4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN THỚI LAI QUA 3 NĂM TỪ 2007-2009
4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu
Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro.
Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Nợ xấu là một trong những rủi ro tín dụng và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu nợ xấu chiếm tỷ lệ cao trong tổng
dư nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất cân đối trong thanh toán, làm cho Ngân hàng bị thua lỗ và thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản.
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế
Nợ xấu là vấn đề mà tất cả các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nợ xấu là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng và đánh giá được trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ... Đối với NHNo&PTNT huyện Thới Lai luôn luôn quan tâm đến chỉ tiêu nợ xấu và được thể hiện như sau:
Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2007-2009.
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Năm Chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối Doanh nghiệp - - - - Hộ cá thể 2.072 3.693 4.246 1.621 78,23 553 14,97 - Ngắn hạn 1.419 2.758 3.232 1.339 94,36 474 17,19
- Trung hạn 653 935 1.014 282 43,19 79 8,45
Tổng cộng 2.072 3.693 4.246 1.621 78,23 553 14,97 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai từ 2007-2009)
- 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 3.000,00 3.500,00 4.000,00 4.500,00
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Triệuđồng
Doanh nghiệp Hộ cá thể Tổng cộng
Hình 4.8: Biểu đồ tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế từ 2007-2009.
Qua bảng 4.8 ta thấy tình hình nợ xấu chỉ tập trung đối với cho vay hộ gia đình cụ thể qua 3 năm như sau: năm 2007 là 2.072 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 1.419 triệu đồng, trung hạn là 653 triệu đồng, năm 2008 nợ xấu là 3.693 triệu đồng tăng 1.621 triệu đồng so với năm 2007 tương đương tăng 78,23%, trong đó ngắn hạn tăng 1.339 triệu đồng tương đương tăng 94,36%, trung hạn tăng 282 triệu đồng tương đương tăng 43,19% so với năm 2007, đến năm 2009 nợ xấu của chi nhánh là 4.246 triệu đồng tăng 553 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 14,97%, trong đó ngắn hạn là 3.232 triệu đồng tăng 474 triệu đồng tương đương 17,19%, trung hạn là 1.014 triệu đồng tăng 79 triệu đồng tương đương tăng 8,45% so với năm 2008.
- Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng qua các năm là do cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do người vay vốn sử dụng sai mục đích, khi nhận được vốn vay của Ngân hàng, khách hàng không đầu tư đúng kế hoạch mà dùng vào mục đích riêng khác, vốn sử dụng sai mục đích, mức độ an toàn vốn thấp nên gây ra những khoản nợ xấu cho Ngân hàng. Ngoài ra còn do cán bộ tín dụng không theo dõi sát sao món vay, không thẩm định kỹ trước, trong và sau khi cho vay, không đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn, … điều này làm cho nợ xấu của chi nhánh ngày càng tăng lên.
+ Nguyên nhân khách quan: Nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm là do chi phí sản xuất ngày càng tăng cao như: giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá nhân công, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, … làm cho người dân sản xuất không có lãi, có cả những trường hợp không thu hồi được vốn.
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Trong kinh doanh thì bất kỳ ngành nghề nào cũng có rủi ro nhưng chúng ta biết cách tránh và phòng ngừa nó thì có thể hạn chế được rủi ro, hoạt động ngân hàng cũng thế. Cụ thể như sau:
Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế qua 3 năm 2007-2009 Đơn vị tính: triệu đồng, %
Năm Chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Nông nghiệp 254 493 614 239 94,09 121 24,54
Thủy sản 24 394 2.000 370 1.541,67 1.606 407,61
Thương mại - Dịch vụ 965 992 1.050 27 2,80 58 5,85
Xây dựng 338 661 185 323 95,56 -476 -72,01
Khác 491 1.153 397 662 134,83 -756 -65,57
Tổng cộng 2.072 3.693 4.246 1.621 78,23 553 14,97 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai từ 2007-2009)
- 500 1.000 1.500 2.000 2.500
2007 2008 2009
Năm
Triệuđồng
Nông nghiệp Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Xây dựng Khác
Hình 4.9: Biểu đồ tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế từ 2007-2009.
Qua bảng 4.9 ta thấy nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu tại chi nhánh là ngành thủy sản và thương mại – dịch vụ và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, ngành thủy sản năm 2007 là 24 triệu, năm 2008 lên đến 394 triệu, đến năm 2009 là 2.000 triệu đồng. Nguyên nhân nợ xấu thuộc đối tượng này có chiều hướng tăng từ 2007- 2009 là do giá cả xuống thấp bên cạnh đó thì chi phí tăng cao làm cho người nuôi không có lãi nên không có nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ xấu của chi nhánh tăng lên. Đối với ngành thương mại – dịch vụ nợ xấu tăng cao là do khủng hoảng kinh tế trong những năm qua làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của khách hàng như đồng vốn thu hồi chậm dẫn đến nợ quá hạn, cụ thể năm 2007 là 965 triệu đồng, sang năm 2008
là 992 triệu đồng và đến năm 2009 là 1.050 triệu đồng. Vì vậy Ngân hàng cần chú ý hơn nữa công tác thu hồi nợ thuộc các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó nợ xấu ngành nông nghiệp cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 254 triệu đồng, đến năm 2008 nợ xấu là 493 triệu đồng, sang năm 2009 là 614 triệu đồng. Nguyên nhân là do các năm gần đây dịch bệnh thường xuyên xảy ra: lỡ mồm long móng, cúm gia cầm, heo tai xanh, cháy lá, rầy nâu, ... làm cho người nông dân thất mùa, hàng hóa sản xuất làm ra bán không có người mua, giá cả nông sản bấp bênh, ... làm cho người nông dân không trả nợ đúng hạn được cho Ngân hàng, nợ xấu ngày một tăng.
Còn đối với xây dựng nhà và ngành khác nợ xấu tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2007 nợ xấu xây dựng nhà là 338 triệu đồng, năm 2008 là 661 triệu đồng và đến năm 2009 giảm còn 185 triệu đồng. Đối với ngành khác năm 2007 là 491 triệu, sang năm 2008 là 1.153 triệu đồng và năm 2009 giảm còn 397 triệu đồng, điều này cho thấy nợ xấu các đối tượng này phụ thuộc vào giá cả hàng hóa trên thị trường, bởi vì giá cả hàng hóa không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân làm cho nợ xấu tăng cao.
4.2.4.3. Phân tích tình hình nợ xấu theo nhóm nợ
Năm 2005, NHNN ban hành các Quyết định 127/2005/QĐ_NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 636/2006/QĐ-NHNo- XLRR Quyết định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.
Đây là các quyết định đưa hoạt động tín dụng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay thu nợ, dự phòng, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Với việc áp dụng phân loại nợ theo qui định mới làm tỷ lệ nợ xấu từng nhóm nợ trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng cao.
Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm 2007-2009
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Năm Chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Nhóm 3 1.532 2.355 2.774 823 53,72 419 17,79
Nhóm 4 390 857 986 467 119,74 129 15,05
Nhóm 5 150 481 486 331 220,67 5 1,04
Tổng cộng 2.072 3.693 4.246 1.621 78,23 553 14,97
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai từ 2007-2009)
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000
2007 2008 2009
Năm
Triệuđồng
Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Hình 4.10: Biểu đồ tình hình nợ xấu theo nhóm nợ từ 2007-2009.
Nợ xấu nhóm 3 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng, điều này cho thấy trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng chưa cao và các cán bộ tín dụng chưa xử lý triệt để các món nợ đến hạn nên mới để tăng nợ xấu, cụ thể năm 2007 là 1.532 triệu đồng, sang năm 2008 là 2.355 triệu đồng tăng 823 triệu đồng so với năm 2007 tương đương tăng 53,72%, đến năm 2009 là 2.774 tăng 419 triệu đồng tương đương tăng 17,79% so với năm 2008.
Bên cạnh đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 cũng tăng, cụ thể năm 2007 nhóm 4 là 390 triệu đồng, nhóm 5 là 150 triệu đồng, sang năm 2008 nợ nhóm 4 là 857 triệu
đồng tăng 467 triệu đồng tương đương tăng 119,74%, nhóm 5 là 481 triệu đồng tăng 331 triệu đồng tương đương tăng 220,67% so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ nhóm 4 là 986 triệu đồng tăng 129 triệu đồng tương đương tăng 15,05%;
nhóm 5 là 486 triệu đồng tăng 5 triệu đồng tương đương tăng 1,04% so với năm 2008.