Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện vệ sinh và hoạt động y tế trường học tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở, tỉnh hà nam năm 2013 (Trang 35 - 92)

2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu:

* Các chỉ số nghiên cứu về vệ sinh trường học, lớp học

- Các chỉ số mô tả thực trạng về điều kiện VS trường học: vị trí trường, diện tích mặt bằng, diện tích sân chơi, bãi tập, diện tích phủ xanh, sân trường,

tổng số học sinh, giáo viên trong trường học, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia, nguồn nước sinh hoạt, nước uống, nước thải, công trình vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải...

- Các chỉ số mô tả điều kiện vệ sinh lớp học: kích thước lớp học, kích thước, số lượng và vật liệu làm cửa sổ của lớp học, kích thước bảng, khoảng cách từ bảng đến các bàn học, khoảng cách lối đi, chiếu sáng lớp học, vi khí hậu trong lớp học ...

* Các chỉ số nghiên cứu về thực trạng cán bộ, trang thiết bị, các hoạt động y tế trường học.

- Các chỉ số thông qua quan sát trực tiếp theo bảng kiểm để kiểm các trang thiết bị tại phòng y tế.

+ Các chỉ số mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ y tế trường học về: độ tuổi, giới tính, chức danh chính của cán bộ kiêm nghiệm YTTH, thực trạng được tập huấn về YTTH, về sự hài lòng của cán bộ YTTH...

+ Các chỉ số mô tả thực trạng về TTB và thuốc thiết yếu: TTB y tế, TTB thông thường, thuốc thiết yếu.

+ Các chỉ số mô tả về thực trạng hoạt động YTTH: Hoạt động truyền thông GDSK trong các trường học; các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông; hoạt động chăm sóc sức khỏe HS, xử lý cấp cứu và các bệnh thông thường trong trường học, khám sức khỏe định kỳ cho HS, phòng chống các bệnh tật học đường (tật khúc xạ, gù vẹo cột sống, bệnh răng miệng), phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường, cung cấp nước uống, hoạt động thể dục thể thao.

+ Các chỉ số mô tả về thực trạng BHYT học sinh và kinh phí hoạt động YTTH.

Chúng tôi dựa vào các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế và Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường để đánh giá các chỉ số về vệ sinh trường học, lớp học, các chỉ số về nhân lực, trang thiết bị và hoạt động y tế trường học.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập số liệu bằng phần mềm Epi-Data Entry 3.1, các số liệu được phân tích dựa vào chương trình SPSS 16.0. Biểu thị số liệu qua bảng tần số, tỷ lệ phần trăm. Phân tích thống kê thông qua phân tích so sánh các số trung bình, độ lệch chuẩn.

2.7. Các hạn chế và sai số của nghiên cứu

* Một số hạn chế và sai số xảy ra trong nghiên cứu

Hạn chế do điều kiện địa bàn nghiên cứu rộng nên tại mỗi trường được chọn nghiên cứu chỉ đo lường, quan sát điều kiện vệ sinh ở một lớp học tương ứng và không phân tích theo khối học, điều này có thể dẫn đến sai số do trang thiết bị, đồ dùng học tập tại các khối khác nhau, điều kiện vi khí hậu ở các lớp khác nhau có thể dẫn đến chưa đại diện về điều kiện vi khí hậu tại từng trường học.

Ngoài ra sai số có thể xảy ra do kỹ năng thu thập thông tin, số liệu giữa các điều tra viên khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

* Phương pháp hạn chế sai số trong nghiên cứu

- Thiết kế, cụ thể hóa bộ mẫu phiếu điều tra với những câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, đơn giản, dễ hiểu có tính lôgic, lượng giá được cụ thể để dễ phát hiện những sai sót trong điều tra.

- Tập huấn kỹ cho cán bộ nghiên cứu. Thống nhất các tiêu chuẩn để tránh sai sót giữa các cán bộ điều tra.

- Trong quá trình nghiên cứu tiến hành giám sát, kiểm tra chặt chẽ quá trình thu thập số liệu của các điều tra viên, hàng ngày điều tra viên nộp lại

phiếu điều tra cho giám sát viên kiểm tra các thông tin điền trong phiếu có hợp lệ, đúng không.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

Việc nghiên cứu là để nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động công tác vệ sinh trường học và YTTH góp phần bảo vệ sức khỏe học sinh, giáo viên các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

Khi thực hiện điều tra, kiểm tra đôn đốc là dịp hướng dẫn các trường nắm chắc nội dung hoạt động vệ sinh trường học và YTTH để nâng cao chất lượng, năng lực một số hoạt động về sức khỏe trường học. Kết quả nghiên cứu được thông báo với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế tỉnh Hà Nam, các trường thuộc đối tượng nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, phát triển hoạt động sức khỏe trường học.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng chung và điều kiện vệ sinh tại trường học, lớp học

3.1.1. Thông tin chung

Bảng 3.1. Phân bố quy mô giáo viên ở các trường theo cấp học

Nhóm giáo viên TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

≤ 20 giáo viên 13 35,1% 8 25,0% 21 30,4%

21- 40 giáo viên 22 59,5% 20 62,5% 42 60,9%

Trên 40 giáo viên 2 5,4% 4 12,5% 6 8,7%

Số GV trung bình 24,2 ± 8,5 27,4 ± 10,8 25,7 ± 9,7 Bảng 3.1 cho biết thực trạng về phân bố giáo viên tại trường học theo cấp học, trong đó phần lớn trường TH và THCS có 21 đến 40 giáo viên chiếm tỷ lệ tương ứng 59,5% đến 62,5%. Số trường có trên 40 giáo viên chỉ chiếm 8,7%, Tỷ lệ trường có ít giáo viên (≤ 20 giáo viên) chiếm 30,4%. Số giáo viên trung bình tại mỗi trường là 25,7 ± 9,7 giáo viên, trong đó có 24,2 ± 8,5 giáo viên ở mỗi trường tiểu học và 27,4 ± 10,8 giáo viên ở mỗi trường trung học cơ sở.

Bảng 3.2. Phân bố quy mô số học sinh trên mỗi giáo viên theo ở các trường theo cấp học

Trường Số tốithiểu Số tốiđa Giá trị trung bình

(X ±SD) Giá trị p

Tiểu học (1) (n=37) 10,4 24,7 19,3 ± 2,9

p1, 2 < 0,05 Trung học cơ sở (2) (n=32) 8,2 20,3 14,6 ± 2,8

Chung (n=69) 8,2 24,7 17,1 ± 3,7

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: thực trạng về phân bố quy mô số học sinh trên mỗi giáo viên tại trường học trung bình là 17,1 ± 3,7 học sinh/giáo viên,

trong đó tại trường TH là 19,3 ± 2,9 học sinh/giáo viên và ở trường THCS là 14,6 ± 2,8 học sinh/giáo viên, kết quả này cho thấy có sự khác biệt về tỷ suất số học sinh trên mỗi giáo viên giữa trường TH và trường THCS với p< 0,05.

Bảng 3.3. Phân bố lưu lượng học sinh tại các trường theo cấp học

Số lượng học sinh TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) ≤ 500 27 73,0 24 75,0 51 73,9 501 – 1000 9 24,3 7 21,9 16 23,2 ≥ 1000 1 2,7 1 3,1 2 2,9

Bảng 3.3 cho thấy: thực trạng về phân bố lưu lượng HS tại các trường phần lớn là dưới 500 học sinh cho mỗi trường, tương ứng ở trường TH chiếm 73,0%, trường THCS chiếm 75,0%, trường có lưu lượng từ 500 học sinh đến 1000 học sinh chiếm từ 21,9% đến 24,3%. Trường có lưu lượng HS từ 1000 trở lên chỉ chiếm 2,9%.

Bảng 3.4. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia

Chuẩn quốc gia TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Đạt chuẩn 37 100 8 25,0 45 65,2

Chưa đạt chuẩn 0 0 24 75,0 24 34,8

Bảng 3.4 mô tả thực trạng về trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 100% trường TH đạt chuẩn, chỉ có 25,0% số trường THCS đạt chuẩn, tính chung các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại tỉnh Hà Nam có 65,2% trường đạt chuẩn, còn lại 34,8% trường chưa đạt chuẩn.

3.1.2. Thực trạng về điều kiện vệ sinh tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Bảng 3.5. Khoảng cách từ trường học đến nguồn nguy cơ ô nhiễm

Khảng cách TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

< 1 km 9 24,3 10 31,2 19 27,5

1 – 3 km 15 40,5 9 28,1 24 34,8

≥ 3 km 13 35,2 13 40,7 26 37,7

Tại bảng 3.5 cho chúng ta thấy: khoảng cách từ nguồn nguy cơ ô nhiễm đến trường học, cụ thể các trường có khoảng cách tới nguồn nguy cơ ô nhiễm dưới 1 km chiếm 27,5%, các trường có khoảng cách từ 1 km đến 3 km chiếm từ 28,1% đến 40,5%, khoảng cách từ 3 km trở lên chiếm 37,7%.

Bảng 3.6. Tỷ lệ số trường học đạt tiêu chuẩn diện tích mặt bằng cho mỗi học sinh Tiêu chuẩn cho phép TH (n=37) THCS (n=32) Chung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Đạt 33 89,2 29 90,6 62 89,9 Không đạt 4 10,8 3 9,4 7 10,1

Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ số trường đạt yêu cầu về diện tích mặt bằng của các trường phần lớn đạt tiêu chuẩn, cụ thể diện tích mặt bằng cho mỗi học sinh tương ứng ở trường Tiểu học là 89,2% và trường Trung học cơ sở là 90,6%. Tỷ lệ các trường không đạt chỉ chiếm 10,1%.

Bảng 3.7. Diện tích trung bình mặt bằng cho mỗi học sinh tại các trường học. Trường Số tối thiểu Số tối đa Giá trị trung bình (X ±SD) Giá trị p Tiểu học (1) (n=37) 2 46 17,2 ± 8,7 p1, 2 > 0,05 Trung học cơ sở (2) (n=32) 3 37 17,9 ± 7,5

Chung (n=69) 2 46 17,5 ± 8,1

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: thực trạng về diện tích mặt bằng trung bình cho mỗi học sinh tại trường học là 17,5 ± 8,1 m2, trong đó tại trường TH có 17,2 ± 8,7 m2 cho mỗi học sinh và ở trường THCS 17,9 ± 7,5 m2 cho mỗi học sinh, Tuy nhiên diện tích mặt bằng trung bình cho mỗi học sinh tại các trường học cũng thay đổi lớn từ 2 m2 cho mỗi học sinh đến 46 m2 cho mỗi học sinh.

Bảng 3.8. Tỷ lệ số trường đạt tỷ suất diện tích sân chơi/diện tích mặt bằng tại trường

Diện tích sân chơi TH (n=37) THCS (n=32)

Chung (n=69) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Đạt yêu cầu 1 3,2 1 3,2 2 2,9 Không đạt yêu cầu < 20% 31 83,8 25 78,1 56 81,2 20% – 40% 5 13,0 6 18,7 11 15,9

Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy: phần lớn diện tích sân chơi so với tổng diện tích mặt bằng tại trường không đạt yêu cầu (97,1% số trường học), trong đó số trường TH có diện tích sân chơi rất ít chiếm 83,8%, trường THCS có diện tích sân chơi rất ít chiếm 78,1%. Các trường có diện tích sân chơi so với tổng diện tích mặt bằng đạt yêu cầu chỉ chiếm 2,9%.

Biểu đồ 3.1. Nguồn nước sử dụng tại trường học.

Biểu đồ 3.1 cho thấy nguồn nước sinh hoạt được sử dụng tại các trường học tại tỉnh Hà Nam tương ứng như sau: nguồn nước mưa chiếm 68,1%, nước giếng khoan chiếm 60,9%, nguồn nước máy 29,0% và vẫn còn 5,8% trường học sử dụng nguồn nước giếng đào trong sinh hoạt.

Biểu đồ 3.2. Nơi thoát nước thải tại trường học.

Biểu đồ 3.2 cho thấy: nguồn nước sau sử dụng tại trường học được xả thải theo hệ thống thoát nước chủ yếu là qua hệ thống cống, rãnh chung chiếm 58,2%, chảy ra ao hồ xung quanh chiếm 52,2%, chảy ra vườn chiếm 50,7% và chảy ra hố thấm chiếm 1,4%.

Bảng 3.9. Thực trạng cung cấp nước uống tại trường học

Nước uống TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Có cung cấp nước uống 27 73,0 29 90,6 56 81,2

Có đủ vòi, nắp đậy, cốc, chén 27 73,0 29 90,6 56 81,2

Nước đun sôi 17 45,9 12 37,5 29 42,0

Nước đóng bình 20 54,1 20 62,5 40 58,0

Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy: phần lớn các trường có cung cấp nước uống chiếm 73,0% đến 90,6%, các điều kiện vệ sinh nước uống như dụng cụ đựng

nước có nắp đậy, có đủ vòi, đủ cốc, chén cho học sinh uống tương ứng tại trường TH chiếm 73,0%, trường THCS chiếm 90,6%. Các trường có sử dụng nước đóng bình chiếm 58,0%, sử dụng nước đun sôi để nguội chiếm 42,0%.

Bảng 3.10. Thực trạng lưu lượng học sinh trên mỗi nhà tiêu tại trường học.

Học sinh/nhà tiêu TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

< 100 7 18,9 7 21,9 14 20,3

100 – 200 13 35,2 8 25,0 21 30,4

>200 17 45,9 17 53,1 34 49,3

Bảng 3.10 cho thấy: lưu lượng trên 200 học sinh đối với mỗi nhà tiêu tại các trường chiếm 49,3%, trong đó tại trường TH chiếm 45,9%, trường THCS chiếm 53,1%. Các trường có lưu lượng từ 100 học sinh đến 200 học sinh đối với mỗi nhà tiêu chiếm 30,4% và dưới 100 học sinh đối với mỗi nhà tiêu chỉ chiếm 20,3%.

Bảng 3.11.Thực trạng ngoại cảnh tại trường học.

Ngoại cảnh TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Sân trường bằng bê tông 37 100 29 90,6 66 95,7

Sân trường đủ bóng mát 35 94,6 31 96,9 66 95,7

Có nơi đổ rác riêng 17 45,9 21 65,6 38 55,1

Xử lý bằng đốt rác 28 75,7 22 66,8 50 72,5

Xử lý bằng chôn rác 13 35,1 11 34,4 24 34,8

Thu gom chuyển nơi khác 22 59,5 21 65,6 43 62,3 Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy: vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh môi trường chung tại trường học phần lớn các sân trường đều được đổ bê tông (95,7%), trong đó tại trường TH là 100%, trường THCS chiếm 90,6%. Các sân trường đủ bóng mát chiếm 95,7%, trường có nơi đổ rác riêng chiếm 55,1%, trường

xử lý đốt rác chiếm 72,5%, xử lý chôn rác chiếm 34,8%, thu gom rác và chuyển đi nơi khác để xử lý là 62,3%.

3.1.3. Thực trạng về điều kiện vệ sinh tại lớp học

Bảng 3.12. Kích thước lớp học tại trường học.

Lớp học Số tối thiểu Số tối đa Giá trị trung bình (X ±SD) Tiêu chuẩn cho phép Chiều rộng (m) 3,6 7,0 5,9 ± 0,5 < 6,5 m Chiều dài (m) 6,2 9,0 7,5 ± 0,5 < 8,5 m Chiều cao (m) 3,0 3,8 3,5 ± 0,1 3,3 – 3,6 m Diện tích (m2) 27,7 56,0 44,6 ± 5,8 49 – 56 m2

Bảng 3.12 biểu thị chỉ số kích thước lớp học, trong đó diện tích lớp học là 44,6 m2 ± 5,8 m2, chiều dài lớp học là 7,5 m ± 0,5 m, chiều rộng lớp học là 5,9 m ± 0,5 m, chiều cao lớp học là 3,5 m ± 0,1 m.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các trường học đạt yêu cầu về về diện tích lớp học tại các trường học*

Biểu đồ 3.3 cho thấy diện tích lớp học tại các trường học tại tỉnh Hà Nam không đạt yêu cầu vệ sinh lớp học chiếm tới 75,4%. Tỷ lệ lớp học đạt yêu cầu vệ sinh về diện tích chiếm 24,6%.

Bảng 3.13. Đặc điểm số lượng, kích thước cửa sổ tại các trường học.

Cửa sổ Số tối thiểu Số tối đa Giá trị trung bình (X ±SD)

Số lượng cửa sổ (chiếc) 3,0 5,0 3,6 ± 0,5 Chiều cao cửa sổ (m) 1,4 2,3 1,8 ± 0,2 Chiều rộng cửa sổ (m) 0,9 1,8 1,3 ±0,2 Diện tích cửa sổ (m2) 1,26 4,1 2,4 ± 0,7

Kết quả bảng 3.13 cho biết: thực trạng cửa sổ đảm bảo điều kiện về ánh sáng và thông khí của lớp học tại các trường TH và THCS thuộc tỉnh Hà Nam, cụ thể như sau: số lượng cửa sổ của lớp học trung bình là 3,6 ± 0,5 chiếc, chiều cao cửa sổ là 1,8 m ± 0,2 m, chiều rộng cửa sổ là 1,3 m ± 0,2 m, diện tích cửa sổ là 2,4 m2 ± 0,7 m2.

Bảng 3.14. Thực trạng chất lượng cửa sổ tại các trường học

Cửa sổ TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Cửa sổ gỗ 10 27,0 9 28,1 19 27,5

Cửa sổ gỗ kính 27 73,0 23 71,9 50 72,5

Cửa sổ đạt yêu cầu* 16 43,2 7 21,9 23 33,3

* trên 20% tổng diện tích cửa sổ/ diện tích lớp học

Bảng 3.14 cho thấy: đa số các cửa sổ đều làm bằng gỗ kính chiếm 72,5%, trong đó tại trường TH là 73,0%, tại trường THCS chiếm 71,9%.

Tổng diện tích cửa sổ/ diện tích lớp học tại các trường chưa đạt yêu cầu vệ sinh chiếm tới 66,7%.

Bảng 3.15. Khoảng cách các bàn và bảng trong lớp học.

Khoảng cách (m) Số tối thiểu Số tối đa Giá trị trung bình (X ±SD) Tiêu chuẩn cho phép Bàn đầu đến bảng 0,9 2,6 1,9 ± 0,2 1,8 – 2,5 m Bàn dưới cùng đến bảng 5,2 8,2 6,4 ± 0,5 ≤ 8,0 m

Lối đi giữa lớp 0,8 1,1 0,9 ± 0,05 ≥ 0,8 m

Kết quả bảng 3.15 mô tả thực trạng về khoảng cách bàn học và bảng trong lớp học đều đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn cho phép, cụ thể như sau: khoảng cách

Một phần của tài liệu thực trạng điều kiện vệ sinh và hoạt động y tế trường học tại một số trường tiểu học, trung học cơ sở, tỉnh hà nam năm 2013 (Trang 35 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w