CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 29 - 32)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN

* Ban giám đốc

Giám đốc: chỉ đạo, phụ trách chung, là người trực tiếp nhận các chủ trương của NHPTN ĐBSCL Việt Nam, của NHNN và đề ra phương hướng nhiệm vụ theo định hướng của ngân hàng cấp trên. Trực tiếp giám sát hoạt động của các phòng ban.

Phó Giám đốc: là người thừa lệnh giám đốc, quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những

Ban Giám đốc

Phòng hành chính

nhân sự

Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng kiểm

soát nội bộ

Phòng quản lý rủi ro

Phòng hỗ trợ kinh doanh

Phòng nguồn vốn

Các phòng giao dịch

Phòng kinh doanh

công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc chung khi giám đốc đi vắng và báo cáo khi giám đốc có mặt.

*Phòng hành chánh nhân sự

Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ công nhân viên chức biên chế, cũng như hợp đồng trong công việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị.

Lập các thủ tục cần thiết trình ban giámđốc, đề ra quyết định nâng lương hoặc thi hành kỹ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên ban giámđốc.

Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác.

* Phòng kinh doanh

Đây là phòng giữ vị trí quan trọng hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà ĐBBSCL – chi nhánh TP Cần Thơ, phòng có nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Tổng hợp báo cáo thống kê thông tin kinh tế của toàn tỉnh và cả nước. Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của NHPTN ĐBSCL Việt Nam và của ban giám đốc.

+ Thẩm định, phân loại khách hàng, đề xuất cho vay hay không cho vay các dự án theo phân cấp quyền.

+ Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm, làm báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề.

+ Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục. Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro theo quy định..

+ Tiếp nhận và thực hiện các công trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước cũng như nguồn vốn nước ngoài (nếu được trung ương ủy quyền và cho phép). Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác thuộc nguồn vốn chính phủ , các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

* Phòng kế toán – ngân quỹ

Trực tiếp hạch toán, thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng cấp trên. Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch tài chính, tiền lương trình lãnhđạo phê duyệt.

Tổ chức thực hiện chi tiêu tiền mặt, chấp hành quyết định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ. Thể hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo chế độ.

Cùng phòng kinh doanh kiến nghị, đề xuất chính sách ưu đãi về lãi suất, về hoa hồng đối với khách hàng; tổng hợp lưu trữ hồ sơ về hạch toán kế toán, quyết toán, báo cáo thống kê kế toán.

* Phòng kiểm soát nội bộ

Kiểm tra công tác điều hành tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, kiểm tra giám sát việc chấp hành quá trình nghiệp vụ kinh doanh, kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính theo đúng nguyên tắc chế độ quy định và làm báo cáo gởi ngân hàng cấp trên.

Phối hợp đoàn thanh tra, kiểm tra nhà nước, ngân hàng và hồ sơ, trong việc thanh tra, kiểm tra lại chi nhánh. Giải quyết các đơn, thư khiếu tố, khiếu nại, các đơn tố cáo có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Phòng quản lý rủi ro

Là một bộ phận được tách ra từ phòng kinh doanh

Chức năng của phòng là thực hiện công tác thông tin, phòng ngừa rủi ro, lập báo cáo rủi ro đối với khoản vay có giá trị cao. Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý nợ xấu.

* Phòng hỗ trợ kinh doanh

Là một bộ phận tách ra từ phòng kinh doanh

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là hỗ trợ khách hàng trong quá trình làm thủ tục vay vốn, thực hiện các biện pháp Marketing quảng bá thương hiệu, tiếp xúc với khách hàng.

* Phòng nguồn vốn

Lãnh đạo phòng hoặc người được phân công, chịu trách nhiệm đề xuất nguồn vốn, giải ngân cho các khoản phê duyệt tín dụng phù hợp theo quy định hiện hành của ngân hàng MHB.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)