Hoàn thiện pháp luật về công chứng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về công chứng

Khi công chứng tư ra đời, Nhà nước không phải tốn nhiều kinh phí, con người và cơ sở vật chất cho hoạt động công chứng. Các công chứng viên sẽ có trách nhiệm cao hơn rất nhiều, từ trách nhiệm nghề nghiệp, uy tín, thương hiệu tới các quyền lợi kinh tế, uy tín và thương hiệu… Điều này sẽ tạo nên một bản lĩnh vững vàng hơn cho luật sư, công chứng viên. Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường với đầy đủ tất cả các điều kiện và yếu tố kinh tế hợp thành, trong đó các quan hệ giao dịch dân sự không ngừng phát triển. Nếu các giao dịch này không được quản lý của Nhà nước bằng cơ chế thích hợp thì tất yếu sẽ dẫn đến những tranh chấp phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế. Nhà nước phải quản lý các giao dịch dân sự bằng pháp luật, đó là một đòi hỏi tất yếu của một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Tranh chấp trong các quan hệ giao dịch dân sự đang trở thành một hiện tượng phổ biến mà một trong những nguyên nhân quan trọng chính là các giao dịch dân sự thiếu những bằng chứng xác thực rõ ràng và có giá trị pháp lý. Công chứng góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp nói trên. Việc nhu cầu pháp luật hóa các giao dịch dân sự rất bức thiết, nói cách khác, nhu cầu về công chứng sẽ ngày càng tăng trong xã hội, nhất là trên địa bàn các thành phố lớn.

Luật công chứng đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Sau bốn năm thực hiện các quy định của Luật Công chứng cho thấy: Một số quy định của Luật như quy định về những người được miễn đào tạo nghề công chứng, quy định về thế chấp tài sản hay quy định về chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng... cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Bộ Tư pháp xem xét, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chính thức để pháp lý hóa các công văn hướng dẫn vì trên thực tế có một số văn bản của Bộ tư pháp hướng dẫn một số nội dung quan trọng về hoạt công chứng. Nội dung các văn bản hướng dẫn này là rất trúng, tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động công chứng nhưng các văn bản này được ban hành dưới dạng Công văn. Theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, công văn không phải là văn bản pháp luật.

Điều này tạo ra tâm lý bất an cho các văn phòng công chứng khi thực hiện các giao dịch.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu các vấn đề về công chứng ở Việt Nam nay hiện nay, ta thấy công chứng là một yếu tố rất cần thiết đối với chúng ta cũng như đối với Nhà nước. Việc kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan công chứng cũng như một số cơ quan hỗ trợ tư pháp khác là góp phần thiết thực vào công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh và giải quyết các quan hệ trong đời sống xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta càng không thể phủ nhận vai trò của công chứng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bằng việc chứng nhận tính xác thực, công chứng đã góp phần vào việc quản lý các hoạt động giao dịch, phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp, vi phạm pháp luật, tạo sự ổn định cho các hoạt động giao dịch.

Qua các thời kỳ, pháp luật công chứng ở Việt Nam ngày một hoàn thiện, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế qua từng năm đổi mới và xu hướng phát triển chung của thế giới. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, pháp luật về công chứng ở Việt Nam cũng quy định các trường hợp công chứng, chế định của công chứng viên và các vấn đề khác có liên quan đến công chứng. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử của đất nước và chế độ chính trị mà các quy định về công chứng cũng có một số điểm khác nhau. Tuy vậy, pháp luật công chứng của Việt Nam là một văn bản pháp lý hoàn chỉnh quy định các trình tự thủ tục phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Văn bản pháp lý gần đây nhất là Luật công chứng năm 2006, đây là văn bản khá toàn diện so với các văn bản từ năm 1991 đến năm 2000. Mỗi một văn bản là một quá trình thể hiện sự phát triển về mặt lập pháp của Nhà nước tuy khác nhau nhưng với mục đích chung là thể hiện sự phát triển của đất nước.

Trong bài luận văn này người viết chủ yếu chỉ dựa trên Luật công chứng năm 2006 cùng với các văn bản có liên quan để làm rõ các quy định về pháp luật công chứng ở Việt Nam. Tuy nhiên do xã hội không ngừng phát triển và đến một thời gian

nào đó những quy định của pháp luật sẽ không còn phù hợp và Luật công chứng cũng không ngoại lệ, có thể đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thực tế. Cho nên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài ngoài việc làm rõ các quy định của pháp luật công chứng hiện nay, pháp người viết đưa ra những điểm hạn chế của luật, từ đó có những biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện luật. Đối với bản than người viết thì đây chỉ là một số điều được nhận thấy trong quá trình tìm hiểu về công chứng ở Việt Nam, đặc biệt là về công chứng nhà nước và đề xuất của người viết chưa mang tính khoa học nhưng đó là những gì mà bản thân người viết đúc kết được qua một thời gian tìm hiểu về vấn đề công chứng nhà nước trong Luật công chứng. Do đó, để hoàn thiện được tất cả các nội dung mà Luật công chứng còn hạn chế, bên cạnh bản thân phấn đấu không ngừng học hỏi, tìm hiểu mà người viết rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bản thân người viết nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề công chứng và hy vọng các giải pháp có thể áp dụng trên thực tế góp phần hoàn thiện Luật công chứng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)