CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC TRONG NĂM 2007 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.2. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẬU LỘC
Từ những kết quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, cũng như quá trình tìm hiểu thực tế tại Ủy ban nhân dân có thể rút ra những ưu điểm, hạn chế trong việc tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân xã nơi đây:
3.2.1. Ưu điểm
- Việc bầu thành viên Ủy ban nhân dân đúng theo quy định của pháp luật, đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo cơ bản đủ số lượng góp phần giúp cho Ủy ban nhân dân xã hoạt động tốt;
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
43
- Ủy ban nhân dân xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình qua đó đem lại chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân địa phương;
- Mặc dù trình độ chuyên môn còn hạn chế nhưng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã nhiệt tình trong công tác, tương đối hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.2. Hạn chế
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân hiện nay còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động của Ủy ban nhân dân xã. Cụ thể đó là việc Ủy ban nhân dân xã có 3 thành viên nhưng trên thực tế chỉ có 2 thành viên là có hoạt động còn 1 thành viên do bận đi học hầu như không có tham gia hoạt động cho nên ảnh hưởng đến chất lượng phiên họp của Ủy ban nhân dân xã;
- Việc tổ chức nhân sự và bố trí cán bộ, công chức chưa hợp lý, khi thì cán bộ này làm ở vị trí này, một thời gian là bố trí sang vị trí khác. Chẳng hạn như cán bộ Địa chính – Xây dựng qua làm Trưởng công an, Xã đội trưởng chuyển qua làm Chủ tịch hội nông dân; một vấn đề cũng đáng quan tâm đó là việc quy hoạch cán bộ, một cán bộ có thể được quy hoạch ở nhiều chức danh khác nhau từ đó tạo tâm lý thiếu trách nhiệm trong tinh thần làm việc, bởi mình đã được quy hoạch thì coi như chắc chắn là sẽ được bầu, bổ nhiệm, vấn đề này được chứng minh trong mục 3.1 cụ thể là việc cán bộ thống kê tổng hợp nhưng lại không xem xét các nội dung tổng hợp có trùng khớp với nhau hay không? Bên cạnh đó việc quy hoạch này cho thấy cán bộ ở đây đang ở tình trạng thiếu nguồn quy hoạch, cho nên có tình trạng làm ở chức vụ này xong là qua làm chức vụ khác không cần biết có đảm trách được vị trí đó hay không. Lấy dẫn chứng như Phó chủ tịch Trần Minh Tâm được quy hoạch làm Bí thư Đảng ủy xã, Phó bí thư – Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó bí thư – Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, dẫn đến tình trạng không biết đưa cán bộ, công chức nào đi đào tạo cho hợp lý;
- Một yếu tố nữa cũng gây hạn chế đến hoạt động của Ủy ban nhân dân xã đó là vấn đề cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ cho hoạt động của Ủy ban nhân dân xã còn thiếu và xuống cấp trầm trọng. Hiện nay trụ sở của xã đã xuống cấp và hư hỏng nặng do được xây dựng gần 20 năm nên các phòng làm việc không còn thích hợp cho các cán bộ làm việc, các trang thiết bị như máy tính, bàn ghế, tủ đựng hồ sơ đã quá lâu nên có một số không thể sử dụng được nữa gây khó khăn cho việc giữ gìn, bảo quản các tài liệu của Ủy ban nhân dân xã;
- Trình độ của các cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân xã chưa đồng đều, chưa ngang tầm nhiệm vụ mới, dẫn đến việc tiếp cận nắm bắt các chủ trương chính sách của địa phương và các văn bản chỉ đạo của cấp trên rất hạn chế gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân xã. Nếu dựa vào các bảng số liệu 2, 3,4 phân tích ở chương 2, hiện nay Ủy ban nhân xã có tổng số 19 cán bộ, công chức chuyên trách và không chuyên trách như vậy:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
44
+ Về tình độ Trung học phổ thông vẫn còn 4/19 người chưa tốt nghiệp chiếm 21,05%.
+ Về cán bộ có trình độ chuyên môn:
Đại học có 2/19 người chiếm 10,53%;
Trung cấp có 10/19 người chiếm 52,63%;
Chưa có bằng cấp là 7/19 người chiếm 36,84%.
+ Về trình độ lý luận chính trị:
Trung cấp có 6/19 người chiếm 31,58%;
Sơ cấp có 1/19 người chiếm 5,26%;
Chưa có trình độ 12/19 người chiếm 63,16%.
Từ thống kê đó cho thấy hiện nay số lượng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã chưa có trình độ chuyên môn vẫn còn chiếm hơn 1/3, chưa có trình độ lý luận chính trị chiếm gần 2/3 tổng số cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân xã. Đây là hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, nhất là khi phần lớn các chức vụ chủ chốt đều do những cán bộ, công chức này nắm giữ.
- Quy chế làm việc còn chưa rõ ràng, chưa quy trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, do đó chưa đảm bảo trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn cho tất cả các thành viên, từng cán bộ, công chức cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Vấn đề này chưa được Ủy ban nhân dân xã quan tâm xây dựng lại quy chế làm việc cho hợp lý hơn, dẫn đến cán bộ, công chức xã thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác.
- Vấn đề tiền lương cũng là vấn đề cần quan tâm đối với Ủy ban nhân dân xã Hậu Lộc hiện nay, bởi chính sách tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cán bộ, công chức xã, dẫn đến họ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác ở địa phương. Do được quy định là cán bộ công chức cấp xã cho nên mức lương, phụ cấp rất thấp, cụ thể như cán bộ 1 cửa phụ trách công chứng, chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã với phụ cấp 594 ngàn/tháng thì việc yêu cán bộ này có mặt thường xuyên để làm tốt công việc này là rất khó. Còn các cán bộ, công chức khác thì mức lương chưa thỏa đáng cho nên họ đi làm thì ít mà nghỉ thì nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân xã.
- Quan hệ phối hợp công tác giữa các cán bộ, công chức trong Ủy ban nhân dân xã còn lỏng lẻo, quan hệ phối hợp với các đơn vị khác cũng mang tính hình thức là nhiều, cụ thể đó là họ chưa có những quy chế phối hợp làm việc thật sự có hiệu quả, trong công tác còn kiêng nể lẫn nhau, nên chưa có ý thức đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
45