Cách luyện cấu trúc cú pháp trong các giáo trình nâng cao

Một phần của tài liệu Khảo sát việc phân bổ và xử lý các cấu trúc cú pháp cơ bản trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài bậc (Trang 65 - 81)

2.3. Việc xử lý các cấu trúc cú pháp trong bài

2.3.2. Cách luyện cấu trúc cú pháp trong các giáo trình nâng cao

Trước tiên, chúng tôi thấy mỗi giáo trình có một cách sắp xếp trật tự các phần khác nhau và có một số giáo trình như: giáo trình 3 của Phan Văn Giưỡng và giáo trình 4 của Bửu Khải - Phan Văn Giưỡng thì bài hội thoại cũng chính là bài nghe. Còn các giáo trình khác đều có phần bài hội thoại riêng biệt. Đây là phần khá quan trọng có thể áp dụng vào trong thực tế giao tiếp hàng ngày. Phần hội thoại thường xuất hiện ở phần đầu của bài trong giáo trình, trước phần chú thích ngữ pháp như giáo trình của Nguyễn Thiện Nam, Đoàn Thiện Thuật, giáo trình tập 3, tập 4 của Nguyễn Văn Huệ nhưng riêng hai giáo trình của Trịnh Đức Hiển và giáo trình của Đại học Tổng hợp bài hội thoại lại xuất hiện sau bài đọc, nhưng trước phần chú thích ngữ pháp.

Trong các bài hội thoại đều xuất hiện đầy đủ các cấu trúc. Bài hội thoại có những câu nói, những tình huống khác nhau. Từ những tình huống đó, soạn giả cố gắng tạo ra một bài hội thoại tự nhiên, diễn ra với 2 hoặc nhiều người và mỗi bài lại có chủ đề khác nhau. Không chỉ có vậy, cách vận dụng các cấu trúc cú pháp này vào bài cũng rất phù hợp với tình huống, không có chút gò bó nào, những mỗi cấu trúc thường chỉ xuất hiện một lần trong bài hội thoại. Chẳng hạn như bài 7 trong giáo trình Đoàn Thiện Thuật đưa ra 5 cấu trúc: gì/ ai/nào/đâu ... cũng; nhỉ; thì phải/hình như ... thì phải; không ... (một) ... nào; thì cả 5 cấu trúc này đều xuất hiện một cách khá tự nhiên trong phần hội thoại. Cách đưa vào bài như vậy giúp học viên nắm vững ngữ pháp và có thể vận dụng vào giao tiếp một cách chính xác và phù hợp nhất. Hội thoại là một trong những phần quan trọng trong quá trình học của học viên, nhưng không phải bài hội thoại nào trong giáo trình cũng xuất hiện đầy đủ các cấu trúc được đưa vào giải

thích. Riêng hai giáo trình của Bửu Khải và Phan Văn Giưỡng thì lại hầu như không có phần giải thích cấu trúc nhưng trong phần bài tập vẫn có sử dụng một số cấu trúc cơ bản để học viên thực hành. Còn trong phần bài đọc, bài hội thoại lại xuất hiện nhiều cấu trúc khó.

2.5.2.2. Bài đọc

Đối với phần bài đọc, thì trong giáo trình nào cũng có nhưng giáo trình Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp, 1980, giáo trình của Trịnh Đức Hiển, của Nguyễn Văn Huệ (tập 3) còn có bài đọc thêm. Phần bài đọc chính, thì giáo trình của Đại học Tổng hợp, của Trịnh Đức Hiển đặt ở phần đầu trong bài, còn bài đọc thêm ở cuối, giáo trình 3, 4 của Nguyễn Văn Huệ đặt ở trước phần ngữ pháp, sau phần luyện tập.

Riêng giáo trình 3, 4 của Bửu Khải, Phan Văn Giưỡng lại ở sau phần nghe và phần luyện tập nhưng có bài lại có hai bài đọc, có bài lại chỉ có một bài đọc.

Về đưa và xử lý cấu trúc ngữ pháp trong bài đọc, các giáo trình có những điểm khác nhau, có giáo trình cách đưa cấu trúc giống nhau như:

Giáo trình của Nguyễn Thiện Nam nội dung bài đọc chủ yếu là những bài viết về văn hóa Việt Nam, lối sống của con người hoặc các bài viết của cá nhân được lựa chọn để đưa vào giáo trình.

Giáo trình của Trịnh Đức Hiển và Đoàn Thiện Thuật cũng có đưa các cấu trúc được chú thích vào bài đọc nhưng thỉnh thoảng đầy đủ, thỉnh thoảng lại thiếu. Riêng giáo trình của Đoàn Thiện Thuật thì hầu hết đều đưa ít nhất 1 hoặc 2, có thể là 3 cấu trúc chẳng hạn như bài 10 có 4 cấu trúc nhưng bài đọc cũng chỉ có 1 cấu trúc được sử dụng (cấu trúc toàn là + dt), bài 2 cũng chỉ có 2 cấu trúc được đưa vào bài đọc (cấu trúc khi A thì B, trở nên + dt). Nhìn chung, tuỳ từng bài, có một số bài không xuất hiện cấu trúc nào. Chẳng hạn như bài 6, người viết giải thích 4 cấu trúc:

1. tt + ơi là + tt 2. Tự + đt + lấy

3. CN + đt + là/rằng + mệnh đề bổ ngữ

4. So với + dt1 (thì) dt2 + tt/đtphó từ + hơn

Tuy nhiên, trong bài đọc lại không hề thấy một cấu trúc nào được sử dụng.

Người viết đưa vào phần ngữ pháp với mong muốn các hiện tượng ngữ pháp đó như là cái đích để truyền đạt đến người học. Song, cái đích đó chỉ xuất hiện trong phần bài tập, luyện tập và bài hội thoại mà ít được vận dụng trong phần bài đọc. Điều đó cho thấy đối với soạn giả, việc xử lý các cấu trúc trong bài đọc là không quan trọng lắm, đây chỉ là phần giúp học viên mở rộng vốn từ và cấu trúc, còn việc áp dụng các cấu trúc như trên là không cần thiết mà người viết tập trung vận dụng trong bài hội thoại và luyện tập là chủ yếu.

Trái lại, giáo trình của Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp, thì hầu hết trong một bài đọc các cấu trúc được chú thích trong phần ngữ pháp lại được người viết đưa vào bài đọc khá đầy đủ. Tần số xuất hiện của các cấu trúc trong bài nhiều hơn các giáo trình khác.

Với giáo trình của Bửu Khải, Phan Văn Giưỡng, hầu như các cấu trúc được soạn giả đưa vào với mục đích dạy cho người học, lại không đưa vào phần bài đọc. Mặt khác, cấu trúc xuất hiện trong bài đọc và luyện tập dường như không hề có sự liên quan đến nhau.

Còn với giáo trình 3 của Nguyễn Văn Huệ, một số bài cũng không sử dụng cấu trúc, một số có sử dụng. Riêng giáo trình 4 của Nguyễn Văn Huệ thì bài 1, 2, 3 lại xuất hiện đầy đủ các cấu trúc mà soạn giả giới thiệu trong phần chú thích, sau đó, các cấu trúc xuất hiện chỉ lác đác.

Nhìn chung, việc thể hiện các cấu trúc được giải thích vào trong phần bài đọc lại không nhiều và thường xuyên như trong bài hội thoại.

Hơn nữa, qua khảo sát, chúng tôi cũng thấy rằng có những cấu trúc không xuất hiện trong bài đọc này nhưng lại xuất hiện trong những bài đọc sau. Chẳng hạn như trong giáo trình của Đoàn Thiện Thuật cấu trúc nào... cũng (với nghĩa là tất cả) được giải thích trong bài 7 nhưng không có mặt trong bài đó mà đến bài 8 (trang 83), bài 10 (trang 114) mới xuất hiện, không ...gì cả (bài 10) xuất hiện ở bài 13 (trang 138), càng ...càng (bài 12) xuất hiện ở bài 13 (trang 138), cấu trúc so với ...thì (bài 6) xuất hiện ở

bài 15 (trang 163). Trong giáo trình 3 của Nguyễn Văn Huệ: cấu trúc hễ ...là (bài 3) xuất hiện ở bài 4 (trang 58)... Điều đó cho thấy việc xử lý các cấu trúc cần luyện tập trong bài đọc là không kịp thời.

2.3.2.3. Bài luyện và bài tập

Bài luyện và bài tập là hai dạng bài không thể thiếu trong mỗi bài học và mỗi giáo trình. Đây là hai phần quan trọng giúp cho người học luyện tập thật thành thạo các thao tác ngôn ngữ đã được dạy, và ghi nhớ những vấn đề ngữ pháp cụ thể. Phần luyện tập thường được đưa ngay vào sau phần chú thích ngữ pháp với số lượng khá lớn. Bài luyện giúp học viên thực hiện ngay trên lớp với những kiến thức ngữ pháp vừa được cung cấp với sự giảng dạy của giáo viên, đồng thời luyện cho học viên cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bài tập cũng là phần đòi hỏi người học phải xử lý những tình huống cụ thể bằng những yếu tố và dữ kiện đã cho. Người học phải biết vận dụng vào bài học vào thực tế cho phù hợp bằng cách tìm ra những cách làm đúng nhất.

Hầu hết phần bài tập và bài luyện đều nhằm luyện cho học viên những cấu trúc cú pháp đã được người viết giải thích trong phần chú thích ngữ pháp.

a. Các kiểu bài trong phần luyện tập và bài tập

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong các giáo trình đều đưa ra nhiều bài tập, các dạng bài cũng khá phong phú.

Kiểu 1: Cho các từ gợi ý tạo thành một câu hỏi hoàn chỉnh rồi viết câu trả lời và có sử dụng các cấu trúc cú pháp được học.

Ví dụ: Cô ấy biết/ tin học

- Cô ấy có biết gì về tin học không ? - Cô ấy không biết về tin học cả.

[IV; 204]

Dạng bài này giúp học viên có khả năng định hướng trong việc xây dựng câu, học viên có thể vừa thực hành hỏi và trả lời. Vận dụng được các kiến thức ngữ pháp đã học trong bài.

Hoặc cho những từ gợi ý viết thành câu nhưng không thuộc dạng hỏi và trả lời và có sử dụng kết cấu ngữ pháp được học.

Ví dụ: tiếng Việt/không cần ai giúp đỡ

Anh ấy có thể học tiếng Việt, không cần ai giúp đỡ.

[VIII; 97]

Kiểu 2: cho một câu hỏi rồi trả lời và thực hành theo mẫu:

Mẫu 1: - Cô ấy đã nói gì với anh chưa?

- Cô ấy chưa nói với tôi cả.

Ví dụ: - Chị đã ăn gì chưa?

- ...

[IV; 204]

Mẫu: A: Các ông có mặt ở đây sáng hay chiều?

B: Cả sáng lẫn chiều.

Ví dụ: A: Cô định mời ông Hưng và cô Cúc à?

B : Vâng, ...

[VIII; 19]

Tuy nhiên, trong kiểu này thì cũng có một số dạng khác như cho một câu hỏi nhưng câu trả lời lại có những gợi ý bằng các dữ kiện đi kèm.

Ví dụ 1: Âm nhạc truyền thống hấp dẫn ông ở điểm nào?

(những nhạc cụ độc đáo)

- Chính những nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam đã hấp dẫn tôi.

[VIII; 96]

Ví dụ 2: A: Anh chưa đến thăm mẹ vợ à? (...còn gì) B: Tối qua tôi đã đến thăm rồi còn gì.

[VII; 111]

Các kiểu bài như thế này hầu hết được sử dụng trong các giáo trình để các học viên luyện tập, vì có lẽ đây là kiểu bài không mang tính rập khuôn lắp ráp, đòi hỏi học viên phải nắm chắc các cấu trúc cú pháp thì mới có thể vận dụng được.

Kiểu 3: Viết lại thành một câu khác nghĩa không đổi

Kiểu bài luyện tập này thường đưa ra một câu, sau đó người học viết câu khác có sử dụng cấu trúc ngữ pháp nhưng nghĩa phải giống nhau.

Ví dụ: Ở đây, tất cả mọi người đều biết tiếng Việt.

Ở đây ai cũng biết tiếng Việt.

[IV; 205]

Ví dụ: Hễ đúng mười một giờ là chúng tôi kết thúc giờ học.

Chúng tôi bao giờ cũng kết thúc giờ học lúc mười một giờ.

[VII; 41]

Kiểu 4: Sử dụng cấu trúc cú pháp cho phù hợp với vị trí trong câu.

Thường kiểu bài luyện tập này sẽ đưa ra một câu và sau đó yêu cầu học viên xen thêm một từ vào một vị trí thích hợp trong câu.

Ví dụ: Tình hình sẽ phức tạp - Tình hình sẽ trở nên phức tạp

[IV; 48]

Kiểu luyện tập này giúp học viên xác định được vị trí của cấu trúc, từ đó sẽ xây dựng nên được một câu hoàn chỉnh.

Kiểu 5: Chọn đáp án đúng

Ở kiểu luyện tập này lại có những dạng điền vào chỗ trống và đưa ra nhiều đáp án để lựa chọn.

Ví dụ: Anh ấy đã học tiếng Việt 5 năm ... anh ấy chẳng nói được gì cả.

A. Tuy C. Dù

B. Nhưng D. Vì

[V; 40]

Có một số kiểu lại đưa ra hai câu và yêu cầu người học chọn xem đáp án nào đúng và đáp án nào sai rồi chọn dấu để đánh dấu đúng/sai cho phù hợp.

Ví dụ:

A. Nước ngập như thế này đi được làm sao cháu?

B. Nước ngập như thế này đi làm sao được cháu?

[IV; 83]

Kiểu 6: Đặt câu với các cấu trúc cú pháp

Kiểu luyện tập này ít xuất hiện trong các giáo trình khác mà chủ yếu xuất hiện trong hai giáo trình của Đại học Tổng hợp và giáo trình của Nguyễn Thiện Nam.

Ví dụ: đặt câu với tự + đt rất + tt

không những A mà còn B hay đặt câu với kết cấu chẳng ... là gì

[VI; 204]

Nhưng giáo trình của Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp đôi khi yêu cầu cách đặt câu rất khái quát chứ không phải là một cấu trúc cụ thể như trên. Chẳng hạn như:

Đặt 5 câu có chủ ngữ là một mệnh đề (trang 48).

Với kiểu này cũng có dạng là dùng từ gợi ý và sử dụng kết cấu ngữ pháp để đặt câu.

Ví dụ: dùng kết cấu A chứ không B để đặt câu với các từ sau đây:

trẻ - già

- Anh Nam trẻ chứ không già

[V; 47]

Kiểu 7: Kiểu này thường đưa ra những gợi ý và viết câu theo một cấu trúc khái quát đã cho.

Ví dụ : câu C1 V1 C2 V2

Thấy giáo/chúng tôi/yêu cầu/ làm bài tập Thấy giáo yêu cầu chúng tôi làm bài tập

[IV; 105]

Kiểu này cũng rất ít khi được soạn giả quan tâm.

Kiểu 8: Cho các mệnh đề, sử dụng cấu trúc ngữ pháp để nối 2 mệnh đề đó thành câu.

Ví dụ: Sử dụng mặc dù ...nhưng nối một mệnh đề ở phần (A) với một mệnh đề ở phần (B) thành một câu hoàn chỉnh.

A B

Cô ấy không đẹp Nó vẫn thi đại học

Chiếc ô tô này không tốt Nó vẫn mua

Món ăn này rất bổ Cô ấy có duyên

Quyển sách kia rất đắt Anh Bình vẫn mua

Nó học kém Tôi không thích

[VI; 14]

Với kiểu bài như thế này, phải vừa nối và vừa phải tìm được mệnh đề phù hợp với mệnh đề trước. Điều này đòi hỏi người học phải hiểu được nghĩa của chúng. Tuy nhiên cũng có dạng bài không phải nối các mệnh đề giữa hai cột như thế này mà người viết cho hẳn hai câu riêng biệt và học viên chỉ cần sử dụng cấu trúc đó và nối không cần phải đi tìm mệnh đề phù hợp còn lại.

Ví dụ:

Sử dụng kết cấu tuy/mặc dù/dù A nhưng vẫn B trong các câu sau:

Trời mưa. Họ vẫn đi chơi. [V; 36]

Ví dụ khác: Dùng có...thì để tạo các câu sau thành câu có quan hệ điều kiện - kết quả:

- Quân địch tấn công ta, ta cũng đánh bại chúng.

- Các em chăm chỉ học tập mới tiến bộ được.

[I; 78]

Kiểu 9: phân tích các thành phần cú pháp trong câu Ví dụ: Phân tích thành phần của các câu sau đây:

- Núi non hùng vĩ đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh: nào Vịnh Hạ Long, nào chùa Hương Tích, nào đèo Hải Vân, nào núi Ngũ Hành...

- Rừng núi là nguồn sống của nhân dân lao động nhưng lại là cạm bẫy đối với quân thù. [I; 10]

Ví dụ: Phân cấu tạo của chủ ngữ trong các câu sau:

- Xây dựng là nhiệm vụ của công dân.

- Xây dựng Tổ quốc là nhiệm vụ của công dân.

- Chúng ta xây dựng Tổ quốc là nhiệm vụ vẻ vang.

[I; 55]

Ví dụ: Xác định câu có chủ ngữ và câu vô chủ Tôi có sách - câu có chủ ngữ Có khách - câu vô chủ

[I; 43]

Hay các dạng bài tìm chủ ngữ. Chẳng hạn như:

Tìm chủ ngữ của câu sau đây:

Con thương cha, vợ yêu chồng, anh em đoàn kết với nhau là điều tốt đẹp.

[I; 49]

Ví dụ: Viết ra hai thành phần chính của các câu sau đây. Xem ví dụ trước khi làm:

Nhiều người được định cư rồi bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ.

Chủ ngữ: nhiều người

Vị ngữ: được định cư rồi bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ [II; 60]

Kiểu bài này chỉ xuất hiện trong giáo trình của Đại học Tổng hợp và giáo trình 3 của Phan Văn Giưỡng, giúp nguời học nhận biết và phân biệt được các thành phần cấu tạo câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ... Từ đó, học viên có thể nắm chắc được cách xây dựng câu cũng như vị trí của các thành phần trong câu tiếng Việt khác với ngôn ngữ khác như thế nào.

Kiểu 10: Hoàn thành câu với những cấu trúc ngữ pháp đã cho Ví dụ: Dùng mẫu câu nhờ + đt + nhé để hoàn thành câu sau:

Nếu mưa, em ...

→ Nếu mưa, em nhớ đóng cửa sổ lại nhé. [V; 27]

Hay có dạng bài khác như chọn cấu trúc cho phù hợp để hoàn thành câu.

Ví dụ: Chọn “chứ không”hoặc “chứ chưa” đề hoàn thành các câu sau:

a. Trời sắp mưa ...

b. Tôi chỉ biết ông ấy ...

c. Anh ấy chỉ im lặng ...

[V; 47]

Kiểu 11: cho các câu, sau đó chọn câu nào đúng, câu nào sai. Nếu sai thì sửa lại.

Ví dụ: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Chữa lại các câu sai cho đúng.

a. Có hoa bao nhiêu là trong công viên.

b. Tôi đã chuẩn bị bao nhiêu ngày cho chuyến đi.

c. Cái túi này nặng quá, con xách mà làm sao được!

d. Lớp chị chỉ có 30 sinh viên thôi à?

e. Em làm sao mà bộ phim này hiểu được.

f. Chị nhớ gửi thư em nhé!

[V; 31]

Kiểu 12: Dựa trên các tình huống, viết các câu có sử dụng cấu trúc ngữ pháp Ví dụ : Anh/chị nói thế nào khi muốn gợi ý hay khuyến khích người khác làm những việc sau: (dùng kết cấu đt + thử xem hoặc thử + đt + xem)

a. Bạn của anh/chị bị ốm và không biết nên uống thuốc gì

b. Em của anh/chị muốn đến nhà bạn em ấy chơi, nhưng không biết bạn ấy có ở nhà hay không.

c. Anh/chị đọc cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” và nghĩ rằng cuốn sách đó rất hay. Anh/chị muốn giới thiệu cho các bạn đọc.

[V; 80]

Ví dụ: Xem các tình huống dưới đây. Dùng “lẽ ra...mới phải” để biểu thị điều mà bạn cho là theo lẽ thường đã phải xảy ra.

1. Bình hứa giúp Nam nhưng anh ấy đã quên mất

→...

Một phần của tài liệu Khảo sát việc phân bổ và xử lý các cấu trúc cú pháp cơ bản trong các giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài bậc (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)