CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT
3.7. Một số câu hỏi và bài tập định hướng
1. Hãy trình bày khái niệm từ Hán Việt?
2. Anh chị hãy trình bày hiểu biết về quá trình tiếp xúc Hán Việt và tiếp xúc Việt Hán?
Gợi ý:
a. Hán Việt và Việt Hán đã tiếp xúc qua lại với nhau nhƣ thế nào?
b. Hệ quả của sự tiếp xúc đó là gì?
3. Hãy phân biệt 3 loại từ Hán Việt (Cổ Hán Việt, Hán Việt; Hán Việt Việt hóa?)
4. Từ Hán Việt có vai trò nhƣ thế nào trong tiếng Việt?
5. Hãy trình bày đặc trƣng ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong cảm thức ngôn ngữ của người Việt?
6. Trình bày đặc trƣng chức năng và phong cách của vốn từ Hán Việt trong cảm thức ngôn ngữ của người Việt?
7. Hãy trình bày sự phân công chức năng và phong cách của từ Hán Việt và thuần Việt trong tiếng Việt văn học?
8. Hãy trình bày yêu cầu của việc dạy học từ Hán – Việt ở chương trình Tiểu học
9. Nêu cách nhận diện từ Hán Việt về mặt ngữ âm trong mối quan hệ với âm tiết thuần Việt?
10. Nêu cách nhận diện từ Hán Việt về mặt cấu tạo
11. Từ đa âm tiết Hán Việt thường gặp những từ loại nào?
12. Hãy nêu cách nhận diện từ Hán Việt về phương diện ngữ pháp, cho ví dụ và phân tích ví dụ?
13. Phân biệt từ ghép Hán Việt với từ ghép thuần việt về cấu tạo tạo ngữ pháp, cho ví dụ và phân tích ví dụ.
14. Hãy trình bày cách nhận diện từ Hán Việt theo tiêu chí ngữ nghĩa và phong cách?
15. Hãy trình bày các phương pháp giải nghĩa từ Hán- Việt?
16. Hãy chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn từ hoặc hiểu sai nghĩa từ Hán Việt?
17. Cần có những phương pháp nào để phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh
18. Hãy trình bày các hiện tƣợng đồng âm - cách tiếp cận và khắc phục?
19. Hãy trình bày phương pháp tiếp nhận từ Hán Việt trong ngôn ngữ tác phẩm văn chương
3.7.2. Bài tập
1. Liệt kê trật tự kết hợp từ đa tiết Hán Việt nhƣ kết hợp “phụ + chính”
tịch, bệnh nhân... hay theo kiểu kết hợp đẳng lập (danh từ với danh từ; tính từ với tính từ, động từ với động từ…) ví dụ: phụ nữ, bình thường, yên tĩnh, khứ hồi, xuất nhập…
2. Liệt kê một số hậu tố chỉ người thường gặp như: sĩ, viên, giả, nhân, gia, dân…Ví dụ: bác sĩ, họa sĩ, nha sĩ, dƣợc sĩ…; học viên, diễn viên, giáo viên…;
độc giả, khán giả, thính giả, tác giả…; công nhân, bệnh nhân; thương gia, tác gia, chuyên gia..; nhân dân, nông dân, ngƣ dân…
3. Hãy trình bày đặc trƣng ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong cảm thức ngôn ngữ của người Việt.
4. Tìm những từ thuần Việt song tồn với từ Hán Việt có tương đương về mặt ngữ nghĩa và hãy sử dụng từ Hán Việt trong văn cảnh phù hợp.
Gợi ý:
Ví dụ:
(1) Xạ thủ Nguyễn Văn A (2) Người bắn Nguyễn Văn A (3) Khán giả Nguyễn Văn B (4) Người xem Nguyễn Văn B
Rõ ràng ở đây, (1) và (3) chỉ có thể đƣợc hiểu theo một cách, còn (2) và (4) lại có hai cách hiểu nếu không đặt trong ngữ cảnh.
5. Dùng phép căn cứ đối chiếu loại suy để tìm nghĩa của từ theo các thao tác sau: Đầu tiên tách từ Hán Việt thành hai thành tố, sau đó với mỗi thành tố tìm vài từ song âm tiết có chứa nó để suy ra nghĩa. Cuối cùng là khái quát lại đi đến nét nghĩa của từ.
Ví dụ từ “nhạc sĩ”, chúng ta sẽ làm các bước sau:
Bước 1: Tách từ “nhạc sĩ” thành: nhạc/sĩ
Bước 2: Tìm một vài từ có chứa từ “nhạc” như: âm nhạc, ca nhạc, nhạc viện, nhƣ vậy, “nhạc” có nét nghĩa âm thanh có nhịp điệu; “sĩ” có: bác sĩ, nha sĩ, họa sĩ, thế thì nó có nét nghĩa một người làm công việc nào đó.
Bước 3: Khái quát lại, đi đến nghĩa của từ “nhạc sĩ” là người làm công việc sáng tạo ra hay biểu diễn âm thanh, nhịp điệu.
Phép này không có kết quả chính xác trong một số từ có nguồn gốc lịch sử nhƣ: tiểu nhân, tiểu thuyết, quả nhân
6. Âm tố quan Hán Việt là thành tố cuả các từ: quan lại, quan cách, quan liêu, quan tâm, liên quan, bàng quan, quan sát, cơ quan, hải quan, kỳ quan, cảnh quan...
Theo anh (chị) có bao nhiêu yếu tố quan Hán Việt đồng âm trong các từ nêu trên? Căn cứ vào đâu mà anh (chị) xác nhận nhƣ vậy? Nghĩa của các yếu tố đó là gì? Hãy đặt câu với các từ Hán Việt trên.
7. Hãy chỉ ra nghĩa của từ cảnh giới trong các câu văn khác nhau:
- Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới (1) khác với vạn vật không còn nguyên hình tướng.
- Hổ đã khôn ngoan chọn hướng ngược gió để tiến lại gần, nhưng vẫn không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của con khỉ đang làm nhiệm vụ cảnh giới (2).
8. Cho 8 yếu tố Hán Việt đƣợc đƣa vào dạy: hạ, giới, nhân, gian, tương, tư, thái, bình, yêu
Hãy chỉ ra nghĩa của 8 yếu tố và nghĩa của 4 từ đƣợc cấu tạo bởi 8 yếu tố đó.
9. Phân biệt các nghĩa khác nhau của yếu tố văn:
- Người yểu điệu kẻ văn chương Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì
- Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
- Triều đình riêng một góc trời, Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà
- Lựa dần dây vũ dây văn, Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
10. Cho đoạn thơ sau:
… Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang…
(Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ - TV4 tập 1)
Anh (chị) hãy nhận diện các từ Hán Việt có trong đoạn thơ và thử tìm các từ thuần việt có thể thay thế chúng? Theo anh (chị) nên, hay không nên thay thế các từ Hán – Việt đó bằng các từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương? Vì sao?
11. Hãy giải thích một số thành ngữ có từ ngữ Hán Việt khó hiểu sau đây:
An cƣ lạc nghiệp 安居樂業, Bán thân bất toại半身不遂, Bế quan toả cảng 閉關锁港, Cao lương mỹ vị 高糧美味, Danh gia vọng tộc 名家望族, Điệu hổ ly sơn調虎離山, Hạc lập kê quần 鶴立鷄群, Hồng diệp xích thằng 紅葉赤繩Không tiền khoáng hậu 空前曠後, Kinh bang tế thế 經邦濟世, Ôn cố tri tân 溫故知新, Sinh ly tử biệt 生離死別, Tao nhân mặc khách騷人墨客, Tâm đầu ý hợp 心投意合, Tha phương cầu thực 他方求食, Thệ hải minh sơn誓海盟山 , Thiên la địa võng 天羅地网, Thương hải tang điền 蒼海桑田, Tiên ƣu hậu lạc 先憂後樂 ,Tống cựu nghênh (nghinh) tân送舊迎新, Trà dƣ tửu hậu 茶余酒後, Tứ cố vô thân 四顧無親, Tứ đại đồng đường 四代同堂, Tương kế tựu kế 相計就計, Ƣu thời mẫn thế 憂時敏世, Vinh thân phì gia 榮身肥家
Đáp án
An cƣ lạc nghiệp 安居樂業 (an: yên; cƣ: ở; lạc: vui; nghiệp: nghề): sinh sống yên ổn, làm ăn vui vẻ. Ví dụ minh hoạ: “Nhân dân ta yêu chuộng hoà bình, chính phủ ta muốn cho dân đƣợc an cƣ lạc nghiệp” (Hồ Chí Minh)
Bán thân bất toại半身不遂 (bán: nửa; thân: người; bất: không; toại: theo ý muốn): bị liệt nửa người. Ví dụ minh hoạ: “Mẹ nó bị bán thân bất toại không đi lại đƣợc chỉ nằm một chỗ” (Nguyễn Công Hoan).
Bế quan toả cảng 閉關锁港 (bế: đóng; quan: cửa ải ở biên giới; toả: khoá):
đóng cửa, không giao lưu với bên ngoài.
Cao lương mỹ vị 高糧美味 (cao: béo; lương: lương thực; mỹ vị: mùi vị thơm ngon): các món ăn ngon, quý, sang trọng.
Danh gia vọng tộc 名家望族 (vọng: có tiếng tăm): gia đình, gia tộc có danh tiếng. Ví dụ: “Ông là con thứ hai trong một danh gia vọng tộc của Hà Nội” (Hà Ân).
Điệu hổ ly sơn調虎離山 (điệu: điều; ly: rời khỏi; sơn: núi): tách kẻ mạnh ra khỏi hoàn cảnh có lợi để dễ bề chinh phục hoặc tiêu diệt, ví nhƣ đƣa hổ ra khỏi rừng, nơi có nhiều lợi thế với hổ để vây bắt hoặc bắn giết.
Hạc lập kê quần 鶴立鷄群 (hạc: chim hạc; lập: đứng; kê: gà; quần: số đông): người tài giỏi phải chung đụng với kẻ dốt nát, ví như con hạc đứng giữa bầy gà.
Hồng diệp xích thằng 紅葉赤繩 (hồng: đỏ; diệp: lá; xích: đỏ; thằng: dây.
Thành ngữ này dựa trên câu chuyện: “Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm. Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết vì muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người tử thuở vợ chàng là cô bé mới lên ba”): đồng nghĩa với lá thắm chỉ hồng, có nghĩa là duyên số tiền định trong tình yêu, hôn nhân.
Không tiền khoáng hậu 空前曠後 (khoáng: trống, không có): trước đây và về sau không bao giờ có. Ví dụ minh hoạ: “Đây là một trận chiến đấu không tiền khoáng hậu trong lịch sử thế giới vì những phương tiện độc đáo mà người ta
Kinh bang tế thế 經邦濟世 (kinh: quản lý; bang: nước; tế: cứu, giúp; thế:
đời): cai quản, trông nom việc nước, để nhân dân sống yên vui. Ví dụ minh hoạ:
“Cái chí lớn của nàh nho, cái chí kinh bang tế thế hoàn toàn vắng vẻ trong những con người ấy” (Đặng Thai Mai).
Ôn cố tri tân 溫故知新 (ôn: nhắc lại, nhớ lại, học lại; cố: cũ; tri: biết; tân:
mới. Thành ngữ này có gốc từ câu nói trong Luận ngữ 論語: Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sƣ hĩ溫故而知新可以爲師矣, nghĩa là “Ôn cũ mà biết mới thì có thể làm thầy đƣợc”): ôn lại cái cũ, cái đã qua để hiểu rõ hơn, biết cách ứng xử đúng đắn với cái mới, cái hiện tại.
Sinh ly tử biệt 生離死別 (sinh: sống; ly: rời; tử:chết; biệt: xa cách nhau): số thì xa cách nhau, chết thì không bao giờ đƣợc găp lại nhau. Ví dụ: “Đành rằng sự mất sự còn là luật chung của tạo hoá. Nhƣng gặp lúc sinh ly tử biệt thì khó mà ngăn nỗi xót thương” (Hồ Chí Minh).
Tao nhân mặc khách騷人墨客 (tao: một thể thơ đời xƣa của Trung Quốc, về sau chỉ nghĩa chung là văn thơ; mặc: mực): người sành về sáng tác hoặc thưởng thức văn chương. Ví dụ: “Văn chương đâu chỉ là công việc của một số ít tao nhân mặc khách, tìm thú vui nhàn tản lúc trà dƣ tửu hậu” (Đặng Thai Mai).
Tâm đầu ý hợp 心投意合 (tâm: lòng; đầu và hợp: phù hợp): tâm hồn, tinh cảm và ý nghĩ, chí hướng rất hợp nhau.
Tha phương cầu thực 他方求食 (hoặc Tha hương cầu thực他鄉求食) (tha:
khác; phương: nơi; cầu: kiếm; thực: ăn): đi kiếm ăn, kiếm kế sinh nhai ở nơi khác xa quê hương mình)
Thệ hải minh sơn誓海盟山 (thệ: thề; hải: biển; minh: thề ƣớc; sơn: núi):
thề trước biển và núi, biểu thị lời thề rất thiêng liêng, sâu nặng. Ví dụ: “Để lời thệ hải minh sơn - Làm con trước phải đền ơn sinh thành” (Nguyễn Du).
Thiên la địa võng 天羅地网 (la: lưới bắt chim; võng: lưới đánh cá; nghĩa đen là giăng lưới khắp cả trên trời dưới đất): bủa vây khắp mọi nơi không thể thoát đƣợc.
Thương hải tang điền 蒼海桑田 (thương: xanh; tang: dâu; đồng nghĩa với bãi bể nương dâu. Thành ngữ này rút trong câu nói của Ma Cô tiên nữ 麻姑仙女 với Phương Vương Bình方王平: Thiếp thị dĩ lai dĩ kiến Đông hải tam vi tang điền 妾是以來見東海三為桑田, nghĩa là “từ khi đƣợc hầu tiếp ông đến nay đã từng thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu”): sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, trong xã hội.
Tiên ưu hậu lạc 先憂後樂 (tiên: trước; ưu: lo; hậu: sau; lạc: vui): lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ.
Tống cựu nghênh (nghinh) tân 送舊迎新 (tống: đƣa, tiễn; cựu: cũ; nghênh:
đón; tân: mới): tiễn người cũ đón người mới, tiễn năm cũ đón năm mới.
Trà dƣ tửu hậu 茶余酒後 (dƣ: thừa; tửu: rƣợu; hậu: sau; nghĩa đen: sau khi uống trà, uống rƣợu): lúc thảnh thơi, nhàn rỗi. Ví dụ: “Chắc các ông đã rõ rồi, trước đây các cụ ta thường dùng thơ ca để xướng hoạ, ngâm vịnh rồi cùng nhau nhấm nháp, thưởng thức lúc trà dư tửu hậu” (Nguyễn Tuân).
Tứ cố vô thân 四顧無親 (tứ: bốn; cố: ngoảnh nhìn; vô: không; thân: thân thích): đơn độc, trơ trọi một mình, không có anh em, bè bạn thân thích.
Tứ đại đồng đường 四代同堂 (đại: đời; đường: nhà): bốn đời đều ở chung trong một nhà.
Tương kế tựu kế 相計就計 (tương: đem; tựu: làm, thi hành): lợi dụng kế của đối phương mà lập kế của mình để đối phó có hiệu quả. Ví dụ: “Chính ra vẫn tại triều đình ta kém cỏi. Nhưng cũng cần biết dã tâm mưu mô của giặc để mà tránh, hay tốt hơn là có thể tương kế tựu kế mà chống lại” (Chu Thiên).
Ƣu thời mẫn thế 憂時敏世 (ƣu: buồn phiền, lo; thời: thời cuộc; mẫn: lo, thương xót; thế: đời): lo lắng việc đời, thương đời. Ví dụ: “Thánh Tông thì làm
cho trăm họ yên vui, dân giàu nước mạnh, mà Chiêu Thống thì làm cho nước nhà điên đảo, dân tình điêu đứng khiến cho người ưu thời mẫn thế phải đau lòng” (Nguyễn Huy Tưởng).
Vinh thân phì gia 榮身肥家 (vinh: vẻ vang; thân: bản thân; phì: béo; gia:
nhà, gia đình): đạt đƣợc vinh hoa, danh vọng, sự giàu sang cho bản thân và gia đình.