Trong thời gian qua, chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được đề ra là nhờ được sử hỗ trợ kịp thời của các phòng ban nghiệp vụ, bám sát đường lối chủ trương chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, chủ động lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư, chủ động làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt kế hoạch xây dựng, mở rộng thị phần trọng tâm, để mở rộng hoạt động sử dụng vốn, đồng thời giữ vững các khách hàng truyền thống tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Bảng 4.11: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Thới Lai qua 3 năm 2007-2009.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
tính 2007 2008 2009
1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 155.722 177.906 202.564
2. Vốn huy động Triệu đồng 33.075 48.075 57.170
3. Doanh số cho vay Triệu đồng 152.246 173.107 182.214
4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 127.588 150.923 171.704
5. Tổng dư nợ cho vay Triệu đồng 155.175 177.359 187.869
6. Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 110.426 133.736 147.166
7. Dư nợ trung - dài hạn Triệu đồng 44.749 43.623 40.703
8. Nợ xấu Triệu đồng 2.072 3.693 4.246
9. Dư nợ bình quân Triệu đồng 142.846 166.267 182.614
10. Hệ số thu nợ % 83,80 87,18 94,23
11. Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn % 99,65 99,69 92,75
12. Doanh số cho vay/Vốn huy động % 460,31 360,08 318,72
13. Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ % 71,16 75,40 78,33
14. Dư nợ trung hạn/Tổng dư nợ % 28,84 24,60 21,67
15. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,89 0,91 0,94
16. Nợ xấu/Tổng dư nợ % 1,34 2,08 2,26
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai từ 2007-2009)
Hệ số thu nợ: phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng cho biết số tiền mà Ngân hàng sẽ thu được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Dựa vào bảng 4.11 ta thấy, hệ số thu nợ của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng đều này cho thấy ngân hàng đã cố gắng trong việc thu hồi các khoản nợ cụ thể: năm 2007 là 83,80%, năm 2008 là 87,18% và đến năm 2009 tình hình thu nợ của ngân hàng đạt 94,23%. Tuy nhiên, tình hình thu nợ của chi nhánh qua phân tích ở trên ta thấy rất khả quan. Việc hệ số thu nợ tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp so với doanh số cho vay của ngân hàng là do tình hình thị trường có nhiều biến động, tình hình lạm phát tăng cao, thêm vào đó là do thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
Doanh số cho vay trên tổng vốn huy động: Chỉ số doanh số cho vay trên vốn huy động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp do tổng dư nợ của Ngân hàng lớn hơn tổng vốn huy động, vì Ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay ra nên phải nhận vốn đều chuyển từ Ngân hàng cấp trên và chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn mức lãi suất huy động từ dân cư. Ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả vì Ngân hàng huy động được nhưng không cho vay được nên tổng dư nợ thấp hơn tổng vốn huy động, Ngân hàng thừa vốn nên phải điều chuyển về Ngân hàng cấp trên và hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất mà Ngân hàng cho vay ra. Chỉ số này khoản 60% - 80% là hợp lý vì nếu lớn quá sẽ làm cho tính thanh khoản của Ngân hàng thấp
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có giảm qua 3 năm nhưng vẫn còn ở mức rất cao, cụ thể năm 2007 chỉ số này là 460,31%, con số này quá lớn và cho thấy rằng ở năm này Ngân hàng cho vay rất nhiều so với nguồn vốn huy động được và công tác huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao. Đến năm 2008 chỉ số này còn 360,08% và năm 2009 là 318,72%, điều này cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn huy động tại địa phương của ngân hàng chỉ đáp ứng khoảng 30% doanh số cho vay của ngân hàng.
Dư nợ ngắn hạn, trung hạn trên tổng dư nợ: đây là chỉ tiêu nhằm để xác định cơ cấu đầu tư của Ngân hàng. Ở đây ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 70% trong tổng dư nợ của chi nhánh và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 71,16%, năm 2008 là 75,40% và năm 2009 là 78,33%. Dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ và có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2007 chiếm 28,84%, năm 2008 là 24,60% và năm 2009 là 21,67%. Ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn để giảm rủi ro cho Ngân hàng nhất là rủi ro về lãi suất, khi mà lãi suất trên thị trường biến động liên tục theo hướng tăng và để phục vụ tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế địa phương thì Ngân hàng cũng đang tăng dần dư nợ trung hạn nhưng chưa cao. Vì vậy Ngân hàng cần tăng cường cho
vay trung hạn trong những năm tới vì xã hội càng phát triển, nhu cầu đầu tư sửa chữa, mở rộng qui mô kinh doanh, xây dựng mới ngày càng nhiều nếu chỉ đầu tư ngắn hạn thì các khách hàng không thể thu hồi kịp vốn để hoàn trả cho Ngân hàng dẫn đến hiệu quả đầu tư của khách hàng giảm ảnh hưởng đến kết quả thu hồi nợ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Thới Lai qua các năm không ổn định. Cụ thể năm 2007 là 0,89 vòng, năm 2008 tăng lên là 0,91 vòng, đến năm 2009 là 0,94 vòng.
Nguyên nhân là do doanh số thu nợ qua các năm của ngân hàng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm, cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, sản xuất ra hàng hóa bán không có người mua, … đời sống người dân khó khăn nên các hộ vay vốn không trả được nợ đúng thời hạn cho Ngân hàng. Do đó chi nhánh càng phải tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao, tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận.
Nợ xấu trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng.
Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 5%. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 5% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt. Đối với NHNo&PTNT huyện Thới Lai, mức độ rủi ro tín dụng năm 2007 là 1,34%, năm 2008 là 2,08%, sang năm 2009 là 2,26%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã thay đổi cách tính nợ xấu theo thông lệ quốc tế. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của NHNN nhưng vẫn còn cao so với dư nợ của ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tính dụng.
Qua những kết quả hoạt động đạt được tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai ta có thể so sánh với kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ô Môn như sau:
Bảng 4.12: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa NHNo&PTNT huyện Thới Lai và NHNo&PTNT Quận Ô Môn
Đơn vị tính: Triệu đồng NHNo&PTNT huyện Thới Lai NHNo&PTNT Quận Ô Môn
Năm Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2007 2008 2009
Thu nhập 20.452 34.825 38.662 38.550 57.615 48.952 Chi phí 18.339 34.797 38.330 30.052 52.121 44.304
Lợi nhuận 2.113 28 332 8.498 5.494 4.648
Dư nợ 155.175 177.359 187.869 289.146 294.829 360.640 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Thới Lai và Quận Ô Môn)
Qua bảng 4.12 ta thấy các chỉ tiêu hoạt động của NHNo&PTNT huyện Thới Lai luôn thấp so với các chỉ tiêu hoạt động của NHNo&PTNT Quận Ô Môn là do chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai được chia tách ra từ chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ô Môn nên hoạt động chưa ổn định, thu nhập còn thấp và chi phí lại cao, dư nợ còn thấp, do đó làm cho lợi nhuận của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thới Lai cũng thấp hơn so với NHNo&PTNT Quận Ô Môn, cụ thể như sau: năm 2007 lợi nhuận là 2.113 triệu đồng so với 8.498 triệu đồng; năm 2008 là 28 triệu đồng so với 5.494 triệu đồng và năm 2009 là 332 triệu đồng so với 4.648 triệu đồng của chi nhánh Quận Ô Môn. Về dư nợ năm 2007 là 155.175 triệu đồng so với 289.146 triệu đồng của NHNo&PTNT Quận Ô Môn; năm 2008 là 177.359 triệu đồng so với 294.829 triệu đồng và năm 2009 là 187.869 triệu đồng so với 360.640 triệu đồng.