Tiếp cận và tích luỹ vốn từ Hán Việt

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng từ hán việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sài gòn (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT

3.4. Tiếp cận và tích luỹ vốn từ Hán Việt

3.4.1. Hiện tượng đồng âm a. Các yếu tố Hán - Hán

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Tài Cẩn, Đặng Đức Siêu, Lê Xuân Thại, Trần Đại Vinh, Nguyễn Ngọc Quang, Huỳnh Chương Hưng,... trong lớp từ Hán Việt, số lượng từ đồng âm chiếm một số

âm phong có đến 15 từ, âm Nhân có 15 từ, âm thiên có 13 từ.... chính vì thế, nếu không phân biệt được ý nghĩa của nó sẽ dẫn đến trường hợp hiểu sai.

Ví dụ 1: Nhân thân 人身và Thân nhân親人

+ Nhân thân: Thân thể của con người, là tổng hợp các đặc điểm về thân thể, tính cách cá nhân một con người về mặt thi hành pháp luật.

+ Thân nhân: Là người thân, người nhà, bà con ruột thịt.

Ví dụ 2:

Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...

(Truyện Kiều )

Từ đông ở đây là hướng đông, không phải là mùa đông. Hướng đông thuộc về mùa xuân nên gió đông chính là gió xuân.

* Cách khắc phục: Khi gặp một từ có hiện tƣợng đồng âm, giảng viên cần nêu ra những nghĩa khác nhau thường sử dụng để sinh viên phân biệt. Sau đó hướng dẫn sinh viên mở rộng từ Hán Việt có liên quan đến âm đọc và ý nghĩa đã nêu.

Ví dụ: Với âm thủ

Thủ 首: là đầu, đầu tiên, người đứng đầu: thủ khoa, thủ lĩnh, nguyên thủ, thủ cấp, thủ đô..

Thủ 手: là tay, người giỏi một nghề hay làm một việc gì đó: Thủ công, thủ bút, thủ thuật, thủy thủ, địch thủ...

Thủ守: là giữ: Bảo thủ, thủ cựu, thủ tiết, phòng thủ Thủ取: là lấy: tiến thủ, tranh thủ, biển thủ..

Hoặc với âm Thiên

Thiên天: là trời: thiên nhiên, thiên hạ, thiên bẩm, thiên đàng....

Thiên遷: là dời, thay đổi: Thiên đô, thiên cƣ, biến thiên...

Thiên千: là ngàn: Thiên thu, thiên lý, thiên niên kỷ, thiên binh vạn mã.

Thiên 偏: là nghiêng lệch về một phía: Thiên vị, thiên kiến, thiên hướng...

Thiên 篇: Bài (thơ, văn), một phần của cuốn sách: Đoản thiên, trường thiên....

b. Hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán với yếu tố Việt

Ngoài hiện tƣợng đồng âm các yếu tố Hán - Hán, giảng viên cũng cần hướng dẫn sinh viên phân biệt hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán với yếu tố Việt. Ví dụ: Từ yếu, nghĩa của từ Hán là quan trọng, là chính: trọng yếu, tất yếu, chủ yếu, xung yếu..., còn nghĩa tiếng Việt là không có sức, trái với mạnh.

Từ ngoan, nghĩa của từ Hán là bướng bỉnh, cứng cổ: ngoan cường, ngoan cố.., còn nghĩa từ Việt là nết na, dễ bảo, biết nghe lời...

3.4.2. Hiện tượng đồng nghĩa

Hiện tƣợng đồng nghĩa cũng xảy ra ở cả hiện tƣợng Hán – Hán và Hán Việt – thuần Việt. Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thể chia từ đồng nghĩa thành các loại: đồng nghĩa tuyệt đối và đồng nghĩa tương đối

Từ đồng nghĩa tuyệt đối: Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái cũng nhƣ phạm vi sử dụng của chúng. Ðấy là hiện tƣợng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa, ví dụ: từ trần – tạ thế, trực thăng - máy bay lên thẳng; hoả xa - xe lửa - tàu hỏa -; phi cơ - máy bay; Bệnh nhân - người bệnh; sử dụng - dùng; mô bi lết - xe máy, Trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh

….

Ðồng nghĩa tương đối: bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Ví dụ: thiếu nhi - nhi đồng, thiếu niên, con nít; phụ nữ - đàn bà, từ trần- hi sinh, chết, mất, lâu đài - biệt thự, nhà; mỹ lệ - đẹp,...

Để tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, giảng viên có thể đưa ra các phương pháp sau:

a. Yêu cầu sinh viên phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa, sau đó kết hợp chỉ ra những nét riêng về nghĩa của từng từ để chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng.

Ví dụ: Phân biệt nghĩa giữa các từ: thiếu nhi, thiếu niên Phần nghĩa chung, thiếu: trẻ tuổi

Phần nghĩa riêng của mỗi từ: Nhi: đứa trẻ, Niên: tuổi

b. Ngoài cách tiếp tục so sánh, đối chiếu nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trên trục dọc, ta còn có thể áp dụng phương pháp xác lập ngữ cảnh nói năng khu biệt.

Nghĩa là tìm những câu mà hai từ đồng nghĩa không thay thế cho nhau đƣợc. Hai từ không thể thay thế cho nhau đƣợc trong cùng ngữ cảnh thì đó là dấu hiệu của sự khác biệt. Qua những ngữ cảnh không thay thế cho nhau đƣợc ấy sẽ giúp ta chỉ ra đƣợc sự khác nhau về nghĩa giữa chúng.

Ví dụ, để tìm sự khác biệt giữa chết và hy sinh, ta có thể dựa vào các ngữ cảnh trống sau:

Con mèo đã...

Người chiến sỹ ấy đã...

Qua việc có khả năng hay không có khả năng điền vào ngữ cảnh trống trên ta có thể chỉ ra điểm khác biệt giữa hy sinh và chết.

Chết: ngừng mọi hoạt động của cơ thể.

Hy sinh: ngừng mọi hoạt động của cơ thể nhƣng nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp sự cân nhắc, suy nghĩ cả về mặt lý trí lẫn tình cảm để đạt đƣợc quyền lợi cho một cá nhân hoặc tập thể và giảm thiểu thiệt hại ít nhất cho bản thân hoặc cho một nhóm người trong khả năng có thể

c. Giữa các từ đồng nghĩa có thể có thể phân biệt sự khác nhau ở các nét nghĩa phổ biến sau: Phong cách (khẩu ngữ/ văn chương/ khoa học,...), Sắc thái biểu cảm (dương tính / trung tính / âm tính; khẳng định / phủ định...), Phạm vi sử dụng (toàn dân/ địa phương/ một tầng lớp xã hội/ một giới nghề nghiệp; thường dùng/ ít dùng; ...), Phạm vi biểu vật (cụ thể / khái quát; cụ thể / trừu tƣợng; rộng hẹp,...), Các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Ðối với các danh từ, tính từ chỉ các sự vật, hiện tượng, tính chất,... có thể có quy mô, kích thước, mức độ khác nhau (to / nhỏ;

cao / thấp, nhiều / ít,...). Ðối với động từ có thể khác nhau ở chủ thể hành động, đối tượng hành động (trên / dưới / ngang hàng,...); cách thức hành động (dụng cụ / bằng tay; chiều ngang / chiều dọc,...); mục đích, nguyên nhân của hành động,...

d. Dựa vào các yếu tố cấu tạo từ. Nếu hai từ đồng nghĩa có chung một thành tố cấu tạo thì sự khác biệt về nghĩa của chúng thường nằm ở thành tố khác nhau ấy.

Ví dụ: ám sát và mưu sát. Hai từ này khác nhau ở các yếu tố ám và mưu ám có nghĩa là lén lút, tối tăm, kín. Mưu có nghĩa là sắp đặt, kế hoạch. Do đó, ám sát là giết lén; còn mưu sát là giết người có mưu kế, có sắp đặt kế hoạch từ trước.

Trên đây là một số cách nhận diện và chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa các từ đồng nghĩa. Tùy trường hợp mà áp dụng chúng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng từ hán việt cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học sài gòn (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)