- Phương thức chỉ đạo điểm:
a. Đổi mới nội dung hoạt động của Hội LHPN tỉnh Thái Bình
Đổi mới nội dung hoạt động của hội LHPN tỉnh Thái Bình cụ thể là đổi mới việc thực hiện phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ công tác trọng tâm của hội:
* Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động.
- Các cấp hội tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tao, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, xây dựng Mái ấm tình thương, phong trào xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua do địa phương, đơn vị phát động theo chiều sâu, bền vững.
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đảm bảo tính chính xác, dân chủ, công khai, kịp thời; việc khen thưởng phải đi đôi với phê và tự phê bình nhằm đảm bảo sự chuyển biến tích cực của phong trào. Quan tâm khen thưởng những điển hình cá nhân và các tập thể ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng.
* Thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, năng lực mọi mặt cho phụ nữ; giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức truyền thống, thực hiện chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước
- Các cấp Hội chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, Nghị quyết của Hội LHPN các cấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án“Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam” giai đoạn 2010-2015.
- Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị văn hoá đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; kế thừa những giá trị văn hoá đạo đức truyền thống của phụ nữ; các cấp hội xây dựng các đề tài, các mô hình điểm phù hợp triển khai thực hiện và nhân rộng trong các cấp hội; xây dựng người phụ nữ thời kỳ CHN, HĐH "Tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu".
- Chủ động đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các cấp hội. Thường xuyên sâu sát cơ sở nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng phụ nữ để có giải pháp xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp đáp ứng tâm tư nguyện vọng cũng như trình độ nhận thức và lứa tuổi.
- Động viên khuyến khích phụ nữ tích cực học tập; đặc biệt là hình thức tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt: trình độ văn hóa, pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức trong tổ chức và xây dựng gia đình. Cung cấp tài liệu hỗ trợ phụ nữ học tập đạt hiệu quả; phát triển các tủ sách, báo phụ nữ; tạo thành phong trào đọc sách báo trong các tầng lớp phụ nữ nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của phụ nữ.
- Mở rộng sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường trao đổi thông tin giữa các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh, giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhằm tuyên truyền sâu rộng về tổ chức hội, kết quả hoạt động của hội, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình CLB đến các chi hội, tổ phụ nữ. Phát hiện, bồi dưỡng và
tuyên truyền các gương tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động của hội trên các lĩnh vực cũng như thành tựu của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước.
Tăng cường chức năng tư vấn, tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đông đảo các đối tượng phụ nữ; tập trung trong lĩnh vực Bình đẳng giới, Hôn nhân và gia đình. Thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ” trong toàn hệ thống hội.
- Tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách, các chương trình kinh tế, văn hóa- xã hội có liên quan đến phụ nữ, trẻ em; các quy ước, hương ước của địa phương. Hỗ trợ phụ nữ thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia giám sát, nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị em.
- Phối hợp, duy trì thực hiện có hiệu quả các mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ như: Văn phòng TGPL cho phụ nữ của Hội LHPN tỉnh; phát triển mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên tư vấn pháp luật trong và ngoài hệ thống hội. Phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết các vụ việc vi phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
- Tham gia quản lý Nhà nước theo tinh thần Nghị định 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chủ động tham mưu kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động Ban VSTBCPN các cấp. Đề xuất, xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ đảm bảo chất lượng.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững
- Triển khai sâu rộng cuộc vận động xây dựng gia đình“5 không, 3 sạch”
đến các chi hội, tổ phụ nữ và nhân rộng trong cộng đồng đảm bảo tính hiệu quả thiết thực không hình thức; gắn nội dung của cuộc vận động “5 không, 3 sạch”
với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
- Các cấp hội chủ động xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015 phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị và đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại từng thời điểm.
- Tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ký kết chương trình phối hợp hoạt động. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, trẻ em, thực hiện DS/KHHGĐ, thành lập các CLB không có người sinh con thứ 3 trở lên, vận động phụ nữ thực hiện qui mô gia đình nhỏ chỉ có 1 hoặc 2 con, tổ chức các hoạt động phòng chống SDD trẻ em, CLB An toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực trong gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, HIV/AIDS...chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, tăng cường công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với ngành Bảo Việt tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia BHTT và BHYT tự nguyện đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và người thân.
- Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương, đơn vị phát động; phối hợp tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp phụ nữ; quan tâm phụ nữ đơn thân tàn tật, nữ TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quyên góp xây dựng nhà đại đoàn kết, mái ấm tình thương tặng phụ nữ nghèo, phụ nữ chính sách, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.