1.4. Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn ngoại khoá vềvật lí
1.4.2. Các hình thức hoạt động ngoại khoá
- Hoạt động ngoại khóa vật lí được tổ chức dưới nhều hình thức đa dạng, phong phú như:
+ Đọc sách, báo về vật lí, kỹ thuật.
+ Học sinh tổ chức những buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí và kỹ thuật, có thể có biểu diễn thí nghiệm.
+ Tham quan ngoại khóa về vật lí và kỹ thuật.
+ Học sinh chế tạo dụng cụ, cơ chế và máy móc đơn giản.
+ Ra báo tường hoặc tập san về vật lí và kỹ thuật.
+ Chuẩn bị để tham dự thi học sinh giỏi hoặc những kỳ thi khác dành cho môn vật lí ở trường phổ thông được học sinh tham gia.
- Các hoạt động ngoại khóa thông thường được học sinh tham gia dưới nhiều hình thức cá nhân, nhóm hoặc tập thể.
+ Việc đọc sách báo là một ví dụ điển hình về hoạt động ngoại khóa cá nhân.
+ Nhóm ngoại khóa vật lí là một thí dụ về hình thức về hoạt động nhóm.
+ Dạ hội vật lí với một số đông học sinh tham gia là một thí dụ về hoạt động ngoại khóa tập thể, ở đó có thể tổ chức các trò chơi vật lí.
- Các hoạt động ngoại khóa có thể có tính chất bất thường, chẳng hạn như triển lãm ngoại khóa chỉ tổ chức mỗi học kỳ hoặc mỗi năm một lần.
- Ngoài ra có thể tổ chức những hoạt động ngoại khóa có thành phần học sinh thay đổi hoặc cố định.
1.4.2.1. Hoạt động ngoại khóa có tính chất cá nhân:
Học sinh đọc sách báo ngoại khóa về vật lí và kỹ thuật là hình thức điển hình về hoạt động ngoại khoá cá nhân.
Đọc sách báo phổ biến khoa học về vật lí và kỹ thuật là hình thức hoạt động ngoại khóa đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Nó thường là yếu tố chuẩn bị cần thiết cho hoạt động ngoại khóa, đồng thời là một phần căn bản của hoạt động ngoại khóa, bởi vì có thể nói mọi hình thức hoạt động khác đều phải có yếu tố này.
Hình thức hoạt động ngoại khóa này một mặt bổ sung nhiều cho các giờ nội khóa. Mặt khác, giáo dục được học sinh có lòng say mê, thiết tha đọc sách báo, coi đó là một nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và luyện cho học sinh quen sử dụng các loại sách báo.
Nếu có thể nên tổ chức thành lập một “Tủ sách ngoại khóa vật lí”.Nên tìm hiểu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc xây dựng tủ sách của trường tiên tiến, trường điểm của một huyện, một tỉnh nào đó. Vận động những học sinh ham thích môn vật lí gửi tặng “Tủ sách ngoại khóa vật lí ” những quyển sách phổ biến khoa học của mình, để cho toàn thể học sinh trong toàn trường có thể cùng đọc.
Cũng có thể tổ chức những buổi “Báo cáo khoa học”.Học sinh sẽ chọn những đề tài mà họ ham thích.Để chuẩn bị báo cáo, giáo viên chỉ cho học sinh những tài liệu cần đọc và hướng dẫn các em về cách thức hoạt động.Học sinh sẽ phân công nhau người chuẩn bị báo cáo, người chuẩn bị những thí nghiệm chứng minh, người chuẩn bị giáo cụ hoặc vẽ tranh ảnh cần thiết… sau khi kế hoạch đã chuẩn bị xong, giáo viên góp ý và duyệt lại nội dung trước khi báo cáo.Để lôi cuốn được nhiều người tham gia buổi báo cáo đó, có thể làm công tác quảng cáo và chuẩn bị thêm vài tiết mục văn nghệ.
1.4.2.2. Hoạt động ngoại khoá theonhóm ngoại khoá vật lí kỹ thuật Nhóm ngoại khoá vật lí kỹ thuật là hình thức hoạt động ngoại khoá căn bản ở trường phổ thông. Là một hình thức hoạt động có tổ chức bao gồm một số học sinh.Nhóm vật lí kỹ thuật có nhiều điều kiện thuận lợi thành công.
Mỗi nhóm ngoại khoá không nên quá 30 học sinh. Có thể thành lập nhóm riêng cho từng khối lớp như: Nhóm ngoại khoá vật lí 6, nhóm ngoại khoá vật lí 7. Nhưng cũng có thể gồm những học sinh thuộc các khối lớp khác như nhóm khối lớp 8 – 9 nhóm khối 10 -11…
1.4.2.2.1. Các nguyên tắc đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá vật lí
- Nguyên tắc thứ nhất:
Khi tổ chức nhóm ngoại khoá phải dựa vào tính tự nguyện và sự hứng thú của học sinh.Trên cơ sở yêu thích công việc, tài năng của họ sẽ được nảy nở và phát triển.Bản thân từ ngoại khoá cũng nói lên sự đòi hỏi của học sinh tính tự nguyện trong công tác này.
- Nguyên tắc thứ 2:
Để đảm bảo nhóm ngoại khoá có thể tồn tại và hoạt động có kết quả thì phải phát hiện và xây dựng bằng được hạt nhân của nhóm.Hạt nhân thường phải là nhóm trưởng, nhóm trưởng phải là người có nhiệt tình cao học lực thuộc loại tương đối vững vàng đồng thời có khả năng đoàn kết trong nhóm.
- Nguyên tắc thứ 3:
Yếu tố mới và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển hứng thú của nhóm. Quán triệt nguyên tắc ấy, nội dung hoạt động của nhóm phải mới so với nội khoá không đơn thuần chỉ kiểm ngiệm hoặc áp dụng dưới dạng quá đơn giản các kiến thức đã học. Khi tổ chức cần xác định được nội dung thích hợp, khéo tổ chức sao cho học sinh từng bước tiếp thu được kiến thức kể cả giai đoạn đầu. Khi tổ chức ngoạikhoá
cần lường trước điều kiện làm việc của nhóm như: Thời gian, sách báo, phương tiện địa điểm…
- Nguyên tắc cuối cùng là phải đảm bảo tính nghiêm túc, nhẹ nhàng, tránh nặng nề, tuỳ tiện tạo không khí thoải mái để chủ động tiếp thu kiến thức.
Ngược lại làm việc thụ động thì dễ cảm thấy nặng nề.Nhóm ngoại khoá cần có lịch làm việc thường kì, phấn đấu thực hiện có nề nếp tránh đầu voi đuôi chuột. kế hoạch gọn nhẹ, phù hợp học sinh tin là có thể thực hiện được, trong quá trình thực hiện kiên quyết kế hoạch không bị phá hỏng, như vậy vừa nghiêm túc vừa đảm bảo uy tín cho giáo viên.
1.4.2.2.2. Nội dung hoạt động của nhóm ngoại khoá
Bao gồm các nhóm ngoại khoá như: “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí, nhóm vật lí lý thuyết, các nhóm vật lí kỹ thuật”…
1- Nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí”
Nên coi nhóm này là nhóm ngoại khoá phổ biến nhất trong thực tế của công tác ngoại khoá vật lí.Thiết bị thí nghiệm vật lí, đặc biệt là thí nghiệm phục vụ cho thí nghiệm thực hành đồng loạt của học sinh có tầm quan trọng rất lớn trong dạy học vật lí.Muốn có nhiều dụng cụ thí nghiệm cho học sinh sử dụng thực hành thì phải tổ chức cho học sinh tham gia chế tạo những dụng cụ đó. Nội dung hoạt động nên hướng vào chế tạo thí nghiệm đòi hỏi tính sáng tạo, nằm trong trọng tâm của chương trình. Những dụng cụ học sinh nghiên cứu chế tạo giúp nhà trường khắc phục khó khăn thiếu thiết bị thí nghiệm thì những sản phẩm này cần được các em chế tạo bền đẹp nhằm sử dụng lâu dài.Như vậy ý nghĩa giáo dục càng được phát huy mạnh mẽ.Vấn đề lưu gữ lại hình ảnh hoạt động và sản phẩm của nhóm ngoại khoá ở phòng thí nghiệm gần như là một nguyên tắc.
Trong trường hợp này giáo viên cần dạy cho các em biết hiểu rõ nguyên lí vật lí của các dụng cụ chứ không phải sao chép lại nguyên mẫu có sẵn mà không hiểu gì bản chất của nó.
Giáo viên cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng công cụ mà phải hiểu cách gia công chế tạo nó.Nếu có thể nên phối hợp với phụ huynh học sinh biết nghề mời họ tới hướng dẫn vài lần cho học sinh trong nhóm.
2 – Nhóm “Vật lí lý thuyết”
Nhóm này chuyên đi sâu vào sưu tầm tài liệu xoay quanh vấn đề đang học để giúp học sinh hiểu bài sâu hơn đồng thời nghiên cứu và giải thích những hiện tượng mà trong hoàn cảnh hạn chế của bài học giáo viên không thể đi sâu được.Nhóm này sưu tầm những bài vật lí hay, tiến hành thảo luận tìm phương pháp hay gọn. Công việc của nhóm cũng có thể tìm hiểu lịch sử phát sinh và phát triển của vật lí và kỹ thuật hoặc tiểu sử các nhà bác học…
Nội dung hoạt động của nhóm ngoại khoá phải mới so với học nội khoá.
3 - Các nhóm “Vật lí kỹ thuật”
Đây là hoạt động ngoại khóa thu hút được đông đảo học sinh vì dễ gây hứng thú cho các em, đồng thời có tác dụng giáo dục kỹ thuật khá trực tiếp.
Do đó, cần đề cao và khuyến khích nó. Những nhóm ngoại khóa này mang nhiều tính chất thực hành chuyên môn hơn nhóm “Chế tạo dụng cụ”.Nhưng hoạt động của nhóm vẫn phải gắn liền hai mặt lý thuyết và thực hành. Ngoài một số lý thuyết học sinh được học ở lớp, trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, phải tiến hành ôn tập và bổ sung lý thuyết cho các nhóm viên, xen kẽ với những buổi thực hành. Khi tổ chức những nhóm này, giáo viên cần chú ý phối hợp với phụ huynh học sinh làm nghề mộc, nghề rèn… những tổ chức chuyên môn kỹ thuật ở địa phương để nhóm ngoại khóa có thể dựa vào những nhà chuyên môn có kinh nghiệm mà hoạt động có hiệu quả hơn.
Các nhóm kỹ thuật này làm nòng cốt trong việc liên hệ bài học với thực tế của kỹ thuật. Thường là giáo viên chọn một diện kỹ thuật hẹp nào đó cho nhóm như: kỹ thuật viên vô tuyến, máy phát điện, tự động hóa…Hoạt động của nhóm do giáo viên vật lí lãnh đạo được tập trung chủ yếu vào đề tài vật lí và kỹ thuật thuộc diện rộng để có thể liên hệ tốt hơn công tác học sinh trong nhóm với việc học vật lí. Đặc biệt hấp dẫn học sinh là công tác ngoài lớp có ý nghĩa xã hội công ích như: việc đặt đường dây điện trong phòng thí nghiệm vật lí, việc tự động hóa báo chuông điện trong phòng thí nghiệm, sửa chữa và giải quyết sự cố trên đường dây của mạng điện trong trường học, thôn xóm, khu phố…
1.4.2.3. Hoạt động ngoại khóa có tính chất quần chúng rộng rãi Đó là các hoạt động ngoại khóa như: hội vui vật lí, triển lãm vật lí, báo tường vật lí.
Các hình thức này nếu được chuẩn bị và tổ chức một cách hấp dẫn thì có tác dụng rất lớn nâng cao lòng yêu thích vật lí và nghiên cứu chế tạo dụng cụ thí nghiệm cho học sinh.
Phải làm sao cho mỗi buổi hội vui hay mỗi cuộc triển lãm thực sự là một ngày hội, một sự kiện đáng ghi nhớ của nhà trường. Nội dung phải phong phú xúc tích có thể có những tiết mục văn nghệ hoặc những tiết mục giải trí có tính chất khoa học, làm cho không khí buổi triển lãm trở nên tưng bừng náo nhiệt.
1) Hội vui vật lí
Hội vui là hình thức ngoại khóa dễ phổ biến, lôi cuốn được đông đảo học sinh tạo ra khí thế trong học tập và nghiên cứu. Hội vui có thể tổ chức theo từng chuyên đề, khối lớp. Chẳng hạn: hội vui cơ, nhiệt, điện, quang, sự nghiệp của nhà bác học Niuton, điều khiển tự động… Cũng có khi tổ chức hội chơi vui về vật lí nói chung gồm nhiều đề tài từ cơ học cho đến vật lí nguyên
tử và bán dẫn, thậm chí có thể tổ chức hội vui vật lí kết hợp bộ môn khác, trước hết là công nghệ, hóa học, sinh vật. Hội vui vật lí có thể có hai phần:
nghi lễ và vui chơi. Phần nghi lễ cần hết sức ngắn gọn, sau đó cần chuyển ngay sang phần vui chơi. Kể cả hai phần thì chỉ nên kéo dài trong hai tiếng đồng hồ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự đi lại của học sinh.
- Các trò chơi trong hội vui nên hướng vào các trò chơi như sau:
+ Hái hoa: Các câu hỏi, bài tập, câu đố vui về vật lí được viết vào mảnh giấy nhỏ, sau đó gấp làm tư và treo lên cành hoa đã được trang trí trong phòng vui chơi. Người chơi sẽ “Hái hoa”, mỗi hoa là câu đố vui, ai trả lời đúng sẽ được giải thưởng.Để đảm bảo trật tự và nghe rõ câu trả lời, mỗi lần chỉ nên để hai người “Hái hoa”. Một nội dung khá hấp dẫn trong trò chơi “Hái hoa” là đòi hỏi người chơi phát hiện chỗ sai nào đó trong nội dung của phiếu. Chẳng hạn nêu công thức vật lí, phát triển nội dung định luật, nêu các kiến thức vật lí nhằm giải thích một số hiện tượng vật lí, làm bài tập vật lí, vẽ một sơ đồ điện thiếu một nét (hoặc vẽ sai một nét) ứng với một dụng cụ nào đó và đòi hỏi người chơi phát hiện nét vẽ thiếu hoặc vẽ sai đó...
+ Một số trò chơi đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí: Trò chơi này so với loại kể trên không kém phần hấp dẫn. Ban tổ chức hội vui nên thống nhất các gợi ý đối với một số câu đố vui hoặc trò chơi khó, giúp người hướng dẫn trò chơi điều khiển linh hoạt và lôi cuốn người chơi đồng đều ở mọi trò chơi.
+ Thi mắc điện, lắp và biểu diễn một thí nghiệm nào đó cũng được coi là một trò chơi trong hội vui. Chẳng hạn trò chơi mắc mạch điện thoả mãn các yêu cầu nào đó đòi hỏi người chơi phải có thao tác nhanh gọn và nhanh tới mức nào đó thì mới được thưởng. Loại trò chơi này không những đòi hỏi người chơi tăng tốc độ mà còn phải hợp lý hóa thao tác và có những sáng kiến khác…
+ Thi vui cũng có thể là giải bài tập. Mỗi lần 5 hoặc 7 người cùng giải một bài tập vật lí, ai giải nhanh nhất, đúng nhất thì được thưởng.Vấn đề đặt ra là các đề thi (câu hỏi, đề toán) phải được lựa chọn sao cho khi đánh giá kết quả được nhanh gọn chính xác, phản ánh được thực chất lời giải. Như vậy không những chỉ tiện cho việc đánh giá mà còn có tác dụng làm tăng thêm hứng thú của trò chơi.
- Để đảm bảo hội vui thành công cần:
+ Chọn địa điểm có thể trong lớp hoặc ngoài sân;
+ Chuẩn bị kỹ nội dung, phong phú, hình thức đẹp;
+ Có động viên khuyến khích kịp thời bằng các phần thưởng
+ Các trò chơi liên quan đến thí nghiệm máy móc, sơ đồ điện cần được thử lắp và vận hành trước đó ít lâu để đảm bảo đủ thì giờ bổ khuyết cho những trường hợp cần thiết.
2) Triển lãm về vật lí
- Triển lãm vật lí ở các trường phổ thông có thể tổ chức nhân những ngày lễ của trường, ngày kỷ niệm các nhà vật lí xuất sắc, sau khi học xong một phần nào đó hoặc nhân dịp tổng kết năm học. Mục đích của triển lãm là trưng bày những sản phẩm học tập của một khối lớp nào đó hoặc của toàn trường.
- Đã tổ chức triển lãm thì phải thành công.Triển lãm phải phong phú về nội dung, trình bày đẹp và khoa học. Nội dung triển lãm có thể gồm: dụng cụ mô hình mà học sinh chế tạo, mẫu vật sưu tầm được, đồ dùng dụng cụ dạy và học của thầy và trò sản xuất ra, sách vở, bài làm đẹp của họ sinh… Cũng có thể lắp và biểu diễn một thí nghiệm tương đối hiện đại, khó biểu diễn kể cả những thí nghiệm chưa có điều kiện thể hiện trên lớp. Đối với một số thí nghiệm hoặc mẫu vật nào đó cần có hình vẽ kèm theo. Hình vẽ và tranh ảnh sẽ góp phần cho triển lãm phong phú. Triển lãm vật lí có thể tiến hành cùng
các bộ môn khác (toán, hóa, sinh, công nghệ…). Trong trường hợp như vậy giữa các bộ môn cần phối hợp tốt, tránh trường hợp môn này phong phú môn kia nghèo nàn. Triển lãm cũng có thể tổ chức khi tổng kết tham quan, kết hợp với hội vui vật lí. Để đảm bảo tính chất của công tác ngoại khóa, trong việc tổ chức triển lãm cần phát huy cao độ vai trò của học sinh, đặc biệt là tính độc lập và sáng tạo.
3) Báo tường về vật lí
Báo tường về vật lí là một hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, nhẹ nhàng có thể tổ chức ở bất cứ mọi trường phổ thông, thường có tác dụng thúc đẩy học sinh sưu tầm và đọc sách báo về vật lí.Đây cũng là nơi khá tốt để các nhóm thông báo về hoạt động và kết quả nghiên cứu của mình.Nếu tổ chức tốt nó sẽ thúc đẩy phong trào thi đua học tập nội khóa, ngoại khóa của học sinh. Báo tường về vật lí có thể ra hàng tháng, hai tháng một kỳ hoặc ra thường xuyên bằng cách thay bài cũ bằng bài mới theo một thời gian biểu nhất định. Kết hợp công tác ra báo tường vật lí hàng kỳ với các hoạt động ngoại khóa khác.
Báo tường cũng là nơi để giáo viên hoặc cán sự bộ công bố lời giải các bài toán khó khi không có điều kiện giải trên lớp.