Phong trào phụ nữ Thái Bình:

Một phần của tài liệu Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp hội phụ nữ thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

- Phương thức chỉ đạo điểm:

a. Phong trào phụ nữ Thái Bình:

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước cũng như trong thời kỳ xây dựng CNXH và thực hiện công cuộc đổi mới, phụ nữ Thái Bình đã thể hiện những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam: Yêu nước, lao động cần cù, quả cảm, sáng tạo và giàu lòng nhân hậu. Ở thời kỳ nào cũng có những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong chiến đấu, công tác, học tập, lao động sản xuất. Hình ảnh nữ tướng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục Nương đứng lên chiêu binh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hình ảnh “

cô gái Thái Bình, cô gái Việt Nam” , “ Chị Hai 5 tấn quê ở Thái Bình” đã đi vào lịch sử và sống mãi với thời gian.

Chiếm 53% dân số, 65% lao động của tỉnh, ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là công nghiệp hóa hiện đại nông nghiệp, nông thôn, vai trò phụ nữ lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu văn hóa, xã hội.

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế

Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: phụ nữ là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của

tỉnh. Chị em đã tích cực học tập, chủ động tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đã góp phần quan trọng cùng địa phương thực hiện tốt Nghị quyết TW 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và qui hoạch xây dựng nông thôn mới cùng địa phương giữ vững ổn định xã hội, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: lực lượng lao động nữ ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của mình, đóng góp to lớn cho sự phát triển nhanh của các ngành, trên nhiều lĩnh vực như chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tham gia khôi phục các nghề thủ công truyền thống, mở rộng và phát triển nghề, làng nghề của địa phương; góp phần tăng giá trị sản xuất dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh.

Trên lĩnh vực văn hóa xã hội

Trong giáo dục- đào tạo: phụ nữ Thái Bình những năm qua đã tích cực

tham gia học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, góp phần cùng địa phương xây dựng mô hình xã hội học tập; tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường, khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con em đi học, hạn chế học sinh bỏ học. Công tác xã hội hoá giáo dục có sự chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận với giáo dục, đào tạo ngày càng cao.

Trong công tác chăm sóc sức khoẻ: phụ nữ tham gia ngày càng tích cực và có hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, thực hiện tốt pháp lệnh Dân số và chiến lược về chăm sóc SKSS, chủ động phòng chống dịch bệnh; góp phần củng cố mạng lưới y tế các cấp; góp phần tăng tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, giảm tỉ lệ sinh, chất lượng dân số được cải thiện.

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: được các tầng lớp

phụ nữ tham gia tích cực: xây dựng, nâng cấp các công trình vệ sinh; xây dựng bảo vệ nguồn nước sạch, thu gom, xử lý rác thải, góp phần bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới.

Lĩnh vực văn hoá - thông tin: cùng với nhân dân, các tầng lớp phụ nữ

đã tích cực tham gia hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; góp phần xây dựng thôn, làng, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong xây dựng gia đình phụ nữ luôn là người mẹ, người thầy đầu tiên có vai trò quan trọng trong nuôi dạy thế hệ trẻ thành người có sức khoẻ, có đạo đức và trí tuệ; tổ chức cuộc sống gia đình, cùng các thành viên trong gia đình xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Vai trò của phụ nữ trong xây dựng tổ ấm gia đình đã trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp, được xã hội công nhận và tôn vinh.

Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước thôn, làng văn hoá; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tích cực động viên chồng, con, em thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, làm tốt công tác hậu phương quân đội, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng quân sự địa phương, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động phòng chống tội phạm, TNXH, đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cấp hội phụ nữ thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w