ biên và giáo trình tập 3 do Nguyễn Văn Huệ chủ biên lại thể hiện đầy đủ cấu trúc làm sao (mà)… được. Điều này cũng cần thiết vì đôi khi trong tiếng Việt lại có những cấu trúc khá giống nhau nhưng nghĩa và cách sử dụng lại hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như, cấu trúc làm sao (mà)… dùng trong câu hỏi, với ý nghi ngờ hoặc phủ định, có nghĩa như “tại sao (mà)…”, “vì lẽ gì (mà)…” và cấu trúc làm sao mà … được biểu thị khả năng không thể làm được việc gì, nhìn thoáng qua thì có vẻ hơi giống nhau, làm cho người học có thể dễ nhầm lẫn. Vì vậy, đôi khi việc xác nhận tên gọi cấu trúc là rất cần thiết.

Với cấu trúc không... xuể, không…nổi cũng vậy. Giáo trình của Đoàn Thiện Thuật và giáo trình 3 của Nguyễn Văn Huệ khi giới thiệu trong phần chú thích ngữ pháp, các soạn giả viết là không … xuể, không … nổi, nhưng trong giáo trình của Đại học Tổng hợp thì chỉ lại nói là xuể, nổi. Trong khi đó, nếu không có từ không thì không thể được vì đây là cấu trúc có ý nghĩa phủ định, luôn đi cùng với không.

Hơn nữa, có thể thấy rằng, trong một số giáo trình, tác giả mô hình hoá bằng cấu trúc cụ thể có đầy đủ các thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ như giáo trình của giáo trình của Đại học Tổng hợp, của Đoàn Thiện Thuật... Ví dụ:

* Trong giáo trình của Đại học Tổng hợp, Khoa tiếng Việt, 1980:

- Có … thì

C có V1 thì V2

- Kiểu câu kể có vị ngữ chỉ nguyên nhân

Chủ ngữ Vị ngữ

Là / vì (bởi, bởi vì, do)/mệnh đề Ví dụ: Hôm qua tôi không đến nhà anh được là vì trời mưa

* Trong giáo trình của Đoàn Thiện Thuật:

- Không … gì cả/hết/hết cả/đâu/ai

Chủ ngữ + không + động từ + gì cả/hết/hết cả Đâu

Ai - Làm gì mà …thế

Làm gì mà + tính từ + thế?

- Không biết … là gì

Chủ ngữ + không biết + động từ + là gì

Trong khi đó, hầu hết các soạn giả lại không biểu hiện trong phần giải thích ngữ pháp bằng những cấu trúc như vậy. Các soạn giả hầu như chỉ giải thích chứ không mô hình hóa thành những công thức cụ thể có đầy đủ với các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, động từ, danh từ, tính từ… đi trước hoặc sau. Chẳng hạn như, trong giáo trình 3 của Nguyễn Văn Huệ (chủ biên): Bao giờ…cũng: kết cấu biểu thị ý nghĩa luôn luôn là như vậy, không thay đổi. Có thể nói bao giờ cũng…Giáo trình của Trịnh Đức Hiển cũng vậy: càng …càng (the more…the more) biểu thị mức độ cùng tăng thêm như nhau.

2.1.2. Loại 2: Cấu trúc cú pháp được cấu tạo bằng kết từ có tính cơ động (hai hoặc nhiều từ nhưng một trong các từ đó có thể không cần xuất hiện trong cấu trúc).

Chẳng hạn như: nếu … thì, vì … nên, tuy … nhưng, dù … nhưng, mặc dù … nhưng, sở dĩ …là vì v.v..

Giả sử trong cấu trúc tuy … nhưng, nếu bỏ một trong các từ “tuy” hoặc “nhưng”

thì câu đó vẫn có thể chấp nhận được (nhưng với loại này, cần chú ý đến vị trí của các mệnh đề trong câu). Xét ví dụ:

1. Tuy tôi rất bận nhưng tôi vẫn cố gắng học ngoại ngữ.

[V; 34]

Có thể nói: Tôi vẫn cố gắng học ngoại ngữ tuy tôi rất bận.

2. Sở dĩ anh ấy biết nhiều thứ tiếng là do anh ấy cần cù và có năng khiếu về ngoại ngữ.

[IV; 159]

Từ cấu trúc này, có thể nói:

Anh ấy biết nhiều thứ tiếng là do anh ấy cần cù và có năng khiếu về ngoại ngữ.

3. nó lười học nên nó thi trượt. [IV; 159]

Có thể nói: - Nó thi trượt nó lười học.

- Nó lười học nên nó thi trượt.

4. Cứ trời mưa anh ấy nghỉ học.

Trong câu trên, nếu bỏ cứ hoặcđi thì vẫn có thể chấp nhận được: “Trời mưa anh ấy nghỉ học” hoặc “Cứ trời mưa, anh ấy nghỉ học”.

[VI; 20]

Những cấu trúc như thế này không đòi hỏi các cặp từ này buộc phải luôn có mặt trong cấu trúc mà chỉ cần sự xuất hiện của một trong những từ đó. Nếu cặp từ đó tham gia vào cấu trúc một cách đầy đủ thì ý nghĩa ngữ pháp được nhấn mạnh hơn.

Tuy nhiên, chính vì đặc điểm của loại cấu trúc này là không nhất thiết luôn phải là một cặp từ nên nhiều khi có soạn giả lại có những cách thể hiện trong phần chú thích ngữ pháp khác nhau, như trong giáo trình của Trịnh Đức Hiển khi giới thiệu cấu trúc cứ … thì thì chỉ viết bằng một từ cứ, không cần viết các từ sau thì/là nhưng trong giáo trình của Đoàn Thiện Thuật lại viết là cứ … thì/là. Song, với những kiểu cấu trúc như thế thì luôn có một từ được coi là quan trọng hơn sẽ được nhắc đến khi soạn giả giới thiệu trong phần ngữ pháp nhiều hơn. Chẳng hạn như cấu trúc hễ… là/thì thì hễ sẽ là từ được lấy làm tên gọi cho cấu trúc này nhiều hơn. Vì thế, đôi khi các soạn giả đưa ra vấn đề ngữ pháp thì chỉ gọi là hễ.

Tuy nhiên, tùy từng cấu trúc mà soạn giả giới thiệu bằng những mẫu câu hoặc cấu trúc khác nhau. Với cấu trúc hình như … thì phải có một số tác giả viết trong phần ngữ pháp là hình như, một số khác là thì phải. Nhưng khi giải thích thì hầu hết soạn giả đều nói đến những dạng biểu hiện khác của cấu trúc.

2.1.3. Loại 3: Cấu trúc cú pháp có chứa những trợ từ.

trợ

(khô

). :

trợ

.

Đây là loại xuất hiện nhiều nhất với số lượng 249 chiếm 66,2% .

Chủ yếu người viết sẽ giải thích chứ ít khi mô hình hóa thành cấu trúc, tuy nhiên có giải thích vị trí của chúng như: đứng trước danh từ, động từ, tính từ hay đứng đầu câu, cuối câu …

Ví dụ: Đoàn Thiện Thuật khi giải thích chứ:

Chứ đứng cuối câu, trong khẩu ngữ, được người nói dùng để minh hoạ hay giải thích cho ý kiến đã nói trước đó. Nó có ý nghĩa tương tự như “tất nhiên” hoặc

“chắc chắn”.

Ví dụ: - Anh có đi không?

- Tôi đi chứ! (= Chắc chắn tôi sẽ đi)

Đôi khi từ này vừa dùng để phủ định ý kiến của người đối thoại, vừa để khẳng định ý kiến của mình.

Ví dụ: - Hôm nay ngày 5 tháng 6 là sinh nhật chị Bình.

- Không, mồng 6 tháng 5 chứ!”

Hay Nguyễn Thiện Nam giải thích phải:

Phải cũng thường đứng trước số từ khi người nói ước đoán một số lượng nhiều.

Ví dụ: Hôm nay phải đến 500 người dự mít tinh.”

Tuy nhiên, đôi khi có tác giả lại không giải thích vị trí của những trợ từ như thế này trong câu mà chỉ giải thích ý nghĩa và cách sử dụng của chúng. Chẳng hạn như, Nguyễn Thiện Nam giải thích mới: với ý nghĩa điều kiện, mới biểu thị hành động hoặc trạng thái B chỉ xảy ra khi có điều kiện A. Cụ thể:

a. Điều kiện về thời gian: Nhấn mạnh ý: sự việc, hành động chỉ xảy ra ở một thời điểm muộn

b. Điều kiện khác: Nhấn mạnh ý: sự việc, hành động xảy ra chỉ khi có điều kiện nêu ở trước.

Hoặc có giải thích vị trí của chúng nhưng chỉ giải thích một cách chung chung, không rõ ràng.

Ví dụ: khi giải thích đối với, Trịnh Đức Hiển chỉ giải thích: Đối với đứng trước từ hoặc nhóm từ chỉ người hoặc điều được nói đến.

Hoặc cách giải thích cứ cũng vậy, cứ đứng trước nhóm từ chỉ điều kiện cho hiện tượng, hoạt động sắp diễn ra.

Nhìn chung, với những loại cấu trúc như thế này, khó có thể mô hình hóa thành một cấu trúc khái quát lớn ngay mà chỉ có thể mô hình hóa thành những cấu trúc đoản ngữ (với những thành phần đi trước hoặc sau nó) để từ đó khái quát quát hóa thành những cấu trúc lớn hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc phân bổ và xử lý các cấu trúc cú pháp cơ bản trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài bậc (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)