4.1.1. Thực trạng về nhân lực, cơ sở vật chất tại các trường học
Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 401 trường học thuộc 04 cấp học: Mầm non, TH, THCS, THPT. Trong đó Mầm non: 120 trường gồm 8 công lập, 112 bán công, số trường đạt chuẩn quốc gia là 56 (trong đó 5 công lập; 51 bán công) với 1.591 lớp, 43.039 học sinh và 2.475 giáo viên. TH gồm 140 trường trong đó có 136 trường đạt chuẩn quốc gia với tổng số 2042 lớp, 44787 HS và 2869 giáo viên. THCS gồm 120 trường trong đó có 50 trường đạt chuẩn quốc gia với tổng số 1296 lớp, 44609 học sinh và 3040 giáo viên. THPT gồm 27 trường.
Một ngôi trường khang trang sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh, một đội ngũ thầy giáo, cô giáo đầy nhiệt huyết như người mẹ thứ hai, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của lứa tuổi học đường đáng kể. Sự hiếu động - vốn là một nhân tố tích cực để hoàn thiện nhân cách nếu được thể hiện trong một môi trường giáo dục thân thiện. Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới nhưng thật không vui khi chỉ số phát triển và các chỉ tiêu về chất lượng dân số chỉ xếp thứ 108/177, có đến 1,5% dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ.
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã tiến hành điều tra 69 trường bao gồm 37 trường TH trên tổng số 140 trường chiếm 26,4%, 32 trường THCS trên tổng số 120 trường chiếm 26,7% của tỉnh Hà Nam. Kết quả điều tra về thực trạng phân bố giáo viên tại trường học ở bảng 3.1 cho biết phần lớn
trường TH và THCS có từ 21 đến 40 giáo viên chiếm tỷ lệ tương ứng 59,5% đến 62,5%. Số trường có trên 40 giáo viên chỉ chiếm 8,7%, tỷ lệ trường có ít giáo viên (≤ 20 giáo viên) chiếm 30,4%. Trung bình có 25,7 ± 9,7 giáo viên/trường học, trong đó có 24,2 ± 8,5 giáo viên/trường TH và 27,4 ± 10,8 giáo viên/trường THCS, không có sự khác biệt về số lượng giáo viên giữa trường TH và trường THCS với p> 0,05. Tuy nhiên số lượng giáo viên tại các trường học cũng thay đổi lớn từ 13 giáo viên/trường đến 72 giáo viên/trường điều này cũng cho thấy rằng sự phân bố giáo viên trong các trường TH và trong các trường THCS cũng có khoảng cách khá xa.
Trong điều kiện thực tế hiện nay việc phân bố giáo viên trên tổng số HS cũng chưa thấy có những nghiên cứu cụ thể để chúng tôi so sánh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được phân tích ở bảng 3.2 cho thấy thực trạng về phân bố quy mô học sinh/giáo viên tại các trường học là 17,1 ± 3,7 học sinh/giáo viên, trong đó tại trường TH là 19,3 ± 2,9 học sinh/giáo viên và ở trường THCS là 14,6 ± 2,8 học sinh/giáo viên, có sự khác biệt về tỷ suất học sinh/giáo viên giữa trường TH và trường THCS với p< 0,05.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy đặc trưng về lưu lượng HS tại các trường TH và THCS tại tỉnh Hà Nam, phần lớn tập trung dưới 500 học sinh/trường, tương ứng ở trường TH chiếm 73,0%, trường THCS chiếm 75,0%, trường có lưu lượng từ 500 HS đến 1000 HS chiếm từ 21,9% đến 24,3%. Trường có lưu lượng HS từ 1000 trở lên chỉ chiếm 2,9%. Tuy nhiên sự phân bố cũng thiếu sự đồng đều, lưu lượng HS tại các trường thuộc những vùng trung tâm thành phố lớn hơn rất nhiều so với các khu vực khác.
Tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 65,2% trong tổng số các trường được điều tra, tỷ lệ đó ở các trường TH là 100%, các trường THCS chỉ chiếm có 25%.
Hầu hết các trường đang dần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về diện tích trường học cho một HS. Diện tích trung bình trường học trên mỗi học sinh ở các trường nghiên cứu ở bậc TH đạt tiêu chuẩn quy định chiếm 89,2%, ở các trường THCS là 90,6%, tỷ lệ chung của các trường điều tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 89,9%. Tuy nhiên sự phân bố diện tích mặt bằng trên mỗi học sinh tại các trường học cũng thay đổi lớn từ 2 m2/học sinh đến 46 m2/học sinh. Một nghiên cứu tại Hải Phòng năm 2005 cho thấy diện tích trung bình cho 1 HS khu vực nội thành thấp (0,91 m2 - 3,3 m2), trong khi khu vực ngoại thành là 13,4 m2 - 14,1 m2 [13], Một nghiên cứu khác tại tỉnh Thái Nguyên năm 2007 cũng cho thấy diện tích trường học trung bình cho một HS tại hai trường THCS là 11,57 m2/ học sinh và 29,93m2/ học sinh và đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định [21].
Kết quả phân tích tại bảng 3.8 cho thấy: phần lớn diện tích sân chơi so với tổng diện tích mặt bằng tại trường không đạt yêu cầu (97,1%), trong đó diện tích sân chơi rất ít tại trường TH chiếm 83,8%, trường THCS chiếm 78,1%. Các trường có diện tích sân chơi so với tổng diện tích mặt bằng đạt yêu cầu chỉ chiếm 2,9%. Điều này cho chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về sự quan tâm đến khu vui chơi cho HS sau những giờ học căng thẳng còn chưa được quan tâm đúng mức.
Trên Thế giới, hàng năm có khoảng 1,1 tỷ người không sử dụng nước sạch, 4 tỷ trường hợp bị tiêu chảy và làm 2,2 triệu người chết mà chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam có 5/10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất liên quan đến VS cá nhân, VSMT ( cúm, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm gan A...). Khoảng gần 100.000 người mắc tiêu chảy, 40.000 - 50.000 lượt người bị lỵ trực khuẩn, thương hàn... Đặc biệt tay chân miệng đang bùng phát ở nhiều nơi tính đến tháng 5 năm 2012 có 46.000 trường hợp mắc bệnh, 27 bệnh nhi tử vong. Bệnh giun sán cao, dao động
khoảng 50 - 95% trong dân số chung (có nơi chiếm trên 95% số học sinh TH). Nâng cao chất lượng nước sinh hoạt và công trình VS giảm đến 30% các ca tiêu chảy hàng năm [47].
Về hệ thống cung cấp nước: kết quả tại biểu đồ 3.1 cho thấy nguồn nước sinh hoạt được sử dụng tại các trường học tại tỉnh Hà Nam tương ứng như sau: nguồn nước mưa chiếm chủ yếu (68,1%), nước giếng khoan chiếm 60,9%, nguồn nước máy chiếm 29,0% và vẫn còn 5,8% nhà trường sử dụng nguồn nước giếng đào trong sinh hoạt. Điều này cho rằng việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các em trong học tập còn vẫn chưa được như mong muốn. Từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến SK của các em HS, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về đường tiêu hóa và ngoài da cho các em. Khi so sánh kết quả nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ trường học dùng nước máy thấp hơn, tỷ lệ trường học dùng nước giếng khoan cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hà về VSMT trường học ở huyện Từ Liêm – Hà Nội ( 2009 – 2010 ), chỉ số này là 62,4 % sử dụng nước máy và 32,6 % sử dụng nước giếng khoan [19].
Qua khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy trong 69 trường được điều tra thì thấy: phần lớn các trường có cung cấp nước uống cho học sinh chiếm từ 73,0% đến 90,6%, các điều kiện vệ sinh nước uống như dụng cụ đựng nước có đủ nắp đậy, vòi, có cốc, chén cho học sinh uống tương ứng tại trường TH chiếm 73,0%, trường THCS chiếm 90,6%. Các trường có sử dụng nước đóng bình chiếm 58,0%, sử dụng nước đun sôi để nguội chiếm 42,0%, các trường không cung cấp nước uống cho học sinh chủ yếu là khu vực nông thôn. Theo chúng tôi, có sự chênh lệch nhau về nước uống cho học sinh trong trường học ở 2 khu vực là do đối với các học sinh thành phố và các trường có điều kiện các em được sự đóng góp của gia đình nhiều hơn đối với các trường nông thôn và các cha mẹ học sinh thành thị và
những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội tốt hơn đã có thói quen quan tâm đến vệ sinh và điều kiện học tập của con, em mình.
Về hệ thống thoát nước: kết quả tại biểu đồ 3.2 cho thấy: nguồn nước sau sử dụng tại trường học được xả thải theo hệ thống thoát nước chủ yếu là qua hệ thống cống, rãnh chung chiếm 58,2%, chảy ra ao hồ xung quanh chiếm 52,2%, chảy ra vườn chiếm 50,7% và chảy ra hố thấm là 1,4%. Trong đó các trường có các hệ thống cống rãnh đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trường học theo cảm quan của chúng tôi còn rất ít. Kết quả nghiên cứu về nguồn nước thải qua hệ thống cống, rãnh chung của của các trường TH và THCS tại Hà Nam thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hà về VSTH tại Hà Nội (2009 - 2010 ).
Về thực trạng sự phân bố lưu lượng học sinh/nhà tiêu: theo quy định tiêu chuẩn hiện nay thì trung bình từ 100 HS đến 200 HS mỗi ca học có 1 nhà tiêu và 50 HS có 1 mét chiều dài hố tiểu [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy: lưu lượng trên 200 học sinh/nhà tiêu tại các trường chiếm 49,3%, trong đó tại trường TH chiếm 45,9%, trường THCS chiếm 53,1%. Các trường có lưu lượng từ 100 học sinh đến 200 học sinh đối với mỗi nhà tiêu chiếm 30,4% và dưới 100 học sinh/nhà tiêu chỉ chiếm 20,3%. Như vậy tỷ lệ số trường chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phân bố lưu lượng học sinh/ nhà tiêu còn cao, cộng với nó là còn thiếu nước sạch một cách đáng kể. Có những nơi có công trình VS nhưng thiếu nước dẫn đến nhà VS thì không còn vệ sinh nữa và sau giờ chơi các em HS không có nước sạch để rửa chân tay. Đây cũng là một trong những con đường ngắn nhất dẫn tới các bệnh trường học như giun sán, các bệnh về mắt, ngoài ra có những em cố tình nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới các bệnh lý trước mắt cũng như sau này của các em... Điều này cũng được khẳng định ở một số nghiên cứu khác và cũng là thực trạng của các trường trong cả nước [7], [36], [41]. Nhiều nghiên cứu
và các báo cáo, các khảo sát của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy thiếu nhà vệ sinh là thực trạng chung của các trường trên cả nước. Kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hà về thực trạng cung cấp nước sạch và VSMT tại các trường phổ thông huyện Từ Liêm - Hà Nội năm học 2009 - 2010 cho thấy: mặc dù 100% các trường phổ thông của huyện sử dụng nhà tiêu tự hoại nhưng tỷ lệ nhà tiêu chưa đạt tiêu chuẩn VS còn cao, chiếm 41,9% [19]. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cả nước vẫn còn tới 27,3% số trường được điều tra không có nhà vệ sinh hoặc có cũng không đảm bảo VS. Hiện còn rất nhiều trường sử dụng nhà tiêu hai ngăn và nhiều trường sử dụng nhà tiêu cầu hoặc đào không hợp VS. Theo Nguồn thông tin của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng cho thấy toàn tỉnh có tới 215 trường và nhiều trường không có nhà vệ sinh, 31 trường có nhà vệ sinh nhưng không đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Theo đánh giá của Bộ Y tế các công trình VS tại trường học hiện nay có nhiều tiến bộ hơn so với trước nhưng tỷ lệ các trường có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn VS theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 31/3/2005 rất thấp, chỉ có 31,7% [6].
Về thực trạng VS ngoại cảnh và VSMT chung tại trường học được thể hiện tại bảng 3.11 cho thấy: phần lớn các sân trường đều được đổ bê tông chiếm 95,7%, trong đó tại trường TH là 100%, trường THCS chiếm 90,6%. Các sân trường đủ bóng mát chiếm 95,7%, trường có nơi đổ rác riêng chiếm 55,1%, trường xử lý đốt rác chiếm 72,5%, xử lý chôn rác chiếm 34,8%, thu gom rác và chuyển đi nơi khác để xử lý là 62,3%. Điều này cho thấy các trường TH và THCS tại Hà Nam qua nghiên cứu việc thu gom và chuyển đi nơi khác để xử lý rác thải là còn thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Lê Thu Hà về vệ sinh trường học tại Hà Nội (2009 - 2010 ) là 100% các trường đều có thu gom và xử lý rác thải theo hình thức vận chuyển [19].
Sau nhiều năm nghiên cứu về vệ sinh học đường, các nhà chuyên gia vệ sinh học đường Việt Nam đã xây dựng các chỉ số tiêu chuẩn về vệ sinh trường học, lớp học phù hợp với điều kiện của nước ta. Quyết định mới nhất về VSTH được Bộ Y tế ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2000 quy định về VSTH bao gồm vệ sinh môi trường học tập, các phương tiện phục vụ học tập và một số quy định khác nhằm hạn chế các bệnh do yếu tố vệ sinh học đường gây ra [7].
Vệ sinh lớp học bao gồm: diện tích lớp học/ học sinh; kích thước lớp học; điều kiện chiếu sáng; điều kiện bàn ghế... Các điều kiện này có ảnh hưởng đến sức khỏe HS. Việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp hạn chế một số bệnh học đường ở HS như tật khúc xạ, cong vẹo cột sống. Vì trong 12 năm ngồi ghế nhà trường, các em HS phải ngồi trong lớp học khoảng trên 1 vạn giờ, phải tiếp cận với các môi trường lớp học, với các loại phương tiện học tập, trong đó có những yếu tố bất lợi đối với sức khoẻ và tình trạng bệnh tật của các em [39], [32]. Như vậy, nếu trong lớp học không được chiếu sáng tốt, bàn ghế không phù hợp với tầm vóc HS chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị lực và các bệnh tật của các em HS [41]. Bên cạnh đó diện tích lớp học, cách bố trí bảng... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của học sinh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả phân tích tại bảng 3.12 đánh giá yêu cầu vệ sinh lớp học cho thấy: diện tích lớp học trung bình là 44,6 m2 ± 5,8 m2, chiều dài lớp học là 7,5 m ± 0,5 m, chiều rộng lớp học là 5,9 m ± 0,5 m, chiều cao lớp học là 3,5 m ± 0,1m, kết quả được phân tích ở biểu đồ 3.2 cho thấy diện tích lớp học tại các trường học tại tỉnh Hà Nam không đạt yêu cầu vệ sinh lớp học chiếm tới 75,4%. Tỷ lệ lớp học đạt yêu cầu vệ sinh chiếm 24,6% theo Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 7/4/2008; Quyết định số 5333/QĐ-BYT ngày 31/12/209 của Bộ Y tế.
Chỉ số khoảng cách bàn đầu và bàn cuối của HS trong lớp học đến bảng: Theo kết quả của chúng tôi cho thấy thực trạng về khoảng cách bàn học và bảng trong lớp học cụ thể như sau: khoảng cách từ bàn đầu đến bảng là 1,9 m ± 0,2 m, khoảng cách từ bàn dưới cùng đến bảng là 6,4 m ± 0,5 m, khoảng cách lối đi giữa lớp là 0,9 m ± 0,05 m. Theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng và cộng sự tại hai trường THCS tại tỉnh Thái Nguyên năm 2007 cho thấy khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, khoảng cách từ bàn cuối đến bảng đều đạt tiêu chuẩn VS [21]. Kết quả phân tích tại bảng 3.16 mô tả các đặc điểm của bảng trong lớp học, trong đó chiều cao bảng trung bình là 1,3 m ± 0,1 m, chiều rộng bảng trung bình là 2,6 m ± 0,5 m. Khoảng cách bảng và nền nhà trung bình là 0,9 m ± 0,1 m. So sánh với chỉ số tiêu chuẩn chúng tôi thấy đạt yêu cầu. Quy định bảng treo ở giữa tường, mép dưới cách nền phòng học trung bình là 0,8 m đến 1,0 m, chiều dài bảng trung bình là 1,8 m đến 2,0 m, chiều rộng trung bình là 1,2 m đến 1,5 m, khiến HS luôn phải ngửa mặt nhìn ngước lên, vì độ cao của bảng (tính từ nền lớp học) sẽ là hơn 2,0 m, trong khi học sinh ngồi cách đó chỉ có 1,7 m [7].
Trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấy rằng 100% các trường dùng