Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.4. Các chỉ tiêu dùng phân tích hoạt động tín dụng
Là ch tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo quý, tháng, năm.
Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ một NHTM.
Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang tín dụng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế có ý nghĩa đối với nền kinh tế và cả ngân hàng. Hoạt động cho vay chính là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nó tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng đem đến rủi ro cho ngân hàng, do đó cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ để ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động ngân hàng.
2.1.4.2. Doanh số thu nợ
Là toàn bộ các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và năm trước đó.
Hoạt động cho vay tồn tại nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể thu hồi đ ng hạn, trễ hạn, hoặc cũng có khả năng không thể thu hồi lại được. Vì vậy, công tác thu hồi nợ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, luôn được ch trọng quan tâm nhằm nhánh được những thất thoát xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.4.3 Dƣ nợ
Là ch tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, đây chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu hồi về.
Mức dư nợ ngắn, trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại.
2.1.4.4 Phân loại nợ và nợ xấu
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá đ ng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng căn cứ vào số dư nợ gốc tại thời điểm cuối tháng (quý, năm) để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hai phương pháp phân loại nợ:
Phương Pháp "Định Lượng” (Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) Nợ được phân thành năm (05) nhóm
• Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đ ng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;
• Nhóm 2: Nợ cần ch ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
• Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
• Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và
• Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, nhưng tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
Phương Pháp "Định Tính" ( Điều 7,Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm nhóm tương ứng như năm nhóm nợ của cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:
• Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đ ng hạn;
• Nhóm 2: Nợ cần ch ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ;
• Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn;
• Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; và
• Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, thì phân loại nợ theo phương pháp “định tính” hay “định lượng”, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
2.1.4.5 Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Đây là ch tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn.
Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, do đó các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của mình để tăng nguồn vốn hoạt động.
2.1.4.6 Dƣ nợ trên tổng vốn huy động
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, nó còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng.
Ch tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt.
100%
độngx huy
Voán nợ động Dư
huy voán treân nợ
Dử
2.1.4.7 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Ch tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
Vốn huy động
Vốn huy động = x 100%
trên tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn
Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
2.1.4.8 Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay
Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao dẫn đến rủi ro càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư của ngân hàng trong việc tái tạo nguồn vốn cho vay phát triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Trong đó nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
2.1.4.9 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.
Dưnợ bìnhquân
nợ thu soá Doanh duùng
tín voán quay
Vòng
Trong đó:
( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) Dư nợ bình quân =