2.3. Việc xử lý các cấu trúc cú pháp trong bài
2.3.1. Cách giải thích cấu trúc cú pháp trong các giáo trình
Trong tổng số 376 cấu trúc cú pháp mà chúng tôi khảo sát, cách giải thích các cấu trúc có nhiều điểm chưa đồng nhất. Cùng một cấu trúc nhưng có những soạn giả
lại có cách giải thích, cách gọi khác nhau. Chúng ta có thể thấy điều đó qua một số trường hợp sau:
Cách giải thích cấu trúc Đ+nổi/xuể, cấu trúc không … nổi, không … xuể thì trong giáo trình của Đoàn Thiện Thuật gọi là không … xuể, không … nổi nhưng giáo trình của Trịnh Đức Hiển, Nguyễn Thiện Nam, Đại học Tổng hợp, 1980 lại gọi là nổi.
Về cách giải thích nổi, nếu Đoàn Thiện Thuật chỉ dừng ở câu phủ định, Nguyễn Thiện Nam dừng ở câu phủ định và nghi vấn thì giáo trình của Đại học Tổng hợp lại giải thích ở phạm vi sử dụng rộng hơn nghĩa là nổi được dùng cả trong câu phủ định, nghi vấn và cả trong câu khẳng định.
Dưới đây là những cách giải thích cụ thể của từng tác giả về nổi và xuể:
a. Cách giải thích của Nguyễn Thiện Nam:
Đt + nổi (verb + nổi)
xuể xuể
* Từ “nổi” nhấn mạnh ý nghĩa khó khăn, nặng nề của công việc dẫn đến khả năng khó kết thúc (“nổi” thường được dùng trong các câu hỏi hoặc câu phủ định)
Ví dụ:
Bài tập này khó quá, con làm không nổi đâu bố Việc này nặng nề đấy con có làm nổi không?
[IV; 244]
* Từ “xuể” gần giống ý nghĩa của từ “được” hoặc “hết” nhấn mạnh ý nghĩa số lượng nhiều của công việc dẫn đến khả năng khó kết thúc. “Xuể” cũng thường được dùng trong các câu hỏi hoặc câu phủ định.
Ví dụ:
1. - Công việc nhiều như thế chị có làm xuể không?
- Tôi làm được ạ.
2. - Nhà rộng và nhiều đồ thế này làm sao mà lau xuể.
- Nhà có người giúp việc anh ạ.
3. - Hồi ấy tôi dạy nhiều học trò quá! Không nhớ xuể.
[IV; 245]
b. Cách giải thích của giáo trình Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp:
Nổi: nêu lên khả năng thực hiện hành động đối với những đối tượng (sự vật, công việc) có tính chất khó khăn đòi hỏi chủ thể phải có khả năng và phải cố gắng cao mới thực hiện được hành động.
Ví dụ: Chỉ có anh Bình mới làm nổi việc này.
Tôi không dịch nổi bài này vì khó quá.
Đơ - cát không giấu nổi cái tư thế của một tên tướng bại trận [I; 107]
Sau đó được mô hình hoá thành các cấu trúc:
- “Nổi” trong câu khẳng định: Vị trí của nổi trong câu khẳng định: có thể đứng trước hoặc đứng sau bổ tố. Phần nhiều là đứng trước bổ tố
C V
D D + nổi + D (bổ túc)
Chị An dịch nổi bài này.
C V
D D + D (bổ túc) + nổi
Tôi dịch bài này nổi.
- “Nổi” trong câu phủ định
C V
D Không Đ nổi D
bổ tố Tôi không làm nổi công việc này.
C V
D Đ không nổi D
bổ tố Tôi làm không nổi công việc này.
C V
D Đ D không nổi Bổ tố
Tôi làm công việc này không nổi.
Bổ tố C V
D Đ không nổi
Công việc này tôi làm không nổi.
Còn về cách giải thích xuể của giáo trình Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp tuy khác với cách giải thích của Đoàn Thiện Thuật về phạm vi sử dụng nhưng cũng có điểm khá giống với Nguyễn Thiện Nam.
Xuể: Nêu lên khả năng thực hiện hoạt động đối với những đối tượng (sự vật, công việc ...) có khối lượng quá lớn, quá nhiều mà chủ thể phải cố gắng nhiều, cũng khó có thể thực hiện được. Vì thế “xuể”thường được dùng ở các câu có dạng phủ định hoặc nghi vấn.
Ví dụ: Dạo này nhiều việc, tôi làm không xuể.
Cây đa này, hai người ôm không xuể.
Tù binh nhiều quá, đếm không xuể.
[I; 107]
Xuể trong câu phủ định cũng được mô hình hoá cụ thể thành cấu trúc giống như nổi.
c. Đoàn Thiện Thuật giải thích:
Không xuể: Cụm từ này có ý nghĩa: không thể làm xong việc gì đó vì số lượng/khối lượng công việc quá lớn.
Mẫu:
Ví dụ: Nhiều bài tập quá, anh ấy làm không xuể.
Tôi không ăn xuể chỗ thức ăn này.
[V; 107]
Không nổi: Cụm từ này có ý nghĩa: không thể làm được việc gì đó vì việc quá khó.
Mẫu:
Ví dụ: Vấn đề này quá phức tạp, tôi giải quyết không nổi.
Tôi không ăn nổi món ăn cô ấy nấu.
[V; 107]
Rõ ràng cách giải thích của Đoàn Thiện Thuật cho thấy cấu trúc chỉ được sử dụng trong câu phủ định mà không được sử dụng trong câu nghi vấn. Ngược lại, Nguyễn Thiện Nam cho rằng, nó có thể sử dụng cả trong câu phủ định và nghi vấn.
Như vậy cách giải thích của Nguyễn Thiện Nam rộng hơn.
Từ đó, có thể thấy rằng, về việc mô hình hóa cấu trúc thì Nguyễn Thiện Nam chỉ đưa ra mô hình cấu trúc của một đoản ngữ còn Đoàn Thiện Thuật và Đại học Tổng hợp mô hình khá chi tiết cụ thể. Về cách giải thích cũng có sự khác nhau ít nhiều ở phạm vi sử dụng.
Ví dụ:
- Chủ ngữ + động từ + không nổi - Chủ ngữ + không + động từ + nổi - Chủ ngữ + động từ + không xuể - Chủ ngữ + không + động từ + xuể
- Cách giải thích cấu trúc: chẳng lẽ...
Cách giải thích cấu trúc chẳng lẽ … à?/ chẳng lẽ … hay sao? của Đoàn Thiện Thuật và Trịnh Đức Hiển cũng khác nhau:
Trịnh Đức Hiển: chẳng lẽ …(à)? biểu thị ý nghĩa “không có lý nào”
Ví dụ: Chẳng lẽ anh ấy không hiểu điều đó?
Chẳng lẽ anh không tin tôi?
[VI; 94]
Như vậy, cách giải thích của Trịnh Đức Hiển còn chung chung, khó hiểu.
Đoàn Thiện Thuật:
Kết cấu chẳng lẽ ... à? (hoặc chẳng lẽ ... hay sao?) là một kết cấu nghi vấn - phủ định, dùng để biểu thị ý ngạc nhiên, hay hoài nghi trước một sự việc, hiện tượng mà người nói cho là vô lý hoặc kỳ lạ.
Ví dụ: Chẳng lẽ hai người ấy chia tay nhau à?
Chẳng lẽ có người ngoài trái đất hay sao?
[VI; 94]
Giáo trình của Nguyễn Văn Huệ, tập 3: Chẳng lẽ dùng để nêu điều mà người nói cho là phi lý, không thể như thế được.
Ví dụ: Nó hỏi vay tiền tôi chẳng lẽ tôi không cho.
[VII; 103]
- Cách giải thích cấu trúc đã + thời gian:
Cách giải thích cấu trúc đã + thời gian ở giáo trình Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp, 1980 rất chung chung, không cụ thể, không rõ ràng. Người viết chỉ đưa ra vấn đề, không giải thích rõ ý nghĩa, cách sử dụng của nó.
Đã: phó từ, chỉ quá khứ. Ngoài trường hợp đứng trước động từ, tính từ làm vị ngữ (đã học) “đã” còn có thể đứng trước nhóm từ chỉ số lượng + danh từ chỉ thời gian.
Ví dụ: Chúng tôi học ở Việt Nam đã nửa năm.
Đã bao nhiêu năm nay, chiếc đồng hồ vẫn chạy.
[I; 14]
Nhưng giáo trình của Đoàn Thiện Thuật có giải thích ý nghĩa của cấu trúc này:
Đã + thời gian: kết cấu này được dùng để nhấn mạnh một khoảng thời gian nào đó là quá lâu, quá dài. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ quá khứ đến hiện tại.
Ví dụ: Tôi sống ở Hà Nội đã hai năm.
[V; 14]
- Cấu trúc ai … nấy:
Với cấu trúc ai … nấy, khi giải thích Trịnh Đức Hiển và Nguyễn Văn Huệ (tập 3) cũng không giống nhau.
Giáo trình của Nguyễn Văn Huệ, tập 3: Ai … nấy: rút gọn từ kết hợp “... của ai thì người ấy ...”, biểu thị ý “riêng của từng người”.
Ví dụ: Việc ai nấy làm. Tôi không quan tâm.
[VII; 104]
Trịnh Đức Hiển: Ai + đt + dt + nấy
Để chỉ nơi chốn, đối tượng mà hành động của con người hướng tới. Có thể thay thế “nấy” bằng “ấy”. Ngoài ra còn có thể thay “ai” bằng “người nào” và thêm “người”
vào phía trước của từ “nấy” (hoặc “ấy”).
Ví dụ: Ai về nhà nấy.
Người nào về nhà người nấy [VI; 222]
Rõ ràng cùng một hiện tượng ngữ pháp có cùng một ý nghĩa nhưng hai soạn giả lại biểu thị bằng hai dạng cấu trúc khác nhau. Điều đó cho thấy mỗi người viết có một cách xử lý khác nhau. Nếu gộp hai cách giải thích này lại với nhau thì sẽ có được một cách giải thích tổng hợp và có thể sử dụng trong các trường hợp với hai dạng cấu trúc:
Dt + ai nấy +đt Ai + đt + dt + nấy
- Các cấu trúc không được giải thích hoặc không rõ:
Qua khảo sát, chúng tôi cũng thấy có nhiều cấu trúc chỉ được đưa vào bài nhưng không được giải thích hoặc nếu có thì cũng rất chung chung, khó hiểu.
Ví dụ: trong giáo trình của Nguyễn Thiện Nam khi đưa cấu trúc tự + đt, không những … mà còn vào bài nhưng không có sự giải thích.
Hay trong giáo trình của Trịnh Đức Hiển cũng có giải thích nhưng cách giải thích cũng khá chung chung: “không những … mà còn biểu thị quan hệ bổ sung, tăng tiến.”
Nhìn chung hầu hết các giáo trình mà chúng tôi khảo sát thì các soạn giả đều giải thích bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, riêng giáo trình của Nguyễn Thiện Nam lại được giải thích bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chẳng hạn như, với cấu trúc:
Ngay cả A còn B nữa là C huống chi
huống hồ nói gì đến
“Kết cấu này biểu thị rằng: phần câu ở sau nữa là tất nhiên sẽ có kết quả như phần câu ở trước nữa là.
Kết cấu cũng biểu thị ý so sánh C không thể hơn A. Kết cấu này mang tính khẩu ngữ.
(This structure means: The part of the sentence succeeding “nữa là” will of course have the same result as that of the part of the sentence precceeding “nữa là”.
The structure also means the comparison: C can’t be better than A. This tructure of ten takes a spoken language from.)”
- Không mở rộng hoạt động của cấu trúc
Ngoài ra còn có một hiện tượng nữa mà chúng tôi đã nhận thấy là khi giải thích, một số soạn giả không giải thích thêm các dạng khác có thể sử dụng được của cấu trúc, hoặc những cấu trúc khác nhưng có ý nghĩa tương tự như cấu trúc đó.
Ví dụ: Trong giáo trình tập 3 của Nguyễn Văn Huệ có đưa cấu trúc hễ … là vào phần chú thích ngữ pháp nhưng lại không nhắc đến dạng cấu trúc khác có nghĩa tương tự như: cứ … thì, cứ … là, mỗi lần … là. Không nhắc đến, không giải thích nhưng lại xuất hiện ngay trong bài đó (phần bài tập): Nó đã cố gắng rất nhiều nhưng cứ đến giờ
văn thì nó lại buồn ngủ. [VII; 40]. Phải chăng soạn giả muốn giáo viên và học viên tự khai thác thêm những kiến thức như vậy?
Trong giáo trình của Trịnh Đức Hiển cũng vậy, khi giải thích không những … mà còn/không chỉ … mà còn, không chú ý tới các dạng cấu trúc khác. Trong khi đó, những cấu trúc này lại có nhiều cấu trúc biến thể khác: không chỉ … mà cả, chẳng riêng … mà. Còn cấu trúc mặc dù … nhưng có rất nhiều dạng cấu trúc khác nhau: dù
… nhưng, dầu …nhưng, tuy … nhưng nhưng soạn giả chỉ đưa ra một cấu trúc mà không đề cập các dạng khác.
Cấu trúc không … nổi, khi giải thích, các giáo trình của Đại học Tổng hợp, Trịnh Đức Hiển, Đoàn Thiện Thuật không nói thêm những dạng cấu trúc biến thể khác mà có thể sử dụng được với nổi có cùng ý nghĩa phủ định như đt + làm sao nổi. Hay như cấu trúc làm sao được, Đoàn Thiện Thuật không giải thêm cấu trúc … sao được có cùng ý nghĩa không thể làm được.
Nhưng riêng giáo trình của Nguyễn Thiện Nam trong một số trường hợp lại xuất hiện khá đầy đủ các dạng khác nhau của cấu trúc. Chẳng hạn như, khi đưa cấu trúc vì A nên B vào phần chú thích tác giả còn giải thích các dạng cấu trúc khác của vì A nên B:
Tại vì thành thử (là) ...
Bởi vì thành ra (là) ...
Do
Căn bản là (vì)
Tuy nhiên, soạn giả không đưa luôn cấu trúc chỉ nguyên nhân - kết quả sở dĩ A là vì (là do) B mà để đến bài sau (bài 7) mới giải thích.
- Những trường hợp cấu trúc xuất hiện ở bài trước nhưng bài sau mới giải thích:
Chúng tôi thấy có những cấu trúc xuất hiện nhiều trong cùng một giáo trình trước khi được giải thích. Chẳng hạn như: cấu trúc giá A thì B xuất hiện ở bài 3 của giáo trình tập 3 của Nguyễn Văn Huệ, thì đến bài 4 soạn giả mới giải thích, hay cấu trúc vì A nên B của giáo trình Nguyễn Thiện Nam xuất hiện ở bài 3, 4 thì đến bài 6 mới
giải thích. Chúng tôi thống kê được 16 cấu trúc như vậy xuất hiện trong 5 giáo trình.
Trong đó nhiều nhất là ở giáo trình của Đoàn Thiện Thuật (6 cấu trúc), sau đó là giáo trình tập 4 của Nguyễn Văn Huệ (5 cấu trúc), giáo trình của Trịnh Đức Hiển (4 cấu trúc), giáo trình của Đại học Tổng hợp (1 cấu trúc).
Bảng 2.7: Bảng thông kê số lượng các cấu trúc xuất hiện trước khi được giải thích trong phần ngữ pháp:
STT Cấu trúc Giáo trình Xuất hiện ở bài
Trang Giải thích trong bài 1 CN + có ... I Bài 31, bài 34 5, 29 Bài 60 2 Vì ... nên IV Bài 3, bài 4 61, 86 Bài 6
3 Dt + mãi V Bài 2, bài 10 16, 101 Bài 13
4 Nào ... cũng Bài 2 16 Bài 7
5 So với Bài 2 19 Bài 6
6 Câu + chứ Bài 7 64 Bài 9
7 Dành phải + đt
Bài 6 52 Bài 13
8 Câu + vậy Bài 7 64 Bài 13
9 Dến nỗi VI Bài 7 62 Bài 11
10 Dể Bài 2, bài 9 9, 72 Bài 11
11 Bất cứ Bài 2 9 Bài 14
12 Suýt VIII Bài 1 5 Bài 3
13 Giá mà... thì Bài 3 26 Bài 4
14 Chính Bài 3 Bài 9
15 Có ...đâu Bài 1 6 Bài 4
16 Tự + đt Bài 7 Bài 9
Nhìn chung, mỗi soạn giả có những cách gọi, cách giải thích đôi khi có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình đều đưa ra các cấu trúc, có những cách giải thích khá chính xác và luôn có các ví dụ rất cụ thể giúp học viên có thể nhận biết và áp dụng.