Sơ lược về tình hình cho vay của ngân hàng MHB chi nhánh TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 54)

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM

4.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2007-2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

4.1.2 Sơ lược về tình hình cho vay của ngân hàng MHB chi nhánh TP Cần Thơ

Bảng 4.5 Tình hình cho vay tại ngân hàng MHB chi nhánh Cần thơ qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT: triệu đồng

So sánh

2008/2007

So sánh

2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % I. Doanh số

cho vay 1.181.110 1.025.769 1.459.186 (155.341) (13,15) 433.836 42,29

Ngắn hạn 859.485 838.584 1.204.279 (20.901) (2,43) 365.695 43,61 Trung –dài

hạn 321.625 187.185 255.326 (134.440) (41,80) 68.141 36,40 II. Doanh số

thu nợ 958.025 1.083.463 1.377.069 125.438 13,09 293.606 27,10

Ngắn hạn 707.927 895.516 1.150.592 187.589 26,50 255.076 28,48 Trung-dài

hạn 250.098 187.947 226.447 (62.151) (24,85) 38.500 20,48 III. Dư nợ 892.442 937.323 934.648 (57.694) (6,46) 82.536 9,89

Ngắn hạn 449.078 475.577 486.030 (56.932) (12,68) 53.687 13,69 Trung-dài

hạn 443.364 461.746 448.618 (762) (0,17) 28.879 6,52

IV. Nợ quá

hạn 22.367 17.199 24.622 (-5.168) (23,11) 7.423 43,16

Ngắn hạn 8.510 5.160 7.387 (3.350) (39,37) 2.227 43,16 Trung-dài

hạn

13.857 12.039 17.235 (1.818) (13,12) 5.196 43,16

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ)

Bảng 4.6 Tình hình cho vay của MHB chi nhánh Cần Thơ 6 thángđầu năm 2009 và 6 thángđầu năm 2010

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu

năm 2009

6 tháng đầu

năm 2010 Số tiền % I. Doanh số cho

vay 536.186 634.547 98.362 18,345

- Ngắn hạn 422.427 512.492 90.065 21,321

- Trung và dài hạn 113.759 122.055 8.297 7,293

II. Doanh số thu nợ

522.916 604.471 81.555 15,596

- Ngắn hạn 419.620 459.582 75.962 18,103

- Trung và dài hạn 103.296 108.881 5.585 5,407

III. Dư nợ 426.028 442.912 16.884 3,96

- Ngắn hạn 204.613 214.334 7.721 4,75

- Trung và dài hạn 221.415 228.586 7.170 3,24

IV. Nợ quá hạn 9.375 10.895 1.520 16,21

- Ngắn hạn 3.083 3.422 339 11,00

- Trung và dài hạn 6.292 7.473 1.181 18,77

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ) a. Doanh số cho vay

Qua 3 năm, doanh số cho vay của MHB liên tục biến động theo tình hình kinh tế. Ngược với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dao động trong khoảng 17% đến 28% trong tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng doanh số cho vay của MHB chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2007 đạt 27,23% tổng doanh số cho vay, sauđó giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2008 giảm còn 18,25% và năm 2009 tiếp tục giảm còn ttrung và dài hạn là do chính phủ thực thi các chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm chế lạm phát, bìnhổn giá tiêu dùngđã làm cho công tác huyđộng vốn gặp nhiều khó khăn dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao, điều này càng làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng,đặc biệt làđối với hoạt động tín dụng trung dài hạn,đây cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay

trung và dài hạn năm 2008 giảmđến 41,80% so với năm 2007. Có thể nóiđây là giai đoạn khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tuy nhiên MHB Cần Thơ đã có những nổ lực đáng kể khi duy trì doanh số cho vay đạt trên 1000 tỷ đồng,đặc biệt là dưới sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn Cần Thơ. Sang năm 2009, dưới tác động của gói kích cầu kinh tế, các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 4% khi vay vốn từ các ngân hàng thương mại nên doanh số cho vay trung và dài hạn có khởi sắc tăng đến 42,29% so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn nên dẫn đến tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vẫn gỉam so với năm 2008. Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy không đạt mức tăng trưởng ấn tượng như doanh số cho vay ngắn hạn nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực.

MHB Cần Thơ thường được biết đến với thế mạnh là hoạt động tín dụng trung và dài hạn nhưng qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng MHB. Sở dĩ thực trạng này xảy ra là do một số PGD trực thuộc chủ yếu hoạt động tín dụng ngắn hạn dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn có sự chênh lệch khá cao. Thêm vào đó lĩnh vực chủ yếu của MHB Cần Thơ là cho vay trung và dài hạn trong lĩnh vực xây dựng và thương nghiệp nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,đặc biệt là xây dựng khi thị trường bất động sản tuột dốc và “đóng băng” đã làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn không tăng trưởng cao.

b. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàngđã thu hồi từ các khoản giaỉ ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Việc thu nợ góp phần tích cực trong việc tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông.

Bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giáđúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn biết tránh rủi ro. Cho nên doanh số cho vay là điều kiện cần và doanh số thu nợ làđiều kiện đủ để hoạt động ngân hàng duy trì và phát triển.

Do doanh số thu nợ phụ thuộc khá nhiều vào doanh số cho vay nên tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn giảm dẫn đến tỷ trọng doanh số thu nợ cũng gỉam theo trong 3 năm.

Doanh số thu nợ năm 2008 tăng, chủ yếu là do tăng doanh số thu nợ ngắn hạn, trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm 62.151 triệu đồng. Đến năm 2009, doanh số thu nợ tăng trưởng mạnh cả về ngắn hạn và trung-dài hạn, cụ thể ngắn hạn 28,48%, trung và dài hạn tăng 20,48%. Đánh dấu một năm hoạt động kinh doanh thành công của ngân hàng. Doanh số thu nợ của năm này đạt 1.377 triệu đồng cao nhất trong 3 năm, đây là kết quả đáng ghi nhận của MHB Cần Thơ,đồng thời thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.

c. Dư nợ

Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay mà vẫn chưa thu hồi được tính đến thời điểm báo cáo. Dư nợ tín dụng của MHB qua 3 năm nhìn chung đều có sự tăng trưởng hợp lý với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của ngân hàng. Năm 2008, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đều giảm nguyên nhân là do năm 2008 doanh số cho vay của ngân hàng giảm, trong khi doanh số thu nợ của ngân hàng lại tăng lên. Năm 2009 do tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ nên dư nợ trong năm 2009 cũng tăng lên 9,89%.

d. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải trong quá trình kinh doanh. Nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân như: chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ, sự biến động của nền kinh tế xã hội…. Nợ quá hạn càng lớn thì và tất nhiên hiệu quả kinh doanh càng giảm, nên trong quá trình kinh doanh thì ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn.

Bên cạnh những dấu hiệu tích cực của doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì việc tồn động nợ quá hạn khá cao là điều đáng chú ý của MHB. Năm 2008 ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ đã làm cho nợ quá hạn giảm đi đáng kể chỉ còn 17.199 triệu đồng, giảm 23,11% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009, nợ quá hạn bất ngờ tăng cao hơn cả năm 2007, tăng hơn năm 2008 đến

43,16%,đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm. Trongđó nợ quá hạn của trung và dài hạn chiếm đến 70% tổng nợ quá hạn của ngân hàng nguyên nhân là do các đơn vị xây dựng gặp phải khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến việc trả nợ vay ngân hàng bị chậm trễ, mặt khác một sốít khách hàng cố trì hoãn trả nợ đúng hạn nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TP CẦN THƠ QUA 03 NĂM (2007- 2009) VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng MHB chi nhánh TP Cần Thơ từ năm 2007 đến năm 2009 và 06 tháng đầu năm 2010.

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề qua 03 năm (2007-2009) và 06 thángđầu năm 2010

Bảng 4.7 Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề của ngân hàng MHB qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu 2007 2008 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Xây dựng 158.369 138.019 189.078 (20.350) (12,85) 51.059 36,99 Thương

nghiệp

136.365 23.577 33.836 (112.788) (82,71) 10.259 43,51

Ngành khác

26.891 25.589 32.412 (1.302) (4,84) 6.823 26,66

Tổng cộng

321.625 187.185 255.326 (134.440) (41,80) 68.141 36,40

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ)

Bảng 4.8 Doanh số cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề của MHB 6 thángđầu năm 2009 và 6 thángđầu năm 2010

DVT: triệu đồng Chênh lệch

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2009

6 tháng đầu

năm 2010 Số tiền %

Xây dựng 80.894 87.977 7.083 8,76

Thương nghiệp 18.028 18.957 929 5,15

Ngành khác 14.837 15.121 284 1,91

Tổng cộng 113.759 122.055 8.296 7,29

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ) a. Xây dựng

Đây là ngành nghề có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay trung và dài hạn, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của MHB.

Năm 2007 tình hình nhà đất ở Cần Thơ phát triển khá tốt, giá nhà đất tương đối cao, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đặt lợi nhuận cao. Do đó doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm nay cũng đạt mức khá cao chiếm gần 50% tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Bước sang năm 2008, do cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho thị trường nhàđất đóng băng kéo theo doanh số cho vay của ngành trong năm 2008 giảmđáng kể, cụ thể là giảm 20.350 triệu đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay, chiếm 73,73%

tổng cơ cấu.

Năm 2009 doanh số cho vay phục hồi trở lại và tăng lên và đạt mức 189.078 triệu đồng, tăng 36,99% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường đang trênđà phục hồi, nhiều công trình lớn được thi công và đang trong giaiđoạn hoàn thành như khu đô thị Nam Cần Thơ, các khu dân cư thuộc Cái Sơn-Hàng Bàngchính vì vậy nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh.

Với mục tiêu trở thành thương hiệu “Ngân hàng nhàở” hàng đầu trên địa bàn Cần Thơ, MHB Cần Thơ cần chú trọng phát huy những thế mạnh sẵn, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với ngành này.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vayđối với ngành này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 30,43% so với 6 thángđầu năm 2009, nguyên nhân là do tin tưởng vào khả năng phục hồi và phát triển của ngành xây dựng nên nhiều doanh nghiệp xây dựng đã mạnh dạn bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mua sắm vật tư, trang bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

b. Thương nghiệp

Với việc nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhanh trong năm 2007nên làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn của thương nghiệp cao nhất trong 3 năm đạt mức 136.365 triệu đồng, có thể thấy tình hình thương mại trong năm phát triển khá tốt thông qua doanh số trung và dài hạn của ngành nàyđạt cao nhất trong nhiều năm qua, góp phần nâng cao lợi nhuận của ngân hàng MHB

Tuy nhiên năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp kinh doanhb không còn đạt hiệu quả như trước, do đó cũng góp phần làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn của ngành thương nghiệp giảm mạnh chỉ còn 23.577 triệu đồng, giảm mạnh đến 82,71%, lợi nhuận từ ngành nghề này cũng giảmđiđáng kể.

Năm 2009 khi nền kinh tế đang trênđà phục hồi cũng đã kéo theo doanh số cho vay của ngành này tăng trở lại đạt 33.836 triệu đồng, tăng 43,51% nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Điều này cho thấy MHB cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa doanh số cho vay trung và dài hạn thương nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tuy tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên MHB chi nhánh Cần Thơ nên doanh số cho vay của ngành vẫn tăng trưởng khá, tăng 3.929 triệu đồng, chiếm 17,84% so với 6 thángđầu năm 2009, đây là một kết quả khả quan vào một năm kinh doanh hiệu quả.

c. Ngành khác

Mặc dù thế mạnh của MHB là cho vay xây dựng nhưng cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn của các ngành nghề khác như: thủy sản, nông lâm

nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ…cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, góp phần không nhỏ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ.

Nếu như năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn của các ngành nghề khác chỉ chiếm 8,36% trong cơ cấu doanh số cho vay thì sang năm 2008 tỷ lệ nàyđã tăng lên 13,67%. Mặc dù xét về giá trị thì doanh số cho vay năm 2008 đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng trong tình hình kinh tế gặp khó khăn, 2 ngành còn lại đều giảm mạnh thì tỷ trọng của ngành khác vẫn tăng trong tổng doanh số cho vay của năm 2008.

Năm 2009 nhờ tácđộng tích cực của gói kích cầu kinh tế Việt Namđã có những dấu hiệu phục hồi tốt , tình hình kinh doanh của các ngành nghề kinh tế trong nước cũng đã có chuyển biến khả quan hơn. Ngoài xây dựng và thương nghiệp thì doanh số cho vay trung và dài hạn của các ngành nghề khác cũng tăng trở lại đạt mức 32.412 triệu đồng, ghi nhận nỗ lực của ngân hàng trong công tác mở rộng tìm kiếm khách hàng từ nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Các ngành nghề khác có tốc độ tăng chậm hơn, chỉ tăng 1.475 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, nguyên nhân là do ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay xây dựng, phấn đấu đạt mục tiêu là “ngân hàng nhàở”

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế qua 03 năm (2007-2009) và 06 tháng đầu năm 2010.

Bảng 4.9 Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế qua 03 năm (2007-2009)

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

2008/2007 2009/2008 Kinh tế

nhà nước

0 20.086 68.699 20.086 - 48.613 242,02

Kinh tế tư nhân

67.591 20.779 60.115 (46.812) (69,26) 39.336 189,31

Kinh tế cá thể

254.034 146.320 126.512 (7.714) (42,40) (19.808 (13,54)

Tổng cộng 321.635 187.185 255.326 (134.440) (41,80) 68.141 36,40 (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ)

Bảng 4.10 Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của MHB 6 thángđầu năm 2009 và 6 thángđầu năm 2010

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu

năm 2009

6 tháng đầu

năm 2010 Số tiền % Kinh tế nhà

nước

17.282 18.302 1.020 5,90

Kinh tế nhân

18.523 20.854 2.331 12,58

Kinh tế cá thể 77.954 82.899 4.945 6,34

Tổng cộng 113.759 122.055 8.296 7,29

(Nguồn: phòng quản lý rủi ro-MHB Cần Thơ)

Qua bảng số liệu cho thấy thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh số cho vay, tiếp theo là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước,đặc biệt thành phần kinh tế tập thể trong 3 năm không hề phát sinh khoản vay nào nguyên nhân là dođây là thành phần kinh tế đặc biệt, số lượng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ lại rấtít.

a. Kinh tế nhà nước

Trong những năm gần đây doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này có sự gia tăng nhanh chóng, nếu như năm 2007 thành phần kinh tế này không phát sinh khoản vay nào thì năm 2008đã tăng lên 20.086 triệu đồng và năm 2009 đã đạt 68.699 triệu đồng .Đây là thành tích đáng khích lệ của ngân hàng MHB vì số lượng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Cần Thơ có nhu cầu về vốn trung và dài hạn không nhiều.

Tiếp tục phát huy thành tíchđạt được năm 2008, năm 2009 đánh dấu một năm tăng trưởng tốt của thành phần kinh tế nhà nước, điều này chứng tỏ ngân hàngđã tạo được một khách hàng tiềm năng giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng điều đó càng chứng tỏ hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụngcủa ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. Ngân hàng cần có chính sách phù hợp để giữ chân khách hàng và thu hút nữa khách hàng từ thành phần kinh tế này.

Tiếp tục kết quả đạt được năm 2009, 6 thángđầu năm 2010, doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tiếp tục tăng trưởng 17,12% so với 6 tháng đầu năm 2009.

b. Kinh tế tư nhân

Cũng như các thành phần kinh tế khác, doanh số cho vay của thành phần kinh tư nhân đã có những biến động tương ứng: giảm và năm 2008 và phục hồi mức độ tăng trưởng vào năm 2009,đây là diễn biến phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian qua. Cụ thể năm 2007, doanh số cho vay của ngành này đạt mức 67.591 triệu đồng chiếm 21% tổng doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng, năm 2008 doanh số cho vay của thành phần kinh tế này giảm mạnh xuống 69,26% tương ứng giảm 46.812 triệu đồng. Thêm vàođó do lo ngại về tình hình lạm phát trong nước nên nhiều doanh nghiệp không dámđầu tư vay vốn trung và dài hạn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phần lớn đều trong chờ tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn.

Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong năm 2009, doanh số cho vay trung và dài hạn của thành phần kinh tế tư nhân cũng tăng mạnh mẽ vào năm 2009đạt mức tăng 189% so với năm 2008, tuy nhiên vẫn chưađạt được mức của năm 2007 nhưngđiều này cũng đã cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế tư nhân.

c. Kinh tế cá thể

Số lượng các hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ tương đối nhiều thêm vào đó giá trị các khoản vay của thành phần này thường không lớn, rủi ro cũng không cao nên việc xét duyệt cho vay cũng dễ dàng. Vì vâyh đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn của thành phần kinh tế cỏ thể chiếm ắ doanh số cho vay trung và dài hạn,đạt mức 254.034 triệu đồng.

Năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát, giá xăng dầu trong nước tăng cao đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này. Do đó doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể đã giảm về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên tỷ trọng cho vay vẫn duy trì ở mức cao.

Cụ thể, về giá trị tuyệt đối doanh số cho vay trung và dài hạn của thành phần

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)