Nhận diện âm tiết Hán Việt về mặt ngữ âm trong mối quan hệ với âm tiết thuần Việt

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng từ hán việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sài gòn (Trang 30 - 53)

Chương 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỪ HÁN VIỆT

2.1. Nhận diện âm tiết Hán Việt về mặt ngữ âm trong mối quan hệ với âm tiết thuần Việt

2.2.1. Yếu tố Hán Việt

Yếu tố Hán Việt, là đơn vị một âm tiết, mỗi yếu tố tương ứng với một chữ Hán. Trong các yếu tố Hán Việt, có yếu tố đƣợc dùng độc lập để tạo câu nhƣ một từ, nhƣng phần lớn các yếu tố Hán Việt không đƣợc dùng độc lập nhƣ một từ để tạo câu mà chủ yếu dùng để cấu tạo từ.

Trong tiếng Việt có khoảng hơn ba ngàn yếu tố Hán Việt không hoạt động tự do nhƣng mỗi yếu tố có thể kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau tạo ra một số lƣợng lớn các từ ngữ Hán Việt.

Tiếng Hán thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Số lƣợng âm tiết không nhiều, từ không biến hình, quá trình đơn tiết hoá diễn ra sớm nên hiện tƣợng đồng âm, đa nghĩa trong tiếng Hán là rất phổ biến. Đây chính là một nguyên nhân “gây nhiễu”, dễ nhầm lẫn các yếu tố Hán Việt với nhau. Hiện tƣợng đồng âm xảy ra không chỉ ở từng cặp hai yếu tố mà có thể nhiều hơn. Trong tiếng Hán, các yếu tố này phát âm giống nhau nhưng chữ viết lại khác nhau, do vậy người ta có thể căn cứ vào chữ viết để phân biệt. Nhƣng tiếng Việt là chữ ghi âm, nên khi đi vào tiếng Việt các yếu tố đó chỉ đƣợc ghi bằng một hình thức chữ quốc ngữ, vì thế rất dễ gây nhầm lẫn. Trong tiếng Hán là yếu tố đồng âm, được viết dưới nhiều hình thức chữ viết khác nhau, nhƣng trong tiếng Việt thì nó chỉ đƣợc ghi lại bằng một hình thức chữ viết với một cách phát âm duy nhất. Thêm vào đó, hiện tƣợng đa nghĩa trong bản thân mỗi yếu tố Hán Việt làm cho việc sử dụng và tiếp nhận nghĩa của từ Hán Việt càng trở nên phức tạp và khó khăn gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy, phần lớn các trường hợp hiểu lầm nghĩa của từ là do phân biệt không rạch ròi và chính xác các từ Hán Việt đồng âm, gần âm, gần nghĩa, đa nghĩa (thường là trong trường hợp các từ đó có những yếu tố chung về cấu tạo).

a. Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng âm

Trong các yếu tố Hán Việt, hiện tƣợng đồng âm rất đậm nét Ví dụ: lạc乐(vui) trong lạc quan, lạc thú,…

Lạc络 (nối liền) trong liên lạc, mạch lạc…

Ngoài ra còn có hiện tƣợng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt nhƣ đường (yếu tố Hán Việt chỉ một loại thực phẩm) và đường (yếu tố phi Hán Việt, trong con đường), (yếu tố Hán Việt chỉ con gà) với (yếu tố phi Hán Việt, trong kê bàn, kê ghế…)….

b. Yếu tố Hán Việt với hiện tượng đồng nghĩa:

Hiện tƣợng đồng nghĩa chủ yếu xảy ra giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố phi Hán Việt. Vì thế, ông cha ta ngày xƣa đã dựa vào đặc điểm này để học thuộc nghĩa một số yếu tố Hán Việt:

Thiên - trời, địa - đất, vân - mây,

Vũ - mưa, phong - gió, nhật- ngày, dạ - đêm, Tinh- khôn, lộ - móc, tường - điềm,

Hưu - lành, khánh - phúc, tăng - thêm, đa - nhiều...

Hoặc: Thiên - trời, địa - đất, cử -cất, tồn -còn, tử -con, tôn - cháu, lục - sáu, tam - ba, gia - nhà, quốc -nước, tiền - trước, hậu - sau, ngưu - trâu, mã - ngựa…

2.2.2. Phân loại từ Hán Việt dựa trên tiêu chí ngữ âm 2.2.2.1. Từ đơn âm tiết

a.Từ đơn Hán Việt thuần âm Hán Việt

Những từ đơn Hán Việt loại này thường mang âm Hán Việt phổ thông, ví dụ: định (đệ ninh 弟 切), như (nhục dƣ 辱 切), tưởng (tẩy dƣỡng 洗 養 切), sương (sương 師 切). Có âm Hán Việt hạn chế, như: tuyền (tùng duyên 從緣 切), nhƣng nó lại là một yếu tố trong từ ghép hỗn hợp vẹn tuyền.

b. Từ đơn Hán Việt biến âm Hán Việt

Đây là những từ đơn Hán Việt mang âm Hán Việt phổ thông nhƣng lại mô phỏng tiếng Hán. Đó là: sinh (sƣ hanh 師 切), dung (dƣ long 余 切),

2.2.2.2. Từ đa âm tiết Hán Việt

Từ đa âm tiết Hán Việt, chủ yếu là từ láy gồm có từ ghép thuần âm Hán Việt và từ ghép biến âm Hán Việt.

a. Từ ghép Hán Việt thuần âm

Đây là những từ ghép Hán Việt mà hai yếu tố trong một từ đều đọc âm Hán Việt phổ thông tương ứng, hoặc một yếu tố đọc âm Hán Việt phổ thông mô phỏng. Ví dụ : thanh bình (清 thanh: thất anh 室 嬰切; 平 bình: bì nghinh 皮迎 切), nhung an (戎 nhung: nhƣ dung 如 容 切; 鞍an: a can 阿 干 切), tương tư (相 tương: tây ương 西 央切; 思 tư: tắc tư 塞 思 切). Trong từ ghép Hán Việt thanh bình thì thanh là âm Hán Việt theo đúng “thất anh”; bình là âm Hán Việt của “bì nghinh”. Riêng trong từ ghép nhung an thì nhung là âm Hán Việt của

“nhƣ dung”; an là âm Hán Việt chuẩn của “a can”. Đối với âm đọc an cũng có sách đọc là yên, nhƣng đó là âm tiếng Việt dịch nghĩa (an = yên ngựa) và sẽ không hiệp vần theo chủ ý của dịch giả:

“… Ba thước gươm một cỗ nhung an, Xông pha giá bãi trăng ngàn”.

Tên reo đầu ngự giáo lan mặt thành”

Nhìn chung thì những từ ghép loại này đều mang vỏ ngữ âm Hán Việt và nhất là từ trước đến nay không có âm Hán Việt khác cạnh tranh.

Một yếu tố Hán Việt đọc âm phổ thông và một yếu tố đọc âm Hán Việt mô phỏng theo, nhƣ: truân chuyên (迍 truân: trƣ xuân 豬 春 切; 邅 chuyên: tri yên 知 焉 切 = triên và chiên), tiến thảo (進 tiến: tức ấn ; 討 thảo: thỏa áo). Xét từng yếu tố trong các từ ghép Hán Việt trên thì thấy rằng, chuyên là âm mô phỏng “tri yên, tiên vận”. Âm chiên là âm chính và chuyên là âm mô phỏng phiên thiết. Hoặc trong từ ghép phù trì thì phù là âm Hán Việt mô phỏng của

“phùng vô, đông vận”; trì là chính âm Hán Việt theo “trình di”. Còn nhƣ, trong từ ghép tiến thảo thì tiến là âm Hán Việt phổ thông mô phỏng theo “tức ấn, chấn vận”.

b. Từ ghép Hán Việt biến âm

Là hiện tƣợng biến âm cục bộ ở thanh điệu, nhƣ bút nghiên (筆 研), đai cân (帶 巾)…Biến âm cục bộ ở thanh điệu của từ ghép Hán Việt là hiện tƣợng khá phổ biến trong văn vần với mục đích hiệp vần thơ, hay luật thơ vần bằng. Ví dụ, chữ Hán 帶 có phiên là “đóa ngải thiết, thái vận”, song từ trước đến nay người Việt không ai nói đái cân hay cân đái mà chỉ quen âm đọc: đai cân/ cân đai. Riêng về âm nghiễn () thì có thể đọc là nghiên theo âm Hán Việt của thông giả tự là chữ Hán (), và giải thích là dụng cụ dùng để mài mực (硯 đồng 研 . ma mặc chi cụ). Do đó, suy cho cùng, hai từ ghép trên chỉ biến âm đọc về thanh điệu, còn về cấu trúc từ pháp thì vẫn là Hán nên chúng là từ Hán Việt thuộc loại biến thanh cục bộ.

2.2.3. Nhận diện từ Hán Việt nhìn từ phương diện ngữ âm a. Về phụ âm đầu: Phụ âm R không có trong từ Hán Việt.

b. Về phần vần: Theo thống kê sơ bộ của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Huỳnh Chương Hưng [40], các vần sau không có trong từ Hán Việt:

A: au – ay Ă: ăt – ăm – ắp Â: âc – âng

E: en – em – eng – ec – et – ep – eo Ê: ên – êm – êc – êch – êp – êu I : im – it – ip – iu – iêc – iêng

O: on – om - ot – oi – oen – oăn – oăt – oăm – oet Ơ: ơi – ơn – ơm – ơc – ơt

Ô: ôp – ôm

U: ui – ua – un – ut – um – up – uôi – uôm – uôn – uôt – uăp – uâng Ƣ: ƣi – ƣn – ƣm – ƣt – ƣơn – ƣơm – ƣơt ƣớp – ƣơi

c. Về thanh điệu:

+ Các từ có các phụ âm đầu: M, N, NH, V, L, D, NG sẽ có dấu ngã

Ví dụ: Nhã (từ Hán Việt) Nhả (từ thuần Việt) Mã (từ Hán Việt) Mả (từ thuần Việt)

Lã (từ Hán Việt) Lả (từ thuần Việt) Nỗ (từ Hán Việt) Nổ (từ thuần Việt)

+ Các từ Hán Việt không mang phụ âm đầu bao giờ cũng chỉ có thanh điệu ngang, hỏi, sắc.

Ví dụ: Am – Ảm – Ám; Âm – Ẩm – Ấm; Ân – Ẩn – Ấn Ao – Ảo – Áo; Anh – Ảnh – Ánh; Uy – Ủy – Úy

+ Các từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm L, N, M, NG, NH luôn có thanh điệu ngang, ngã, nặng.

Ví dụ: Lam – Lãm – Lạm; Lao – Lão – Lạo; Nô – Nỗ – Nộ Nga – Ngã – Ngạ; My – Mỹ – Mỵ; Nha – Nhã - Nhạ

Nhƣ vậy các quy tắc để nhận diện từ Hán – Việt là căn cứ về mặt ngữ âm:

đặc điểm ngữ âm của từ Hán Việt; căn cứ về phụ âm đầu và thanh điệu; căn cứ về vần.

2.3. Nhận diện về mặt cấu tạo 2.3.1. Từ đơn tiết

Từ đơn Hán Việt thuộc loại song tiết không nhiều, nhƣ: phù dung(芙 蓉), ý nhi (鷾 鴯), bồ liễu (蒲 柳), còn đa số đều là những từ đơn đơn tiết.

Theo sự hoạt động ở từng ngữ cảnh của câu thơ, lớp từ đơn HánViệt cũng có thể chia thành danh từ, động từ và tính từ, đại từ và phó từ.

2.2.1.1. Từ đơn Hán Việt là danh từ

Danh từ đơn Hán Việt bao gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tƣợng.

Danh từ loại biệt nhƣ khách; Ví dụ, xét về từ khách (). Trong tiếng Hán khách đƣợc phân thành hai nét nghĩa riêng biệt. Một nét nghĩa: gởi, ở tạm (ký dã.; ký cư đích; hoặc người từ nơi khác đến với mình, trái với. Một nét nghĩa khác được dùng để chỉ chung về một cấp bực người trong xã hội, như: hiệp khách, chính khách. (phiếm xƣng kỳ nhân diệc viết khách. Và vì vậy, khách

đƣợc dùng theo nét nghĩa danh từ loại biệt kèm theo một định ngữ, nhƣ trong câu: “Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên”, hoặc: “Khách phong lưu đương chừng niên thiếu”.

Danh từ trừu tƣợng, nhƣ: chí, hồn, tiên;

Những từ Hán Việt nhƣ: chí, hồn là những danh từ phi sự vật, nghĩa là chúng ở ngoài cảm quan xúc giác nhận biết của con người, song vẫn coi đó là những danh từ thật sự. Bởi vì, những danh từ này tuy không gọi tên sự vật một cách cụ thể nhƣ mai, đào v.v., nhƣng chúng lại biểu đạt về tính sự vật đặc biệt, có thể coi là tính sự vật trong tưởng tượng, hoặc cũng có nhưng con người không thể nắm bắt đƣợc, cho nên có thể gọi chúng là những danh từ trừu tƣợng.

Danh từ cụ thể, nhƣ: mai, đào, liễu, quyên v.v. ; gọi tên sự vật một cách cụ thể.

2.2.1.2. Từ đơn Hán Việt là động từ

a. Động từ đơn Hán Việt chỉ về sự hoạt động của chủ thể ví dụ: tiến, học, phong v.v.;

b. Động từ đơn Hán Việt chỉ cảm nghĩ, tâm tƣ, tình cảm của chủ thể ví dụ: tưởng, sầu, muộn, thương v.v.;

c. Động từ đơn Hán Việt chỉ quá trình biến đổi, nhƣ: hóa, tàn, giải v.v..

2.2.1.3. Từ đơn Hán Việt là tính từ

Tính chất từ loại của các từ trên cũng rất khó xác định. Nhìn chung, ngoài từ cao có dấu hiệu tính từ rõ nét, những từ còn lại thì dấu hiệu từ loại rất mờ nhạt, vì các từ này đều thuộc dạng đa từ loại đa nghĩa dụng trong tiếng Hán cũng nhƣ tiếng Việt. Ví dụ, nhƣ từ trọng. Trong tiếng Hán, trọng có thể là một động từ: kính trọng, tôn sùng; hoặc mang nét nghĩa tính từ: sự cảm tạ trọng hậu;

không coi thường; quan trọng (trọng tạ; bất khinh xuất; khẩn yếu. Từ vựng, tr.

898). Trong tiếng Việt, trọng có thể là một động từ với nét nghĩa cho là có ý nghĩa, tác dụng lớn, cần phải chú ý; đánh giá cao và tránh làm trái ý. Song cũng có thể là một tính từ mang nghĩa: ở mức độ rất cao, rất nặng, đáng lưu ý. Trọng

đánh giá cao. Trọng tính từ có nghĩa: ở mức độ rất cao, rất nặng. Ví dụ: trong câu: “Phép công là trọng niềm tây sá nào”, trọng phải là một tính từ với nét nghĩa đối lập: phép công là trọng, niềm tây (riêng) là nhẹ. Cũng vậy, là tính từ trong câu: “Xuân từng đổi mới, đông nào còn ”, v.v.

2.2.1.4. Các từ đơn là từ loại khác

a. Đại từ Hán Việt thuộc loại nhân xƣng: Ví dụ: thiếp (妾) b. Phó từ

+ Phó từ biểu thị mức độ cao của hành động, nhƣ đương (當) . Riêng từ đương thì vốn là một thực từ trong các kết hợp: đương thời, đương đại, đương quyền v.v.. Nhƣng trong câu: “Con thơ măng sữa vả đương phù trì”, thì đương ở đây chỉ là một phó từ đứng trước động từ kép phù trì.

+ Phó từ biểu thị phạm vi quan hệ, ví dụ: duy (唯) . Từ duy là loại hƣ từ và thường làm phó từ trong tiếng Hán văn ngôn với nét nghĩa chỉ, chỉ có (chỉ; chỉ hữu. Hư tự dụng pháp cập luyện tập, và khi hành chức trong câu thơ: “Duy còn hồn mộng đƣợc gần”, duy cũng là phó từ với nét nghĩa: chỉ, chỉ có.

2.2.2. Từ đa tiết 2.2.2.1. Từ láy

a. Phương thức láy điệp từ

Ví dụ: trùng trùng(重 ), là từ láy theo phương thức láy điệp từ trong tiếng Hán và còn là một phần của dạng láy tƣ trùng trùng điệp điệp trong tiếng Việt phổ thông.

c. Phương thức láy song thanh

Ví dụ: phảng phất (仿佛), ngâm nga (吟 哦) là từ láy thuộc khuôn láy song thanh, tức là láy lại phần phụ âm đầu. Ở đây cũng có thể dùng trọng âm để xác định về hai từ láy phảng phất ngâm nga. Trong ngâm nga thì thấy rõ yếu tố nga đã hoàn toàn mất nghĩa và chỉ còn là một vỏ ngữ âm láy, phụ thuộc vào âm chính là ngâm. Riêng từ láy phảng phất thì cả hai yếu tố đều có nghĩa. Trong tiếng Hán phảng là mô phỏng theo; phất là phớt qua, thoảng qua. Do đó, cũng

tùy theo ngữ cảnh, có thể một yếu tố bị mờ nghĩa và một yếu tố rõ nghĩa. Ví dụ, nhƣ câu hát nói của thi sĩ Tản Đà: “Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất”. Đối với gió và hương thì chỉ có thể nói là làn gió thoảng qua; mùi hương thoang thoảng...

Vậy thì, trong câu: “Lầu hoa kia phảng phất mùi hương”, phảng đã bị mờ nghĩa và phụ thuộc vào yếu tố chính là phất. Từ đó có thể xác định trọng âm chính là của từ láy phảng phất là ở phất.

Lưu ý: Có những từ song tiết rất phù hợp với qui tắc láy đôi về âm vận và thanh điệu, song vì cả hai âm tiết đều có nét nghĩa riêng biệt và có thể sử dụng độc lập. Cho nên, cũng khó có thể xếp chúng vào loại từ láy. Chẳng hạn, xét từng yếu tố trong từ trắc trở thì thấy rằng chúng đều có nét nghĩa thực.

+ Từ điển Hán Việt giải thích nghĩa từng yếu tố nhƣ sau : trắc 仄 : chật hẹp, trúc trắc

trở 阻 : trở ngại, cản trở

trắc trở 仄 阻 : chật hẹp và trở ngại, có khó khăn trở ngại. (Phan Văn Các, Từ điển từ Hán Việt, tr. 423).

trắc 崱 : Dáng núi to; dáng núi so le, gập ghềnh cao thấp.

trở 阻 : Khó khăn, khó có thể vƣợt qua.

Trắc trở 崱 阻 : Gập gềnh khó khăn, không êm đềm thuận lợi.

+ Từ điển Hán giải thích nghĩa từng yếu tố nhƣ sau :

trắc 仄 : Nghiêng lệch, hẹp (trắc khuynh 側 傾, hiệp dã 狹 也. Từ hải, tr.

286)

trắc 崱 : dáng núi to; cao thấp, không bằng phẳng (sơn đại mạo 山大 貌 , sâm sai bất tề dã 參 差 不 齊 也. Từ hải, tr. 1554) trở 阻 : hiểm trở, khó khăn (hiểm dã 險 也, gian nan dã 艱難 也. Từ hải, tr . 4619)

Nhƣ vậy, nếu so sánh trên văn tự thì chữ Hán 崱 có lý hơn chữ Hán 仄,vì bộ sơn 山 là chỉ về núi non. Và khi nó kết hợp với chữ Hán 阻 ,tạo thành từ Hán

Việt trắc trở thì mới biểu thị nét nghĩa chung là núi non cao thấp, đường đi gập ghềnh, hiểm trở, lôgích với cách miêu tả trong khổ thơ:

“Đã trắc trở đòi ngàn xà hổ,

Lại lạnh lùng những chổ sương phong”.

Lên cao trông thức mây lồng,

Lòng nào mà chẳng động lòng bi thương”

2.2.2.2. Từ ghép Hán Việt

Từ ghép Hán Việt gồm có hai loại, đó là từ ghép đẳng lập từ ghép chính phụ.

2.2.2.2.1. Từ ghép đẳng lập Hán Việt

Loại từ ghép đẳng lập này cũng có thể xếp vào các từ loại, nhƣ danh từ, động từ, tính từ.

a. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là danh từ

Những từ ghép đẳng lập ở đây đều bằng hai danh từ đơn Hán Việt, hoặc bán tự do hoặc tự do, và xét trong phạm vi dịch phẩm thì chúng cũng đảm nhận chức vụ danh từ, ví dụ:

cung tiễn 弓箭 thê noa 妻孥 bút nghiên 筆研 đao cung 刀弓 xà hổ 蛇虎 sương phong 霜風 nhung an 戎鞍 quan sơn 關山 tiêu hao 消耗 nguyệt hoa 月花 dung nhan 容顏 hình ảnh 形影 thời tiết 時節 xuân thu 春秋 nhan sắc 顏色 kỳ xí 旂幟 cung đình 宮庭 đai cân 帶巾

phong sương 風霜 công danh 功名 gia thất家室 b. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là động từ

Trong số động từ ghép đẳng lập Hán Việt có hiện tƣợng rút gọn nguyên một cụm từ và từ hóa thành động từ ghép. Ví dụ: tiến thảo (進討) là từ hóa từ cụm từ tiến binh thảo nghịch (進兵討逆); xuất chinh (出征)xuất sư chinh thú

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng từ hán việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sài gòn (Trang 30 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)