- Phương thức chỉ đạo điểm:
4. Bài học kinh nghiệm.
Từ thực tiễn chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Tổ chức Hội phải thực sự mang tính liên hiệp rộng rãi, đoàn kết
các tầng lớp phụ nữ; phát huy nội lực của cán bộ, hội viên. Các hoạt động Hội phải được xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích thiết thực của phụ nữ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hai là: Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của
Hội, đa dạng hoá các hình thức tập hợp phụ nữ. Các hoạt động phải chủ động sáng tạo; chỉ đạo theo kế hoạch; có trọng tâm, trọng điểm; xác định nhiệm vụ
ưu tiên; biện pháp chỉ đạo dứt điểm, kịp thời; thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ hội các cấp phải đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với phong trào cũng như vì sự phát triển của tổ chức hội phụ nữ.
Ba là: Coi trọng việc chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức hội, quan tâm
công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội, cán bộ nữ, đặc biệt là cán bộ hội chủ chốt có đủ năng lực, phẩm chất để chỉ đạo và tổ chức, thực hiện các hoạt động của Hội.
Bốn là: Bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của Hội LHPN cấp trên; sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực cố gắng, năng động, sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ hội, cán bộ nữ.
Năm là: Chủ động nghiên cứu xây dựng mô hình điểm, tăng cường chỉ
đạo, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên. Công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LHPN TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI1. Mục tiêu công tác hội và phong trào phụ nữ: 1. Mục tiêu công tác hội và phong trào phụ nữ:
Trong những năm tiếp theo, hoạt động của tổ chức Hội và phong trào phụ nữ có những thuận lợi cơ bản: đất nước trong thời kỳ hội nhập toàn cầu với những thành tựu to lớn đạt được gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin; tình hình an ninh chính trị ổn định; công cuộc xây dựng nông thôn mới đã và đang tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng có nhiều những khó khăn thách thức: khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có chiều hướng hồi phục, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp; các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội…đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành.
Phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 3 năm qua; căn cứ nhu cầu, nguyện vọng và những vấn đề cần ưu tiên của phụ nữ trong tỉnh; đồng thời trên cơ sở nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh là: “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định chính trị- xã hội; khai thác mọi nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh nông thôn mới có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Để góp phần thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2011-2016 xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của phong trào phụ nữ và công tác hội như sau:
Xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh; đoàn kết, phát huy tiềm năng, nội lực của các tầng lớp phụ nữ; thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; thiết thực chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần; không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ; xây dựng người phụ nữ Thái Bình "có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu", góp phần thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2016.
Một số chỉ tiêu cơ bản:
- 90% trở lên hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện phong trào thi đua"Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; 80% trở lên hội viên, phụ nữ đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không ,3 sạch”.
- Hàng năm 100% cán bộ, 95% trở lên hội viên phụ nữ được tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các cấp hội.
- 100% Hội LHPN xã, phường, thị trấn, ban nữ công các cấp, 70% chi hội phụ nữ có câu lạc bộ phụ nữ.
- 100% các cấp hội tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, trẻ em.
- 100% xã có ít nhất 1 mô hình về xây dựng nông thôn mới.
- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nữ, dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 8.000 - 12.000 lao động mỗi năm.
- 90% gia đình hội viên phụ nữ nghèo được tổ chức hội giúp đỡ, đặc biệt là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.
- 90% trở lên các bà mẹ có con dưới 16 tuổi được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt.
- 100% cán bộ chủ chốt các cấp hội đạt chuẩn chức danh. 100% cán bộ hội các cấp được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chức danh.
- Phát triển hội viên tăng 2% trở lên so nhiệm kỳ trước. 75% trở lên đơn vị xếp loại vững mạnh xuất sắc.
Khâu đột phá:
Căn cứ thực tế công tác hội, phong trào phụ nữ và nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, BCH Hội LHPN tỉnh xác định tập trung vào 2 khâu đột phá nhiệm kỳ 2011-2016 như sau:
Chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động " Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Gia đình 5 không đó là: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học. Gia đình 3 sạch đó là : Sạch nhà; sạch ngõ; sạch bếp.
Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu và chỉ tiêu trên đây của hội LHPN tỉnh Thái Bình trong thời gian tới, tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội LHPN tỉnh Thái Bình: