2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên cuộc điều tra cắt ngang.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng vệ sinh và điều kiện học tập tại một số trường TH và THCS về: diện tích trường, diện tích sân chơi bãi tập, diện tích phủ xanh, nhà tiêu, nước sạch, kích thước lớp học, số lượng và kích thước cửa sổ, vật liệu làm cửa sổ, bảng...
- Đo khảo sát vi khí hậu và điều kiện vệ sinh tại một số trường TH và THCS gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, cường độ ánh sáng...
- Điều tra thực trạng nhân lực, phòng y tế, trang thiết bị và các hoạt động y tế trường học tại một số trường TH và THCS...
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu.
2.2.2.1. Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu cho điều tra tại các trường được áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng theo số trung bình của quần thể nghiên cứu [40]:
n = Z2
(1-α/2) x SD
2
d2
Trong đó:
n là số mẫu cần điều tra
SD: Độ lệch chuẩn của các chỉ số ước lượng cho quần thể, trong nghiên cứu này SD = 0,30.
Z1- α/2: là giá trị tương ứng với độ tin cậy 95% thì Z1- α/2 = 1,96.
d: độ chính xác tuyệt đối của quần thể, trong nghiên cứu này d = 0,08. Thay vào công thức chúng tôi tính được n = 55
Trên thực tế chúng tôi tiến hành điều tra tại 69 trường học, đáp ứng đủ cỡ mẫu mong muốn.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi lấy 69 lớp học tương ứng với các trường đã chọn để tiến hành khảo sát điều kiện vệ sinh lớp học và điều kiện vi khí hậu.
- Chọn trường: Từ 140 trường Tiểu học và 120 trường Trung học cơ sở chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn trường để đưa vào nghiên cứu theo phương pháp sau:
+ Lập danh sách toàn bộ các trường theo cấp tiểu học và trung học cơ sở trên toàn tỉnh.
+ Từ danh sách các trường như trên chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm để được đủ số trường đưa vào nghiên cứu.
- Chọn lớp tại các trường: Chúng tôi tiến hành chọn chủ đích một lớp tại một trường để đưa vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn lớp: đảm bảo lớp học được điều tra phải đại diện về các đặc điểm điều kiện vệ sinh cho tất cả các lớp học của trường (vị trí nằm ở trung tâm trường, phòng học, bàn ghế, bảng cửa sổ... đại diện chung cho các lớp tại trường).
2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Đo diện tích trường học
* Nội dung đo (tính) diện tích trường học.
- Tổng diện tích của trường: tùy theo hình dạng khuôn viên của nhà trường để tiến hành đo đạc các kích thước cho phù hợp rồi tính tổng cộng diện tích của trường.
- Diện tích phủ xanh: là toàn bộ phần đất được trồng cỏ, vườn cây và tán cây trồng làm bóng mát ở sân trường.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: bao gồm sân trường, sân vận động, sân tập thể thao nằm trong khuôn viên nhà trường.
- Diện tích xây dựng: là tổng diện tích xây dựng của các khối công trình như phòng học, nhà Ban Giám hiệu, nhà bếp, nhà ăn, nhà để xe, nhà thực hành, thử nghiệm...
- Sử dụng số liệu trong bộ tài liệu thiết kế xây dựng được lưu trữ tại trường học, các số liệu chưa có hoặc thay đổi sẽ được tiến hành đo thực tế để ghi nhận số liệu.
- Sử dụng thước dây để đo kích thước khu đất, khu nhà của trường học.
2.3.2. Đo kích thước lớp học
* Nội dung đo: đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao và tính diện tích của lớp học.
* Phương pháp đo: sử dụng thước dây để đo.
2.3.3. Đo kích thước cửa sổ lớp học
* Nội dung đo: đo chiều cao, chiều rộng của mỗi cửa sổ sau đó tính diện tích của từng cửa sổ và tính tổng diện tích cửa sổ tại lớp học.
* Phương pháp đo: sử dụng thước dây để đo.
2.3.4. Đo kích thước bảng
* Nội dung đo: đo chiều cao, khoảng cách ngang của bảng (không tính khung), đo khoảng cách từ mép dưới bảng đến sàn: đo khoảng cách từ mép dưới bảng đến sàn (nếu bục giảng rộng, không trực tiếp đo được khoảng cách từ mép dưới bảng đến sàn thì đo khoảng cách từ mép dưới bảng tới bục giảng và đo chiều cao bục giảng, sau đó cộng hai kết quả với nhau).
* Phương pháp đo: sử dụng thước dây để đo.
2.3.5. Xác định điều kiện vi khí hậu
* Nội dung đo: đo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí ( tốc độ gió).
+ Trong lớp học: mỗi lớp học được chọn sẽ tiến hành đo các chỉ tiêu vi khí hậu ở 5 vị trí: Đầu ngoài, đầu trong, cuối ngoài, cuối trong và giữa lớp và tính giá trị trung bình để xác định chỉ số đo.
+ Tại sân trường: cũng sẽ tiến hành đo ở 5 vị trí và tính giá trung bình để xác định chỉ số đo.
Các kỹ thuật đo, đánh giá vi khí hậu được thực hiện do các cán bộ chuyên môn của khoa Sức khỏe môi trường thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam. Sử dụng các thiết bị đo đạc của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và VSMT – Bộ Y tế. Kết quả đo đánh giá theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.
Dụng cụ đo, cách đo và tiêu chuẩn cho phép các yếu tố vi khí hậu [39],[36]
* Nhiệt độ không khí
- Dụng cụ đo: Được xác định bằng máy đo THERMO-Hygro RS 212 (Nhật Bản).
- Cách đo: Đặt máy đo trên mặt phẳng cách tường 0,5 m, cách nền nhà 1,5 m, sau 5 phút đọc kết quả trên máy đo, đơn vị tính: nhiệt độ Celcisus (0C).
- Tiêu chuẩn cho phép: Nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 30C đến 50C.
* Tốc độ chuyển động của không khí
- Dụng cụ đo: Được xác định bằng máy đo gió Anemomete-Bioblock 50518 (Anh). Cấu tạo máy gồm hai bộ phận chính: bộ phận cánh quạt và hệ thống máy đếm gồm 3 kim (hàng nghìn, hàng trăm và hàng đơn vị).
- Cách đo: trước khi đo, ấn nút cho kim về số 0. Đặt máy vào vị trí đo sao cho đúng hướng với chiều gió, cánh quạt vuông góc với hướng gió thổi tới cho chong chóng quay ổn định (trong vòng 2 phút) sau đó mở chốt hãm và bấm giây đồng hồ, thời gian đo 60 giây.
* Độ ẩm không khí
- Dụng cụ đo: được xác định bằng máy đo THERMO-Hygro RS 212 (Nhật Bản).
- Cách đo: Đặt máy ở nơi đo cách mặt đất 1 mét, tránh luồng gió mạnh. Để 10 phút cho kết quả ổn định. Đọc và ghi kết quả.
- Tiêu chuẩn cho phép: Độ ẩm tương đối thấp hơn 75% đến 85%.
2.3.6. Đo độ chiếu sáng trong phòng học
- Dụng cụ đo: Máy đo BK PRECISION 615 Lightmeter.
- Nguyên tắc: Bộ phận cảm ứng của máy là tế bào quang điện, có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành dòng điện. Một điện kế nhạy nối với tế bào quang điện được khắc vạch theo đơn vị lux gồm 3 thang: 0 lux đến 25 lux; 1 lux đến100 lux; 0 lux đến 500 lux.
- Kỹ thuật đo: Khi đo ánh sáng tế bào quang điện đặt ngang trên bề mặt cần đo. Bắt đầu đo từ thang cao nhất 500 lux cho đến khi điện kế quay và dừng lại. Đọc trị số thang khi kim dừng rồi nhân với hệ số điều chỉnh ta được giá trị cường độ chiếu sáng tại điểm đó.
- Đánh giá kết quả: Trị số kim dừng nhân với hệ số điều chỉnh với ánh sáng (sợi đốt hồng ngoại = 1, ánh sáng tự nhiên = 0,8, đèn huỳnh quang = 1,15). Nếu độ chiếu sáng lớn quá phải sử dụng tấm lọc hấp thu để che chắn tế bào quang điện, kết quả đo bằng chỉ số của điện kế nhân với 100 [39].
Tiêu chuẩn cho phép: 300 lux< ánh sáng< 500 lux
* Hệ số chiếu sáng tự nhiên
Được tính bằng tổng diện tích cửa sổ trên diện tích lớp học [11]
Tiêu chuẩn cho phép: Hệ số chiếu sáng tự nhiên không nhỏ hơn 1 phần 5
- Dụng cụ đo: bằng máy đo phản ánh mức áp âm theo đặc tính A (dBA) đo mức ồn tiếp xúc (LAE).
- Thời điểm: nên đo vào thời điểm không có học sinh hoặc học sinh đã vào lớp ( nếu đo ở sân trường)
- Vị trí đo:
+ Giữa sân trường và 4 góc trường
+ Trong phòng học: đo tại 5 điểm ( giữa lớp, 4 bàn ở 4 góc phòng học, ở mức ngang tai học sinh ngồi.
- Đánh giá kết quả: cộng kết quả tại các vị trí đo rồi tính trung bình. Tiêu chuẩn cho phép: không vượt quá 50 dBA.
2.4. Tiến hành nghiên cứu
- Thành lập nhóm nghiên cứu. Tiến hành tập huấn kỹ thuật thu thập
thông tin cho các cán bộ nghiên cứu và tiến hành điều tra thử ở một trường để điều chỉnh lại biểu mẫu nghiên cứu.
- Chuẩn bị cộng đồng: xin phép các cấp thẩm quyền cho phép làm nghiên cứu. Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam thông báo rộng rãi đến lãnh đạo các trường để họ biết mục tiêu nghiên cứu và tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ từ phía các nhà trường.
- Định ngày điều tra.
- Tiến hành điều tra chính thức.
2.5. Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp đánh giá.
2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu:
* Các chỉ số nghiên cứu về vệ sinh trường học, lớp học
- Các chỉ số mô tả thực trạng về điều kiện VS trường học: vị trí trường, diện tích mặt bằng, diện tích sân chơi, bãi tập, diện tích phủ xanh, sân trường,
tổng số học sinh, giáo viên trong trường học, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia, nguồn nước sinh hoạt, nước uống, nước thải, công trình vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải...
- Các chỉ số mô tả điều kiện vệ sinh lớp học: kích thước lớp học, kích thước, số lượng và vật liệu làm cửa sổ của lớp học, kích thước bảng, khoảng cách từ bảng đến các bàn học, khoảng cách lối đi, chiếu sáng lớp học, vi khí hậu trong lớp học ...
* Các chỉ số nghiên cứu về thực trạng cán bộ, trang thiết bị, các hoạt động y tế trường học.
- Các chỉ số thông qua quan sát trực tiếp theo bảng kiểm để kiểm các trang thiết bị tại phòng y tế.
+ Các chỉ số mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ y tế trường học về: độ tuổi, giới tính, chức danh chính của cán bộ kiêm nghiệm YTTH, thực trạng được tập huấn về YTTH, về sự hài lòng của cán bộ YTTH...
+ Các chỉ số mô tả thực trạng về TTB và thuốc thiết yếu: TTB y tế, TTB thông thường, thuốc thiết yếu.
+ Các chỉ số mô tả về thực trạng hoạt động YTTH: Hoạt động truyền thông GDSK trong các trường học; các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông; hoạt động chăm sóc sức khỏe HS, xử lý cấp cứu và các bệnh thông thường trong trường học, khám sức khỏe định kỳ cho HS, phòng chống các bệnh tật học đường (tật khúc xạ, gù vẹo cột sống, bệnh răng miệng), phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường, cung cấp nước uống, hoạt động thể dục thể thao.
+ Các chỉ số mô tả về thực trạng BHYT học sinh và kinh phí hoạt động YTTH.
Chúng tôi dựa vào các tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế và Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường để đánh giá các chỉ số về vệ sinh trường học, lớp học, các chỉ số về nhân lực, trang thiết bị và hoạt động y tế trường học.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Epi-Data Entry 3.1, các số liệu được phân tích dựa vào chương trình SPSS 16.0. Biểu thị số liệu qua bảng tần số, tỷ lệ phần trăm. Phân tích thống kê thông qua phân tích so sánh các số trung bình, độ lệch chuẩn.
2.7. Các hạn chế và sai số của nghiên cứu
* Một số hạn chế và sai số xảy ra trong nghiên cứu
Hạn chế do điều kiện địa bàn nghiên cứu rộng nên tại mỗi trường được chọn nghiên cứu chỉ đo lường, quan sát điều kiện vệ sinh ở một lớp học tương ứng và không phân tích theo khối học, điều này có thể dẫn đến sai số do trang thiết bị, đồ dùng học tập tại các khối khác nhau, điều kiện vi khí hậu ở các lớp khác nhau có thể dẫn đến chưa đại diện về điều kiện vi khí hậu tại từng trường học.
Ngoài ra sai số có thể xảy ra do kỹ năng thu thập thông tin, số liệu giữa các điều tra viên khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.
* Phương pháp hạn chế sai số trong nghiên cứu
- Thiết kế, cụ thể hóa bộ mẫu phiếu điều tra với những câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, đơn giản, dễ hiểu có tính lôgic, lượng giá được cụ thể để dễ phát hiện những sai sót trong điều tra.
- Tập huấn kỹ cho cán bộ nghiên cứu. Thống nhất các tiêu chuẩn để tránh sai sót giữa các cán bộ điều tra.
- Trong quá trình nghiên cứu tiến hành giám sát, kiểm tra chặt chẽ quá trình thu thập số liệu của các điều tra viên, hàng ngày điều tra viên nộp lại
phiếu điều tra cho giám sát viên kiểm tra các thông tin điền trong phiếu có hợp lệ, đúng không.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Việc nghiên cứu là để nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động công tác vệ sinh trường học và YTTH góp phần bảo vệ sức khỏe học sinh, giáo viên các trường Tiểu học và Trung học cơ sở. Ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.
Khi thực hiện điều tra, kiểm tra đôn đốc là dịp hướng dẫn các trường nắm chắc nội dung hoạt động vệ sinh trường học và YTTH để nâng cao chất lượng, năng lực một số hoạt động về sức khỏe trường học. Kết quả nghiên cứu được thông báo với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế tỉnh Hà Nam, các trường thuộc đối tượng nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, phát triển hoạt động sức khỏe trường học.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng chung và điều kiện vệ sinh tại trường học, lớp học
3.1.1. Thông tin chung
Bảng 3.1. Phân bố quy mô giáo viên ở các trường theo cấp học
Nhóm giáo viên TH (n=37) THCS (n=32) Chung (n=69)
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
≤ 20 giáo viên 13 35,1% 8 25,0% 21 30,4%
21- 40 giáo viên 22 59,5% 20 62,5% 42 60,9%
Trên 40 giáo viên 2 5,4% 4 12,5% 6 8,7%
Số GV trung bình 24,2 ± 8,5 27,4 ± 10,8 25,7 ± 9,7 Bảng 3.1 cho biết thực trạng về phân bố giáo viên tại trường học theo cấp học, trong đó phần lớn trường TH và THCS có 21 đến 40 giáo viên chiếm tỷ lệ tương ứng 59,5% đến 62,5%. Số trường có trên 40 giáo viên chỉ chiếm 8,7%, Tỷ lệ trường có ít giáo viên (≤ 20 giáo viên) chiếm 30,4%. Số giáo viên trung bình tại mỗi trường là 25,7 ± 9,7 giáo viên, trong đó có 24,2 ± 8,5 giáo viên ở mỗi trường tiểu học và 27,4 ± 10,8 giáo viên ở mỗi trường trung học cơ sở.
Bảng 3.2. Phân bố quy mô số học sinh trên mỗi giáo viên theo ở các trường theo cấp học
Trường Số tốithiểu Số tốiđa Giá trị trung bình
(X ±SD) Giá trị p
Tiểu học (1) (n=37) 10,4 24,7 19,3 ± 2,9
p1, 2 < 0,05 Trung học cơ sở (2) (n=32) 8,2 20,3 14,6 ± 2,8
Chung (n=69) 8,2 24,7 17,1 ± 3,7
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: thực trạng về phân bố quy mô số học sinh trên mỗi giáo viên tại trường học trung bình là 17,1 ± 3,7 học sinh/giáo viên,
trong đó tại trường TH là 19,3 ± 2,9 học sinh/giáo viên và ở trường THCS là