CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Nghiên cứu trường hợp về Quy định cấm chẩn đoán và lựa chọn giới tính trước sinh
4.2.5. Hiệu quả của quy định
Từ những kết quả của nghiên cứu này có thể thấy quy định này không được đạt được mục tiêu giảm mất cân bằng TSGTKS và cũng không được các đối tượng liên quan tuân thủ đầy đủ các quy định về cấm chẩn đoán và lựa chọn giới tính. Tuy vậy, quy định cũng có hiệu quả nhất định trong việc thay đổi nhân thức và thái độ của người cung cấp dịch vụ y tế, người quản lý y tế và một bộ phận cộng đồng.
4.2.5.1. Việc tuân thủ Nghị định còn hạn chế
Nghị định được xây dựng để đạt được mục tiêu sau:
– Các dịch vụ chẩn đoán và xác định giới tính (bao gồm các dịch vụ chăm sóc trước sinh và việc phổ biến các thông tin về xác định và lựa chọn giới tính) không được cung cấp.
– Không thực hiện phá thai do lựa chọn giới tính.
– Về lâu dài, TSGTKS được đưa về mức cân bằng tự nhiên.
Đầu tiên, số liệu thu thập được cho thấy các hiệu sách và nhà xuất bản chấp hành chưa tốt quy định. Các ấn phẩm xuất bản và trang web có các thông tin liên quan đến lựa chọn giới tính vẫn còn khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là thông tin về việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính trên các trang web trong nước đã giảm đi nhưng trên các trang web nước ngoài vẫn còn nhiều và không được xử lý trong giai đoạn 2009 - 2011. Trong giai đoạn này, thanh tra Tổng cục DS-KHHGĐ đã thanh tra 74 cơ sở xuất bản và kinh doanh các ấn phẩm văn hóa và hầu hết các cơ sở này đều có vi phạm [61]. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 14: Các cơ sở xuất bản và kinh doanh ấn phẩm văn hóa vi phạm nghị định 104 trong giai đoạn 2009 – 2011
Nội dung Số lượng
Số lượng tỉnh được thanh tra 10
Số lượng các cơ sở được thanh tra, trong đó:
Nhà xuất bản
Công ty phát hành sách Hiệu sách
Trang Web
74 12 11 50 13 Số lượng sản phẩm/đơn vị vi phạm
Sách
Nhà xuất bản
48 11 (92%) 13 (100%)
Tại các CSYT, việc vi phạm cũng được Tổng cục DS-KHHGĐ phát hiện. Trong vòng 3 năm từ 2009 – 2011, Tổng cục DS-KHHGĐ đã thanh tra một số CSYT trong cả nước và báo cáo về các vi phạm này được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 15: Kết quả thanh tra các CSYT về chẩn đoán và lựa chọn giới tính trước sinh tại Việt Nam giai đoạn 2009-2011
Nội dung
2009 2010 2011
Số được thanh
tra
Số vi phạm
Số được thanh
tra
Số vi phạm
Số được thanh
tra
Số vi phạm Xác định giới tính trước sinh
Số tỉnh 4 3 5
Số CSYT 28 2 19 2 35 2
Số trường hợp
siêu âm 6361 151 67751 108 83192 1 (CSYT)
Số trường hợp tư vấn nạo phá thai
1 (CSYT) Phá thai lựa chọn giới tính
Số ca phá thai 3245
Trong 27 ca nạo thai ở tuần 12 hoặc muộn hơn, có 7 ca không có lý do rõ ràng và nghi ngờ do lựa chọn giới tính
Không rõ
Không có vi phạm được phát
hiện
18496
Không có vi phạm được phát
hiện
Bảng trên cho thấy số CSYT vi phạm nghị định bị phát hiện là rất thấp. Tuy nhiên con số thực tế chắc chắn cao hơn vì hiện tượng bác sĩ nói cho bà mẹ giới tính của thai nhi diễn ra rất phổ biến. Điều này được phản ánh qua thực tế là rất nhiều bà mẹ biết giới tính của con mình trước khi sinh [55].
Số liệu về phá thai do lựa chọn giới tính không thể thu thập trực tiếp vì ít khi được ghi chép lại. Nhưng cũng có thể suy ra được điều này khi TSGTKS vẫn không ngừng tăng lên. Mặc dù các báo cáo thanh tra không cung cấp các bằng chứng về việc phá thai do lựa chọn giới tính nhưng một số nghiên cứu quy mô nhỏ đã chỉ ra tỷ lệ phá thai do lựa chọn giới tính ở Việt Nam. Ví dụ, nghiên cứu được tiến hành trên 154 ca phá thai ở thai kỳ thứ 2 và thứ 3 (17– 22 tuần) trong
năm 2008 tại một BV Phụ sản cho thấy 18% số ca phá thai là do lựa chọn giới tính. Một nghiên cứu khác của UNFPA năm 2010 ước tính tỷ lệ phá thai do lựa chọn giới tính trong nhóm bà mẹ có một con là khoảng 2%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng 8% trong số các bà mẹ không có con trai đã từng phá thai vì lựa chọn giới tính. Những người cung cấp thông tin trong nghiên cứu này cũng đồng ý rằng phá thai lựa chọn giới tính thường được thực hiện tại các CSYT tư nhân, hoặc nếu nạo phá thai ở cơ sở y tế công thì lý do nạo phá thai cũng thường khai không chính xác.
Không có bằng chứng, họ bảo là tôi thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, tôi đi phá thai. Kể cả ở bệnh viện chúng tôi cũng vậy, họ có thai 2,5 tháng, 3 tháng, còn cái chuyện có biết giới tính không, không biết, nhưng họ nói họ vỡ kế hoạch sinh con lần thứ 3, họ đi làm thì chúng tôi phải làm, mà phải có cam kết (CSTS_
Người triển khai 02_MB).
Việc tuân thủ quy định cũng khác nhau giữa các CSYT tư nhân và nhà nước.
Một số cơ sở tuân thủ nghiêm túc nhưng một số khác thì không. Các CSYT tư nhân thường tuân thủ kém hơn do lợi nhuận.
Nhưng thực tế là ở bệnh viện muốn biết con trai hay con gái thì bọn mình không nói đâu. Nhưng đa số là người ta sẽ bằng mọi cách, như ở phòng khám tư ý, họ cũng nói là các chị chả nói thì bọn em thiếu gì cách (CSTS_Người triển khai 01_MB).
Hầu hết các bà mẹ mang thai biết giới tính thai nhi trước khi sinh nhưng thanh tra không phát hiện được bất cứ trường hợp vi phạm nào do thiếu bằng chứng. Theo kết quả điều tra dân số năm 2006, tỷ lệ bà mẹ biết giới tính thai nhi trước sinh là 63.5% trên toàn quốc, 81.1% tại khu vực thành thị và 87.2% trong nhóm các bà mẹ có trình độ đại học.
Điều này không những được những đối tượng phỏng vấn khẳng định mà còn thông qua số liệu thứ cấp. Bảng sau so sánh số vi phạm giữa các CSYT tư nhân và nhà nước với số liệu từ các báo cáo thanh tra.
Bảng 16: Việc tuân thủ quy định giữa CSYT tư nhân và công lập tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2011
Năm CSYT nhà nước CSYT tư nhân
2009 Không có vi phạm được phát hiện
2 CSYT cung cấp dịch vụ chẩn đoán giới tính trước sinh bằng siêu âm.
Nhận thức về Nghị định còn thấp.
2010 Không có vi phạm được
phát hiện 2 CSYT cung cấp dịch vụ siêu âm và tư vấn 2011 Không có vi phạm được
phát hiện 2 CSYT cung cấp dịch vụ siêu âm và tư vấn
Mặc dù Nghị định được xây dựng để đảm bảo cân bằng tỷ số giới tính khi sinh trên toàn quốc, nhưng số liệu cho thấy tỷ số giới tính khi sinh không có xu hướng giảm đi từ khi Nghị định này được ban hành. Cần lưu ý rằng, xu hướng của tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng của Việt Nam tương đối khác nhau. Cả nước có 6/7 vùng có tỷ số giới tính khi sinh trên mức bình thường (trừ khu vực Tây Nguyên), trong đó tỷ số giới tính khi sinh cao nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ [60]. Hình 6 minh họa xu hướng TSGTKS ngày càng tăng lên kể từ khi ban hành Nghị định. Trong năm 2009, thời điểm cuộc Tổng điều tra dân số được triển khai, TSGTKS vẫn ở mức 110,5 và năm 2011 là 112,3 tức là sau một loạt các quy định và văn bản hướng dẫn đã được ban hành, cao hơn năm 2003 khi quy định này chính thức có hiệu lực.
Mặc dù việc vi phạm Nghị định vẫn còn phổ biến, Nghị định này cũng có một số hiệu quả nhất định trong việc thay đổi nhận thức của người cung cấp dịch vụ và một bộ phận dân cư. Hầu hết những người cung cấp dịch vụ đã biết rằng tiết lộ giới tính thai nhi là bất hợp pháp, họ không biết đến điều này trong quá khứ.
Thay vì viết ra kết quả chẩn đoán giới tính thai nhi một cách công khai, người cung cấp dịch vụ chỉ nói miệng và dùng các ký hiệu hoặc tiết lộ giới tính một cách “lén lút” hơn rất nhiều so với khi chưa có nghị định.
Tại các CSYT tư nhân, họ không nói trực tiếp giới đấy là con trai hay con gái.
Họ chỉ nói rằng đứa bé này giống bố hay giống mẹ. Rất khó để kết luận đấy là vi phạm (CSTS_Người hướng dẫn 07_MB).
4.2.5.2. Những tác động không mong muốn của Nghị định
Việc triển khai không tốt Nghị định có thể dẫn tới một số hậu quả về sức khỏe cho bà mẹ. Việc nghiêm cấm hoàn toàn việc chẩn đoán và lựa chọn giới tính có thể cản trở việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đảm bảo chất lượng (nạo phá thai an toàn), có thể khiến các bà mẹ phá thai chui khi thai đã lớn. Phá thai ở giai đoạn muộn do lý do lựa chọn giới tính là hành vi vi phạm Nghị định, có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và có thể gây tử vong mẹ. Phá thai do lựa chọn giới tính là hành động đi ngược lại y đức.