Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy, thành ph (Trang 30 - 49)

4.2 Phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định.

Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác không đổi thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng tốt và ngược lại. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Ngân hàng có vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng Vốn Huy Động

6T 2011

6T 2012

6T 2013

Chênh lệch 6T 2012/2011

Chênh lệch 6T 2013/2012 Số

tiền Số

tiền Số

tiền Số

tiền Tỷ lệ (%)

Số

tiền Tỷ lệ (%)

I. TG Thanh Toán 10.458 11.898 30.500 1.440 13,77 18.602 156,34

Không kì hạn 10.458 11.898 30.500 1.440 13,77 18.602 156,34 II. TG tiết kiệm 121.089 151.827 380.400 30.738 25,38 228.573 150,55

Không kì hạn 5.075 6.536 20.200 1.461 28,79 13.664 209,08 Có kì hạn 116.014 145.292 360.200 29.278 25,24 214.908 147,91 III. Phát hành GTCG 3.290 3.854 14.100 564 17,14 10.246 265,82

Tổng 134.837 167.580 425.000 32.743 24,28 257.420 153,61

số cho vay. Dưới đây là những bảng thống kê doanh số cho vay của Ngân hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo ngành nghề kinh tế.

4.2.1.1. Theo thời hạn

Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Châu Đốc cho vay ngắn hạn nhằm mục đích cung cấp vốn cho người dân buôn bán, sản xuất, tái sản xuất, đầu tư vào các đối tượng như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật... Và cho vay trung - dài hạn để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản mới, đầu tư cho các dự án phục vụ đời sống, cơ giới hóa nông nghiệp, người dân đầu tư mua sắm các dụng cụ sản xuất như: máy cày, máy bơm, máy sấy,.

hay phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên như sửa chữa nhà cửa, xây dựng công trình, tạo vốn cho các doanh nghiệp để kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, lợi nhuận.

Tình hình cho vay theo thời hạn được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Chênh lệch

Số

tiền % Số

tiền % Số tiền

%

2011/2010 2012/2011 Số

tiền % Số tiền % Ngắn hạn 372.980 82 428.973 83,58 446.568 83,69 55.993 15,01 17.595 4,10

Trung,

dài hạn 81.874 18 84.274 16,42 87.004 16,31 2.400 2,93 2.730 3,24

TỔNG 454.854 100 513.247 100 533.572 100 58.393 12,84 20.325 3,96

Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thởi hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6T/2011 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch

Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền %

6T 2012/2011 6T 2013/2012 Số

tiền % Số

tiền % Ngắn

hạn 266.884 86,36 273.276 83,55 495.791 83,66 6.392 2,40 222.515 81,43 Trung,

dài hạn 42.137 13,64 53.791 16,45 96.813 16,34 11.654 27,66 43.022 79,98 TỔNG 309.021 100 327.067 100 592.604 100 18.046 5,84 265.537 81,19

Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013 Qua các bảng 4.3 và bảng 4.4 doanh số cho vay giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 ta thấy nhìn chung chỉ tiêu này đều có sự gia tăng rất tốt qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tăng 58.393 triệu đồng tương ứng tăng 12,84% so với năm 2010, đó là một sự tăng trưởng đáng ghi nhận của ngân hàng.Nguyên nhân tăng là do nhu cầu sử dụng vốn trong nông nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng do người dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề vừa trồng lúa vừa chăn nuôi, kết hợp xen canh đa vụ, ngoài ra còn có mở thêm dịch vụ lò sấy lúa, gặt lúa bằng máy với qui mô nhỏ phục vụ trên địa bàn.

Chuyển sang 2012 chỉ tiêu này tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng là 3,96% so với 2011 và đạt doanh số 533.572 triệu đồng.Còn đối với 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh số cho vay đạt 592.604 triệu đồng tăng 108,67% so với doanh số 308.634 triệu đồng của 6 tháng đầu năm 2012. Do nhu cầu cần vốn kinh doanh mua bán hàng hóa của các tiểu thương trên địa bàn thành phố Châu Đốc tăng thêm do địa phương thực hiện nhiều dự án xây dựng mới như các khu phố thương mại và mở

2012 do Ngân hàng thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp theo nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu tiên phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nên các hộ dân đến vay vốn chủ yếu là hình thức vay ngắn hạn nhằm phục vụ cho chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều hơn.

a) Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng hơn 80% doanh số cho vay, lớn hơn nhiều so các khoản vay trung, dài hạn.

Từ bảng số liệu 4.3 và 4.4 trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT thành phố Châu Đốc tăng qua các năm và ngân hàng dường như đang rất chú trọng cho vay vốn ngắn hạn, đặc biệt đối với các hộ nông dân vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 82% so với tổng doanh số cho vay. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 55.993 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,58% so với tổng doanh số cho vay, tỷ lệ tăng 15,01% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 446.568 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,69%, tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 17.595 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,10% so với năm 2011.Nguyên nhân của sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong những năm qua là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, phát triển hoạt động tín dụng một cách linh dộng nhất giúp cho nguồn vốn ngân hàng ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Trong sự tăng lên qua các năm thì trong giai đoạn 6 tháng đầu năm của mỗi năm cũng có sự tăng lên đáng kể. 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 86,36% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011, chiếm tỷ trọng khá cao. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn đạt hơn 495 tỷ đồng, chiếm 83,66% doanh số cho vay, tăng hơn 222.515 triệu đồng tương ứng với 81,43% so với cùng kì năm trước.

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có sự phấn đấu của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, giảm bớt các thủ tục không cần thiết mang lại sự tối ưu trong công tác thẩm định. Song song đó, những khách hàng truyền thống luôn được Ngân hàng luôn chú trọng đến, những nông dân vay vốn sản xuất lúa, thêm nữa còn tăng cường cho vay các hộ kinh doanh mua bán nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân tạm thời thiếu vốn mua hàng, sản xuất kinh doanh nên đếnvay vốn Ngân hàng trong thời gian ngắn. Chính vì

vậy mà doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Ngoài ra, còn do khách hàng có xu hướng chuyển sang vay vốn ngắn hạn nhiều vì lãi suất thấp hơn so với vay vốn trung và dài hạn.

b) Doanh số cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong doanh số cho vay theo thời hạn, chỉ khoảng 20% trong tổng doanh số cho vay vì lĩnh vực cho vay này chứa nhiều rủi ro: rủi ro thanh khoản vì vốn vay lớn thời gian thu hồi vốn dài nên nguy cơ mất vốn cao. Nhìn chung chỉ tiêu này vẫn tăng qua từng năm nhưng vẫn mang tính chất dè chừng. NHNo&PTNT Châu Đốc cho vay vốn trung - dài hạn chủ yếu đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, lò sấy lúa, nhà máy xay xát gạo, xây dựng sửa chữa nhà ở, phục vụ đời sống,...

Năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 81.874 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong doang số cho vay,sang năm 2011 doanh số này chỉ đạt 84.274 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,42% và tăng 2,93%. Trong đó cho vay 3 hợp đồng đầu tư lò sấy lúa ở các xã Vĩnh Châu, Vĩnh Tế và Vĩnh Ngươn với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.

Đến năm 2012 doanh số cho vay trung - dài hạn có sự tăng nhiều hơn cụ thể là 2.730 triệu đồng tương ứng 3,24% và chiếm tỷ trọng 16,31%.Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011 thì có sự tăng11.645 triệu đồng về số tuyệt đối. 6 tháng 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 53.791 triệu đồng thì so với cùng kì năm 2013 doanh số lại tăng thêm 79,98% tương ứng mức tăng 43.002 triệu đồng.

Việc doanh số cho vay trung hạn tăng liên tục là do nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng gia tăng các năm. Đồng thời theo chủ trương chỉ đạo của tỉnh nhà tích cực đầu tư về các xã xây dựng và phát triển nông thôn mới, đặc biệt là khoản mà Ngân hàng cho vay hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn mới, lắp đặt hệ thống mạng lưới điện đến vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cho vay dài hạn đối với hộ nông dân

theo ngành kinh tế giúp ta thấy được sự tác động của từng ngành đến doanh số cho vay của ngân hàng qua từng năm thông qua bảng số liệu 4.5, 4.6 bên dưới.

a) Nông nghiệp

Qua bảng số liệu 4.5ta thấy được phần lớn khách hàng của chi nhánh là doanh nghiệp và hộ cá thể nên cho vay nông nghiệp hiện tại chỉ chiếm giá trị khá thấp trong tổng doanh số cho vay (chiếm hơn 20% tổng doanh số cho vay) và có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng 112.290 triệu đồng (tăng hơn 1540%, tức hơn 15 lần) so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay ngành này giảm lại, giảm 28.042 triệu đồng so với năm 2011.

Nhìn chung thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp qua các năm có xu hướng tăng qua các năm và chững lại vào năm 2012. Còn đối với khoảng thời gian 6 tháng đầu mỗi năm thì có xu hướng ngược lại. 6 tháng 2012 lại giảm 14,93% so với năm 2011. Còn 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành này đạt mức 95.567 triệu đồng tăng lên 60,97% tương đương với tăng thêm 36.198 triệu đồng so với cùng kì năm 2012.

Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng mạnh giai đoạn 2010 – 2011 là do trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng và làm hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào các ngành nghề kinh tế lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu giảm 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp khá lớn, đa phần người dân ở đây trồng lúa là chính vì vậy nhu cầu vay vốn phục vụ cho nông nghiệp ngày càng tăng là điều tất yếu.

Thêm vào đó với chi phí đầu tư mùa vụ (cải tạo đất, cây giống, phân bón, máy móc...) ngày càng tăng cao, hay chủ trương độc canh cây lúa, đẩy mạnh xen canh tăng vụ, hiện nay có nhiều nông dân mạnh dạn phát triển kinh tế chăn nuôi bò, heo theo mô hình mới mang tính hiệu quả kinh tế cao ðang ðýợc mở rộng quy mô áp dụng ngày càng tãng. đã làm tăng nhu cầu tắn dụng ngắn hạn, và điều này làm cho doanh số cho vay nông nghiệp ngày càng tăng. Sang năm 2012 doanh số cho vay ngày này giảm lại do ngân hàng thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu cho vay theo ngành, cụ thể là giảm tỷ trọng cho vay nông nghiệp và tăng tỷ trọng cho vay ngành tiêu dùng.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng từ 2010 - 2012 ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông nghiệp 7.290 119.580 91.538 112.290 1540,33 -28.042 (23,45)

Ngành thuỷ, hải sản 22.052 66.840 100.524 44.788 203,10 33.684 50,39 Tiểu thủ công nghiệp 9.750 6.400 10.040 (3.350) (34,36) 3.640 56,88 Thương mại dịch vụ 149.413 258.650 150.515 109.237 73,11 (108.135) (41,81) Cho vay tiêu dùng 211.610 24.570 120.027 (187.040) (88,39) 95.457 388,51 Ngành nghề khác 54.739 37.270 60.928 (17.469) (31,91) 23.658 63,48 TỔNG 454.854 513.247 533.572 58.393 12,84 20.325 3,96

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm2011 - 2013

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ Tiêu 6T

2011

6T 2012

6T 2013

Chênh lệch

6T2012/6T2011 6T2013/6T2012 Số tiền (%) Số tiền Số tiền

Nông nghiệp 69.790 59.369 95.567 (10.421) (14,93) 36.198 60,97

Ngành thuỷ, hải sản 44.111 63.783 90.529 19.672 44,60 26.746 41,93

Tiểu thủ công nghiệp 4.853 7.209 15.045 2.356 48,55 7.836 108,70

Thương mại dịch vụ 136.255 85.494 160.546 (50.761) (37,25) 75.052 87,79 Cho vay tiêu dùng 23.008 71.383 150.350 48.375 210,25 78.967 110,62

Ngành nghề khác 31.004 39.829 80.567 8.825 28,46 40.738 102,28

TỔNG 309.021 327.067 592.604 18.046 5.84 265.537 81,19

Nguồn : Phòng tín dụng của NHNo & PTNT Châu Đốc, 2010,2011,2012, 6T 2011-2013

b) Thuỷ sản

Đây là nguồn vốn cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua tôm giống, cá giống, thức ăn, thuốc ngừa bệnh và các chi phí khác phục vụ việc nuôi trồng thuỷ sản. Đa số người dân nuôi trồng theo dạng bao tiêu hợp đồng với các xí nghiệp chế biến thuỷ sản nên đảm cho khả năng thanh toán cho các hộ vay vào cuối vụ. Năm 2011 cho vay thuỷ sản tăng 44.788 triệu đồng, tương đương 203,10% so với năm 2010. Do trong năm 2011 diễn biến thời tiết không có nhiều thuận lợi, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng đến khả năng nuôi trồng. Tuy nhiên, tổng cục thuỷ sản đã phối hợp với địa phương chỉ đạo kịp thời nên phần nào hạn chế thiệt hại cho người nuôi và tình hình nuôi trồng vẫn được duy trì. Kết quả sản xuất của toàn tỉnh An Giang tăng khá so với năm 2010, tăng hơn 82%.

Sang năm 2012, cho vay ở lĩnh vực này tăng 33.684 triệu đồng, ứng với 50,39% so với năm 2011. Trong năm nay tình hình nuôi trồng thuỷ sản không thuận lợi với những cơn bão lần lượt đổ bộ vào nước ta và cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá trong tỉnh rơi vào tình cảnh khó khăn triền miên. Tuy vậy diện tích nuôi trồng tính đến 23/11/2012 vẫn tăng 112,2% so với cùng kỳ năm 2011 và sản lượng thu hoạch luỹ kế từ đầu năm đạt 1.095.742 tấn, bằng 102,6% so với cùng kỳ năm trước do xu hướng người nuôi trồng hy vọng tình hình sản xuất sẽ khá hơn và tính thu nhập lý thuyết thì vẫn đủ khả năng trả nợ, bên cạnh việc lấy công làm lời thì việc mở rộng thêm diện tích sản xuất do đây là ngành truyền thống diện tích mặt nước lớn nên nhu cầu vay vốn tăng khá cao trong năm 2012.

Nhìn chung thì tình hình cho vay ngành này trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 cũng có diễn biến cùng chiều. Nếu giai đoạn 2011-2012 tốc độ tăng cho vay ngành này là 231,37% thì chỉ trong 6 tháng đầu năm của giai đoạn trên, doanh số cho vay ngành này chiếm hơn 44,60%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến không thuận lợi, ở toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long thì nắng nóng và thay đổi bất thường nên phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi trồng của người dân. Bên cạnh đó giá cả của một số loại thuỷ sản tăng khá mạnh, đặc biệt là giá cá điêu hồng đá lên đến đỉnh điểm giúp cho người nuôi thu lợi và bù đắp phần nào thiệt hại của năm trước. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngành thuỷ sản đạt 90.529 triệu đồng, tăng 26.746 triệu đồng, ứng với 41,93% so với 6 tháng đầu năm 2012.

c) Tiểu thủ công nghiệp

Đối với các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp là những loại hình chủ yếu là những khoản cho vay trung hạn, nhìn chung tốc độ cho vay tăng nhanh qua từng năm. Như đã được phân tích, giới thiệu ở trên thì Châu Đốc là thành phố có tiềm năng về kinh tế, nhu cầu người dân ngày càng cao, khu vực giải tỏa nhiều nên việc vay vốn xây dựng, sửa chữa cao. Mặc khác với chủ trương công nghiệp hóa và đa dạng ngành nghề nên nhu cầu vốn của người dân để xây dựng sửa chữa ngày càng cao đặc biệt là sự nâng cấp máy, dụng cụ sản xuất của làng dệt truyền thống. Cụ thể là vào năm 2011 giảm 3.350 triệu đồng, tức 34,36% so với năm 2010, cho đến năm 2012 thì chỉ tiêu ở ngành này tăng trở lại 3.640 triệu đồng tăng 56,88% so với năm 2011 và đạt 10.040 triệu đồng.

Xét giai đoạn 2011-2012, doanh số cho vay ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 56,88%, trong đó giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đã có tốc độ tăng trưởng hơn 48% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2011.Đối với 6 tháng 2012, doanh số cho vay của ngành đạt được 7.209 triệu đồng, so với cùng kì thì năm 2013 chỉ tiêu này đạt 15.045 triệu đồng tăng 108,7% so với 6 tháng 2011.

Vốn vay của loại hình này luôn cao qua từng năm là do nhiều nguyên nhân đó là tình hình kinh tế ở thành phố luôn ổn định, ngoài ra thành phố đang từng bước phát triển nhu cầu nhà ở, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cảnh quan đô thị nhưng vẫn chú trọng giữ gìn, phát triển cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, nhằm đáp ứng cơ sở vật chất của một đô thị loại 2.

Nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất ngày càng tăng thì bên cạnh đó giá cả nguyên vật liệu đang theo chiều hướng tăng cao

Ta thấy thời hạn trả nợ của loại hình cho vay trung hạn khá lâu nên khi Ngân hàng cần vốn thì không có và nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế Ngân hàng cho vay với tỷ trọng thấp. Nhưng nhìn chung tốc độ gia tăng năm sau vẫn cao hơn năm trước là do có một số khách hàng có uy tín luôn được Ngân hàng quan tâm cho vay khi họ có nhu cầu. Với số tiền cho vay xây dựng, sửa chữa, tiểu thủ công nghiệp luôn tăng cao trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận bình thủy, thành ph (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)