Phương hướng giới thiệu tài liệu lịch sử vật lí

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương IX vật lí 12 nâng cao (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG LỊCH SỬ VẬT LÍ HỌC VÀO GIẢNG DẠY

3. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

3.3. Phương hướng giới thiệu tài liệu lịch sử vật lí

3.3.1. Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của các nhà bác học

Trong quá trình học vật lí, HS luôn gặp những định luật, những đơn vị vật lí, những hiện tượng mang tên các nhà bác học vật lí. Nhiệm vụ của GV vật lí là phải giúp cho HS phân biệt được trong vô số những người đó, những nhà bác học lớn nào mà công trình của họ có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và sản xuất.

Khi giới thiệu tiểu sử của các nhà vật lí, GV có thể đề cập đến những sự kiện về đời sống riêng của họ, đề cập đến những nét đặc trưng của thời đại mà họ đã làm việc và đã sống để thấy rõ điều kiện lịch sử mà họ xuất thân, đề cập đến những phát kiến, những đức tính cao quí của họ, những giới hạn của thời đại có nhiều ảnh hưởng đến công trình nghiên cứu của các nhà bác học. [17, tr. 19]

Các nhà bác học lớn thường có những công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, GV nên trình bày tiểu sử các nhà bác học trong khi học về những vấn đề liên quan đến nhà bác học đó. [11]

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 41 SP. Vật lí K36 Để HS dễ hình dung về thân thế và sự nghiệp của các nhà vật lí, GV nên sử dung tranh ảnh, những đoạn trích trong tác phẩm của họ và những người đương thời với họ, khơi lại những mô hình, thiết bị, dụng cụ hay những thí nghiệm mà họ đã dùng (bằng nhiều hình thức).

Do thời gian có hạn nên việc trình bày tiểu sử của các nhà khoa học vật lí không thể chiếm một thời gian quá dài, trên cơ sở những kiến thức mà HS đã tiếp thu được GV có thể chọn lọc tài liệu cho thích hợp cả về mặt giáo dục và giáo dưỡng. [17, tr. 19]

3.3.2. Trình bày những phát biểu thí nghiệm lịch sử và công trình của các nhà khoa học

SGK vật lí đều có nói tới vấn đề này, một thí nghiệm nào đó do ai thực hiện đầu tiên, hiện tượng này do ai khảo sát đầu tiên và thời gian ra đời những phát kiến đó. Khi đề cập đến vấn đề này, người GV cần hết sức chú ý làm sáng tỏ tính lôgic của quá trình sáng tạo khoa học của những người đã góp phần xây dựng một khoa học vật lí như ngày nay. Điều kiện lịch sử và đòi hỏi của thực tiễn thời đại cần phải được làm rõ để HS có thể thấy được những thuận lợi và hạn chế của những thời kì nhất định. Phải chăng điều đó tuân theo qui luật phủ định của phủ định. [17, tr. 19 - 20]

3.3.3. Giải bài tập vật lí có nội dung lịch sử

Những bài tập vật lí có nội dung gắn liền với thực tiễn bao giờ cũng có giá trị cao hơn một bài tập mang tính giả định. Chính những tài liệu về đề tài lịch sử là một trong những bài tập có nội dung thực tế cao. Điều cần lưu ý trong quá trình trình bày tài liệu bằng cách giải những bài tập có nội dung lịch sử là phải đảm bảo tính khách quan, bài tập phải cô đọng, phải phù hợp với tư duy HS. [17, tr. 20]

3.3.4. Giới thiệu lịch sử phát triển của khoa học

Đây là hình thức giới thiệu tài liệu lịch sử rất có giá trị. Chỉ có cách thông qua việc khảo sát một cách có trình tự những giai đoạn phát triển về những vẫn đề lớn trong khoa học mới làm cho HS theo dõi đầy đủ quá trình nhận thức biện chứng của con người về các HTTN. [17, tr. 20]

3.3.5. Giới thiệu tài liệu trong hoạt động ngoại khóa

Sau những giờ học căng thẳng, tổ chức HĐNK cho HS là một việc làm hết sức thiết thực. Bên cạnh tạo sân chơi bổ ích cho HS, người GV nên biết xoay quanh những câu chuyện về lịch sử vật lí sẽ càng hiểu quả hơn cho giáo dục. Đây là dịp HS dễ trao đổi

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 42 SP. Vật lí K36 với thầy cô giáo của mình nhất, từ đó làm cho HS hiểu đúng, hiểu rõ hơn vấn đề có liên quan. Thông qua việc đưa HS đi tham quan các di tích lịch sử, các công trình,… không chỉ củng cố kiến thức mà còn làm cho lòng tự hào dân tộc được nâng lên, nâng cao trách nhiệm đối với Tổ quốc và nhân dân. Và qua đó, GV có thể đánh giá HS trung thực hơn, chính xác hơn. Để làm được vấn đề này đòi hỏi rất nhiều ở năng lực của người GV. [17, tr. 20]

Nếu tổ chức tốt HĐNK đặc biệt là hoạt động chế tạo các dụng cụ thí nghiệm kết hợp với báo cáo các sản phẩm mà HS đã chế tạo và các trò chơi vật lí, sẽ bổ sung rất hữu hiệu cho dạy học chính khóa. Các kiến thức mà HS thu nhận được trong quá trình HĐNK thường sâu sắc và khó quên hơn. Đồng thời, nó cũng giúp cho HS cảm thấy mạnh dạn hơn, tự tin hơn, rèn luyện được kĩ năng trình bày trước đám đông đặc biệt nó giúp cho các em bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tạo ra một tiền đề tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu sau này. [26]

Muốn việc tổ chức HĐNK có kết quả tốt, GV phải xây dựng được qui trình tổ chức HĐNK cụ thể, phù hợp với các đối tượng HS, đồng thời lôi cuốn được đông đảo mọi HS tham gia và thực sự phát huy hết tác dụng của công tác ngoại khóa.

Theo thời gian, tri thức khoa học ngày càng hoàn thiện và không ngừng mở rộng phát triển cái mới. Thế giới xung quanh ta là vô cùng vô tận. Do đó, tri thức khoa học đòi hỏi tính kế thừa cao. Thật đáng trân trọng biết bao những công trình khoa học, các nhà khoa học đã làm việc không mệt mỏi, vì khoa học mà cống hiến. Sản phẩm của những công trình khoa học phục vụ đắc lực góp phần cải thiện đời sống con người. [10]

Hi vọng rằng con người ngày càng tiến bộ thì ý thức tự giác ngày càng cao trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào đời sống, điều đó rất cần thiết và hữu ích trong đời sống của con người. Mong cho những gì còn tư lợi cá nhân sẽ chết dần theo thời gian để nhường chỗ cho hòa bình, tự do, giúp đỡ nhau tiến bộ, con người đối xử với nhau có tình người hơn. Do đó việc truyền thụ kiến thức tổng hợp nói chung và kiến thức vật lí nói riêng cho HS phổ thông là rất cần thiết để cho các em hiểu rõ nguồn gốc của chân lí khoa học cũng như nhớ đến công lao của các nhà bác học đã không ngại khó khăn gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì chân lí cho nên vấn đề dạy kiến thức lịch sử cho HS phổ thông có ý nghĩa rất lớn, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương IX vật lí 12 nâng cao (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)