CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ CHƯƠNG “CƠ HỌC” CHO HỌC SINH LỚP 6 THCS
2.2. Tiến trình tổ chức một số buổi học ngoại khoá chương “Cơ học” Vật lí 6
2.2.2. Nội dung hoạt động ngoại khóa chương “Cơ học” – Vật lí 6 THCS
Từ ý tưởng trên, chúng tôi xây dựng ba buổi học ngoại khóa với nội dung như sau:
+ Buổi 1: Đo chiều dài bồn cỏ sân trường, đo chiều cao và chiều dài sải tay của các bạn học sinh trong lớp, ước lượng và cân trọng lượng các bạn bằng cân.
+ Buổi 2: Chế tạo và sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm bài “Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy” từ vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền và tiến hành làm thí nghiệm bằng những dụng cụ ấy.
+ Buổi 3: Hội vui vật lí (Đường lên đỉnh Olympia) phần “Cơ học”.
Sau đây là nội dung chi tiết cụ thể của các buổi học ngoại khóa trên.
BUỔI 1
Đo chiều dài bồn cỏ sân trường; Đo chiều cao và chiều dài sải tay của các bạn học sinh trong lớp; Uớc lượng và cân trọng lượng các bạn bằng cân.
Thời gian tiến hành: 90 phút 1. Mục tiêu:
- Về kiến thức, kỹ năng
+ Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu các kiến thức phần “Đo chiều dài, chiều cao, ước lượng và cân trọng lượng của các bạn trong lớp”.
+ Biết ước lượng gần đúng một số độ dài, khối lượng vật cần đo.
+ Đo được độ dài trong một số tình huống thông thường và đo được khối lượng của một vật bằng cân.
+ Chỉ ra được ĐCNN và ĐCNN của thước dây và cân.
+ Biết tính trung bình các kết quả đo.
+ Rèn luyện tính cẩn thận và tính hợp tác trong nhóm.
+ Tạo sân chơi vật lí để các em được trao đổi, tranh luận trong nhóm giữa các nhóm với nhau. Nhờ vậy, rèn kỹ năng tổ chức, giao tiếp cho học sinh.
+ Rèn luyện kỹ năng ước lượng, khéo léo, tỷ mỉ khi tiến hành đo, biết phương pháp đo.
+ Hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành và trình bày trước tập thể.
+ Tiếp cận và biết đo các độ dài lớn; bổ sung kiến thức thực tế và cho giờ học nội khóa.
- Về tình cảm, thái độ:
+ Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
+ Hình thành và phát triển kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức, giao tiếp, ứng xử có văn hóa, phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hàng ngày, có ý thức tham gia mọi hoạt động tập thể và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
2, Nội dung
- Đối với phần đo chiều dài bồn cỏ:
+ Chuẩn bị thiết bị bao gồm: 05 thước dây dài 20m và ĐCNN 0,5cm;
bút, giấy in sẵn bảng điền kết quả đo.
Độ dài vật cần đo
Độ dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo độ
dài Kết quả đo (m)
Chiều dài bồn cỏ
……m Tên
thước
GHĐ ĐCNN Lần l1
Lần l2
Lần
l3 1 2 3
l l l
L 3
= + + Chiều
rộng bồn cỏ
…….m ... ….m …cm …. ….. …. l1 l2 l3
L 3
= + +
+ Giáo viên tiến hành cho học sinh thực hành đo.
Giáo viên cho lần lượt các nhóm học sinh đo chiều dài sân cỏ (03) lần và lần lượt điền vào bảng kết quả đo, sau đó tiếp tục đo chiều rộng của bồn cỏ và yêu cầu học sinh tính trung bình các lần đo và cho các nhóm so sánh kết quả với nhau (Giáo viên là trọng tài và cho ra kết quả đúng) đồng thời chỉ ra việc đo sai của nhóm.
+ Ưu điểm: Dụng cụ thực hành thường có sẵn trong đời sống hàng ngày, học sinh được thực hành hết và biết cách thực hiện.
- Đo chiều cao và chiều dài sải tay của các bạn học sinh trong lớp.
+ Thiết bị bao gồm: 05 thước dây dài 2m và ĐCNN 1,0mm; bút, giấy in sẵn bảng điền kết quả đo.
Độ dài vật cần
đo
Độ dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo độ
dài Kết quả đo (m)
Chiều cao bạn...
……m Tên thước
GHĐ ĐCNN Lần l1
Lần l2
Lần
l3 1 2 3
l l l
L 3
= + + Chiều
dài sải tay bạn…
…….m Thước dây
….m …mm …… …… ……
1 2 3
l l l
L 3
= + +
+ Giáo viên tiến hành cho học sinh thực hành đo.
Giáo viên cho lần lượt các nhóm học sinh đo chiều cao của 05 bạn mà nhóm chọn. Đo 03 lần và lần lượt điền vào bảng kết quả đo, sau đó tiếp tục đo chiều dài sải tay của 05 bạn đó và yêu cầu học sinh tính trung bình các lần đo và cho các nhóm so sánh kết quả với nhau (Giáo viên là trọng tài và cho ra kết quả đúng), đồng thời chỉ ra việc đo sai của nhóm. Trong qúa trình đo, giáo viên quan sát, hướng dẫn các nhóm thao tác sao cho đúng.
+ Ưu điểm: Dụng cụ thực hành thường có sẵn trong đời sống hàng ngày, học sinh được thực hành hết và biết cách thực hiện.
- Đo khối lượng của các bạn học sinh trong lớp bằng cân.
+ Thiết bị bao gồm: 05 cân đồng hồ GHĐ 100kg ĐCNN 100g; bút, giấy in sẵn bảng điền kết quả đo.
Khối lượng bạn cần
đo
Nặng ước lượng
Chọn dụng cụ đo khối lượng
Kết quả đo (kg)
Bạn... ……kg Tên cân
GHĐ ĐCNN Lần l1
Lần l2
Lần
l3 1 2 3
l l l
L 3
= + + Cân
nặng bạn….
…….kg Cân đồng hồ
….kg …g ….. ….. …..
1 2 3
l l l
L 3
= + +
+ Giáo viên tiến hành cho học sinh thực hành cân.
Giáo viên cho lần lượt các nhóm học sinh cân nặng 05 bạn mà nhóm chọn. Cân 03 lần và lần lượt điền vào bảng kết quả bảng đo. Yêu cầu học sinh tính trung bình các lần cân và cho các nhóm so sánh kết quả với nhau (Giáo viên là trọng tài và cho ra kết quả đúng) đồng thời chỉ ra việc cân sai của nhóm. Trong qúa trình cân giáo viên quan sát, hướng dẫn các nhóm chưa thao tác đúng.
+ Ưu điểm: Dụng cụ thực hành thường có sẵn trong đời sống hàng ngày, học sinh được thực hành hết và biết cách thực hiện.
BUỔI 2
Chế tạo, sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm bài “Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩy” từ vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền và tiến hành làm thí nghiệm thực tế.
Thời gian tiến hành: 120 phút 1. Mục tiêu
- Về kiến thức, kỹ năng
+ Ôn tập, củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thứcphần “Cơ học”
+ Vận dụng kiến thức phần cơ học để giải thích một số hiện tượng vật lí xảy ra trong tự nhiên trong đời sống.
+ Hình thành và nâng cao ý thức tự sưu tầm, chế tạo các thí nghiệm phục vụ học tập từ những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
+ Biết chế tạo các dụng cụ làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
+ Biết cách chế tạo và sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp.
+ Kể tên một số máy cơ đơn giản thường dùng.
+ Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và trình bày thí nghiệm trước tập thể.
+ Mở rộng kiến thức và khắc phục những khó khăn, sai lầm mà các em gặp phải sau khi học xong chương trình cơ học vật lí lớp 6
- Về tình cảm, thái độ
+ Giúp học sinh yêu thích bộ môn, có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc thu nhận thông tin trong quan sát và trong thực hành thí nghiệm.
+ Giúp học sinh áp dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống và trong gia đình.
+ Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh khi học chương cơ học và các chương tiếp theo chương trình vật lí.
+ Xây dựng và phát triển tinh thần đoàn kết hợp, tác giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Chế tạo thí nghiệm chứng tỏ các máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực.
“Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩy”
2.1. Chế tạo thí nghiệm chứng tỏ đòn bẩy cho ta lợi về lực.
2.2. Chế tạo thí nghiệm chứng tỏ mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật và mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần để kéo vật lên càng nhỏ.
2.1. Chế tạo thí nghiệm chứng tỏ đòn bẩy cho ta lợi về lực.
* Chuẩn bị:
Bảng vật liệu cần có để chế tạo: (các vật liệu này giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm rồi đem đến lớp để chế tạo)
Vật liệu cần có Số lượng Kích thước
Cán tre hoặc gỗ khô (đòn bẩy)
5 Cán tre, gỗ dài 3m,
đường kính 0,7cm Cán tre hoặc gỗ khô
(điểm tựa) 15 Dài 2m đường kính
10cm
Sô nhựa 05 Đường kính 30m
Cao 40cm
Cát 05 20kg
Dao, kéo, cưa Mỗi loại 1 Thông thường hay dùng
Dây chạc Mỗi nhóm 30m Thông thường hay dung
+ Cách lắp ghép và chế tạo:
Buộc néo chặt 3 cán tre hoặc gỗ thành chạc 3 làm điểm tựa rồi dựng đứng lên sau đó dùng dây chạc buộc cánh tay đòn. Điểm buộc dây chạc vào một điểm cách đầu cánh tay đòn 1m và các đầu của cánh tay đòn được buộc dây chạc dùng để treo vật và kéo vật. (có ảnh chụp dẫn chứng và minh họa)
+ Tiến hành thí nghiệm:
Cho cát vào trong sô nhựa, giáo viên yêu cầu học sinh xách thử (lưu ý cảm giác nặng nhẹ). Sau đó móc sô cát vào một đầu dây của cánh tay đòn rồi dùng tay kéo dây nâng sô cát lên thử độ nặng nhẹ. Giáo viên lại tiếp tục đảo chuyển sô cát sang vị trí vừa dùng tay kéo và yêu cầu học sinh kéo. Yêu cầu học sinh so sánh hai lần kéo với nhau. Tiếp tục thay đổi vị trí điểm tựa của cánh tay đòn, cho học sinh kéo lần lượt sau đó rút ra kết luận muốn nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật nhỏ hơn khoảng cách tới điểm tác dụng của lực kéo.
+ Ưu điểm:Chế tạo với vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Mỗi nhóm học sinh có thể chế tạo một bộ cho riêng mình.
2.2. Chế tạo thí nghiệm chứng tỏ mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật và mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần để kéo vật lên càng nhỏ.
+ Chuẩn bị vật liệu:
STT Vật liệu cần có Số lượng Kích thước
1 Mảnh ván 10 Rộng 20cm, dài 1m đến 2m;
dày 5cm 2 Đinh dài 7cm 0,3kg (mỗi
nhóm)
Dài 7cm
3 Búa đinh 5 chiếc Trung bình
4 Cưa 5 chiếc Trung bình (có sẵn ở gia đình)
Từ vật liệu như trên lắp ghép những miếng ván bằng gỗ để được mặt phẳng nghiêng dài 2m, 3m rộng 70cm dày 5cm; tải cát nặng 20kg; một xe đạp; đinh dài 7cm (mỗi nhóm 0,3kg) búa đinh, kìm.
+ Cách chế tạo: Đóng các tấm gỗ thành một mặt phẳng nghiêng dài 2m rộng 70cm và 3m rộng 70cm, kê lên bậc lên xuống của lớp học (có ảnh chụp dẫn chứng và minh họa).
+ Tiến hành thí nghiệm:
Đặt tải cát lên gác ba ga xe đạp. Lúc đầu, cho học sinh đẩy lên bậc lên xuống, học sinh không đẩy lên được. Sau đó, giáo viên cho học sinh đẩy xe lên bằng mặt phẳng nghiêng thì học sinh đẩy lên dễ dàng so với đẩy xe đạp trực tiếp lên bậc lên xuống. Qua nhiều lần làm, học sinh thấy rằng dùng mặt phẳng nghiêng có thể đẩy hoặc kéo,đẩy vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật và mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực kéo vật lên trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
+ Ưu điểm: Bộ thí nghiệm này dễ làm từ các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, thường gặp trong thực tế
BUỔI 3
HỘI VUI VẬT LÍ (ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA) Thời gian tiến hành: 120 phút
Được thiết kế trình chiếu trên máy chiếu 1. Mục tiêu
- Về kiến thức, kỹ năng
+ Buổi ngoại khóa thứ ba nhằm củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức mà học sinh đã học trong giờ nội khóa và ngoại khóa trước.
+ Rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh (trước mỗi câu hỏi, không chỉ các học sinh trong đội chơi suy nghĩ tìm câu trả lời mà các học sinh trong vai trò khán giả đều phải trả lời)
+ Rèn luyện kỹ năng điều khiển, tổ chức các hoạt động tập thể hoạt động, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, biết trình bày ý kiến trước tập thể.
- Về tình cảm, thái độ
+ Với tính chất “học mà chơi, chơi mà học” buổi ngoại khóa thứ ba nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
+ Khắc phục hạn chế trong giao tiếp, tạo điều kiện để tăng tính đoàn kết hợp tác lẫn nhau, giành chiến thắng cho đội mình.
2. Nội dung các phần chơi a) Phần chơi “Khởi động”
- Chuẩn bị:
+ Máy chiếu, toàn bộ nội dung câu hỏi và phần trả lời cho các đội chơi được thiết kế và trình chiếu trên máy chiếu. (Có clip minh hoạ).
+ Hệ thống 10 câu hỏi có nội dung kiến thức cơ bản thuộc chương “Cơ học” và đáp án trả lời.
+ Cách chơi, luật chơi và quy chế cho điểm:
Các câu hỏi do người dẫn chương trình đưa ra sẽ được hai đội chơi trả lời, đội nào rung chuông trước đội ấy sẽ được quyền trả lời. Nếu đội trả lời trước đó trả lời đúng thì các đội sau sẽ mất cơ hội trả lời, nếu đội sau thấy đội trước trả lời chưa đúng thì tiếp tục rung chuông để giành quyền trả lời tiếp.
Mỗi câu trả lời hoàn chỉnh được 10 điểm (trả lời đúng, đủ ý: 6 điểm; nói to, rõ ràng: 1 điểm; tác phong mạnh dạn hoạt bát biết trình bày mạch lạc: 3 điểm).
Thời gian suy nghĩ cho các nhóm sau khi người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi là không quá 30 giây, nếu cả ba đội không trả lời được thì câu hỏi đó sẽ giành cho khán giả. Khán giả nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà của ban tổ chức, nếu khán giả không trả lời được người dẫn chương trình sẽ công bố đáp án.
b) Phần chơi “Vượt chướng ngại vật”
- Chuẩn bị:
+ Máy chiếu, toàn bộ nội dung câu hỏi và phần trả lời cho các đội chơi được thiết kế và trình chiếu trên máy chiếu. (Có clip minh hoạ).
Có 6 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc cần khám phá. Mỗi đội có 3 lượt để trả lời, thời gian thảo luận 15 giây để trả lời.
Trả lời đúng 1 câu hỏi được 10 điểm.
Trả lời đúng từ khoá trước khi mở 2 từ hàng ngang được 80 điểm.
Trả lời đúng từ khoá trước khi mở 3,4 từ hàng ngang được 40 điểm.
Trả lời đúng từ khoá trước khi mở hàng ngang thứ 6 được 20 điểm.
Trả lời sai từ khoá loại khỏi phần chơi này.
c) Phần chơi “Tăng tốc”
- Chuẩn bị:
+ Máy chiếu, toàn bộ nội dung câu hỏi và phần trả lời cho các đội chơi được thiết kế và trình chiếu trên máy chiếu. (Có clip minh hoạ).
Có 3 câu hỏi IQ thời gian suy nghĩ 30 giây 2 đội viết trả lời ra bảng,
Đội trả lời đúng và nhanh nhất được 30 điểm Đội trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 20 điểm Đội trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 10 điểm Đội trả lời không đúng và quá thời gian 0 điểm + Hệ thống câu hỏi.
Câu hỏi 1: Quan sát một số hình ảnh và cho biết máy cơ đơn giản nào đang được dùng dưới đây?
Trả lời: Mặt phẳng nghiêng.
Câu hỏi 2: Dùng bình chia độ và bình tràn có thể đo thể tích của vật nào dưới đây?
a, Một bao gạo,
b, Một hòn đá không thấm nước.
c, Một cái kim.
d, Năm viên phấn.
Trả lời: Một hòn đá không thấm nước.
Câu hỏi 3: Dụng cụ dùng để xác định độ lớn của lực là gì?
Trả lời: Lực kế.
d) Khán giả cùng leo núi Câu hỏi 1:
Tại sao trong cơn giông ta lại nhìn thấy tia chớp trước khi một lúc sau mới nghe thấy tiếng sấm?
Trả lời: Vì ánh sáng có vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh.
Câu hỏi 2:
Một vật 50 tấn có trọng lượng bằng bao nhiêu N?
Trả lời: 500.000N Câu hỏi 3:
5000kg nước = ?l nước
Trả lời: 5000kg nước = 5000l nước
e) Phần chơi “Về đích”
- Chuẩn bị:
+ Máy chiếu, toàn bộ nội dung câu hỏi và phần trả lời cho các đội chơi được thiết kế và trình chiếu trên máy chiếu. (Có clip minh hoạ).
+ Các câu hỏi nằm trong 4 gói câu hỏi có điểm số 30, 50, 70 điểm với thời gian suy nghĩ tương ứng là 10,15, và 20 giây. Mỗi đội có 1 lượt lựa chọn gói câu hỏi cho đội mình.Đội chơi trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó.
Nếu trả lời sai thì đội còn lại dành quyền trả lời trong 5 giây bằng cách nhấn nút nhanh, trả lời đúng thì được điểm, trả lời sai thì đội bấm nút sẽ bị trừ đi nửa số điểm của câu hỏi.
* Câu hỏi dành cho 2 đội chơi:
Phần chơi dành cho đội 1:
Câu hỏi gói 30 điểm
Câu 1: 1m3 nước bằng bao nhiêu lít?
Trả lời: 1m3 nước = 1000l.
Câu 2: Một vật có khối lượng 50 tấn thì trọng lượng bằng bao nhiêu N?
Trả lời: 500.000N.
Câu 3: Chất rắn nào tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện thường?
Trả lời: Thuỷ ngân.
Câu hỏi gói 50 điểm:
Câu 1: muốn xác định thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng những dụng cụ nào?
Trả lời: Bình chia độ, bình tràn.
Câu 2: muốn kéo vật theo phương thẳng đứng ta cần một lực ít nhất là bao nhiêu?
Trả lời : Bằng trọng lượng của vật.
Câu 3: Có người nói là không thể so sánh được trọng lượng của một hòn gạch có khối lượng 2kg và hòn đá có khối lượng 10kg có người nói là không thể so sánh được. Điều đó đúng hay sai?
Trả lời: Đúng, vì chưa biết vị trí đặt của 2 vật.
Gói câu hỏi 70 điểm:
Câu 1: 1km= ?mm.
Trả lời: 1km =1.000.000 mm.
Câu 2:
Một cân đĩa khi ở đĩa cân bên trái có hai gói bánh còn đĩa cân bên phải có các quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g và 1g. Hỏi hai gói bánh nặng bao nhiêu g?
Trả lời: 188g.
Câu 3:
Tại sao nói khi ném một hòn đá lên cao theo phương thẳng đứng thì sau một khoảng thời gian nào đó nó lại rơi xuống đất?
Trả lời: Do lực hút Trái Đất.
Phần chơi dành cho đội 2:
Câu hỏi gói 30 điểm Câu 1: 2m3 nước =?l Trả lời: 2m3 = 2000l.
Câu 2:
Một vật có khối lượng 15 tạ thì có trọng lượng bao nhiêu N?
Trả lời: 15000N Câu 3:
Khối lượng của một vật cho ta biết điều gì?
Trả lời: Lượng chất chứa trong vật