Giá trị cảm xúc

Một phần của tài liệu Trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 28 - 31)

Abeles (1980) cho rằng giá trị cảm xúc là phản ứng liên quan đến hành vi dựa trên trải nghiệm từ cuộc sống của các tương tác với các kích thích sở thích và thị hiếu.

Nghiên cứu của Michael và cộng sự (2019) đã nêu ra giả thuyết hình ảnh gợi lên cảm xúc mạnh mẽ hơn so với thể hiện bằng lời nói. Do đó việc xem video gây ra sự kích thích lớn trong các giá trị cảm xúc. Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các hành vi, bao gồm sự chú ý, trí nhớ, nhận thức và hành động thể chất, và chúng có thể được thể hiện bằng hành vi, ngôn ngữ và sinh lý.

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành trải nghiệm, tác động đến phản ứng của người tiêu dùng và có ảnh hưởng đến những nhân tố quan trọng của hoạt động marketing như: Sự suy xét, ra quyết định, sự hài lòng và ý định hành vi (Lerner và Keltner, 2000; Machleit và Eroglu, 2000). Cảm xúc có thể được liên kết với một yếu tố cụ thể, chẳng hạn như sự kiện hoặc con người (Li và cộng sự, 2015).

Cảm xúc (và tâm trạng) có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn. Thật vậy, (Mogilner và cộng sự, 2012) cho thấy rằng trong một tâm trạng tích cực ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của cá nhân, điều này có thể ảnh hưởng đến các loại lựa chọn mà họ đưa ra. Bên cạnh đó (Servidio và Ruffolo, 2016) cho rằng sự liên quan đến cảm xúc dường như làm tăng sự hồi tưởng về những trải nghiệm du lịch đáng nhớ.

Holsapple và Wu (2007, 87) cũng đã định nghĩa sự gắn kết cảm xúc là mức độ mà một cá nhân có cảm xúc khi tham gia vào một hành vi.

2.1.4.1. Sự thích thú trải nghiệm VR

Lý thuyết của Green và Brock (2000, 2002) cho rằng sự thích thú có thể được tạo ra từ kết quả của trải nghiệm đắm chìm trong thế giới ảo. Raney (2002) đã phát triển một lý thuyết tích hợp về hưởng thụ truyền thông, cho thấy rằng yếu tố cảm xúc và nhận thức là các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cá nhân về phương tiện truyền thông.

Tương tự Raney (2003) đề cập đến sự thích thú như một chất kích thích mang lại cảm giác thú vị. Do đó theo Raney đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về sự hưởng thụ nên kết hợp sự đồng nhất cá nhân và sự đồng cảm với các nhân vật hư cấu (giá trị cảm xúc) cũng như đánh giá về hành động của các nhân vật và chủ đề vốn có của các thông điệp của một câu chuyện (giá trị nhận thức). Sự thích thú cũng có kết quả cho những cá nhân thích trải nghiệm truyền thông cụ thể, có thể có tâm trạng tốt hơn và cũng có thể tìm kiếm trải nghiệm đó trong tương lai. Van Der Heijden (2004) lập luận rằng sự thích thú chỉ rõ mức độ giải trí mà người tiêu dùng nhận được từ việc tìm kiếm các hệ thống công nghệ thông tin khoái lạc. He và cộng sự (2018) định nghĩa sự thích thú là một trong những giá trị nội tại cốt lõi trong mỗi bối cảnh là kết quả của việc tham gia vào các hoạt động hoặc quá trình chìm đắm mang lại cảm giác thoát khỏi sự đơn điệu hàng ngày.

2.1.4.2. Dòng chảy trạng thái

Csikszentmihalyi (2000) định nghĩa dòng chảy là một trạng thái ý thức được sử dụng để hiểu trải nghiệm của du khách trong nghiên cứu du lịch. Là trạng thái kích thích cảm xúc xảy ra khi các kỹ năng cá nhân phù hợp với mức độ tham gia thử thách, dẫn đến cảm giác hài hoà với môi trường. Chen (2015) cho rằng trong trạng thái dòng chảy một người đắm chìm trong trải nghiệm và có thể thoát ra khỏi môi trường xung quanh ngay lập tức.

Trải nghiệm tổng thể về dòng chảy được đề xuất đầu tiên bởi Csikszentmihalyi (1975), dòng chảy là một trạng thái hoặc một cảm giác xảy ra khi ai đó tham gia vào một hoạt động vì lợi ích của chính mình. Do đó một thành phần thiết yếu của trải

nghiệm dòng chảy là bản chất tự động. Csikszentmihalyi mô tả dòng chảy như một trạng thái hoạt động tinh thần, trong đó một người hoàn toàn đắm chìm với những gì mà mình đang làm. Csikszentmihalyi (1988), cho rằng bản chất của trải nghiệm dòng chảy nội tại đó là sự tham gia mạnh mẽ rõ ràng về mục tiêu và phản hồi, thiếu ý thức về bản thân, cảm giác bị bóp méo về thời gian, cân bằng giữa thử thách và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nó, và cuối cùng là cảm giác toàn quyền kiểm soát hoạt động.

Lý thuyết dòng chảy là một trong những khung lý thuyết khoái lạc quan trọng trong việc kiểm tra hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng công nghệ (Huang và cộng sự, 2010; Nah và cộng sự, 2010). Lý thuyết dòng chảy đã được áp dụng cho công nghệ thông tin để hiểu hành vi của người dùng đối với điện thoại thông minh (Chen và cộng sự, 2017) mạng xã hội di động (Kim và cộng sự, 2017), và mua sắm trực tuyến (Wu và cộng sự, 2016). Hơn nữa, lý thuyết dòng chảy là một công cụ có giá trị để nhận ra các cá nhân trải nghiệm khi điều hướng môi trường ảo và trạng thái dòng chảy được xác định là trung gian cho mối quan hệ giữa sự tham gia và hành vi của khách du lịch VR tiềm năng (Huang và cộng sự, 2012).

Lee và Jeong (2012) cho rằng trạng thái dòng chảy là một trung gian hoà giải về sự liên kết giữa các dịch vụ điện tử, cảm xúc và sự hài lòng trong bối cảnh của ngành khách sạn. Trong môi trường du lịch VR, trạng thái dòng chảy có tác dụng trung gian đáng kể giữa sự dễ dàng và ý định du lịch cũng như giữa khả năng sử dụng và ý định hành vi (Huang và cộng sự, 2013). Trong các cộng đồng du lịch ảo, dòng chảy có vai trò trung gian quan trọng đối với các mối quan hệ giữa chất lượng hình thành, chất lượng hệ thống, sự hài lòng, độ dính và truyền miệng (Gao và cộng sự, 2017).

Nah và cộng sự (2010) định nghĩa lý thuyết dòng chảy là nền tảng lý thuyết chính để hiểu và đánh giá thực nghiệm tác động của dòng chảy đối với tài sản thương hiệu và ý định hành vi trong thế giới ảo 3D. Bên cạnh đó Csikszentmihalyi (1975) cho rằng dòng chảy là cảm giác toàn diện mà mọi người cảm nhận được khi họ hành động với tất cả sự gắn kết và được mô tả là trải nghiệm tối ưu.

Một phần của tài liệu Trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)