MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
5.1. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU 5.1.1. Điểm mạnh
Là công ty lớn, có bản sắc văn hóa và đội ngũ nhân viên năng động.
Có hệ thống phân phối sâu và rộng. Sản phẩm đạt chất lượng cao và có mặt tại 64/64 tỉnh thành cả nước và hầu hết các Bệnh viện trên toàn quốc.
Hoạt động Marketing chuyên nghiệp, nhãn hàng lớn mạnh hơn. Có định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại.
Tất cả các hoạt động chiến lược được khai thác theo nguyên tắc 20/80 nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Công ty. Biết đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa đồng tâm.
Năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh lớn nhất Ngành Dược Việt Nam nhiều năm liền. Có lợi thế lớn là có hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất cải tiến và đội ngũ lao động chuyên nghiệp, năng động tay nghề cao.
Bước đầu đã tự sáng chế một số nguyên phụ liệu, phát triển nhóm sản phẩm có nguồn gốc đông dược thay thế nguyên liệu tân dược nhập khẩu.
DHG Pharma còn hưởng được chế độ chính sách ưu đãi giá cả, thuế suất,... của Chính phủ và tận dụng cơ hội này Công ty xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất.
Danh nghiệp có vốn tự có cao không bị sức ép của các khoản nợ vay và dễ chủ động kinh doanh.
Về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần và lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm đồng thời các khoảng giảm trừ doanh thu cũng giảm mạnh.
Nhìn chung về tổng chi phí của chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí trên doanh thu thuần tương đối giảm. Trong đó đáng kể nhất là tỷ trọng chi phí bán
hàng trên doanh thu thuần giảm mạnh qua các năm.
5.1.1. Điểm yếu
Không có thế nổi trội về sản phẩm, danh mục sản phẩm tân dược của Công ty chủ yếu thuộc nhóm hàng generic (95%) và có ít công thức độc quyền. Sản phẩm này chịu cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Sản phẩm có mặt trên 64/64 tỉnh thành nhưng chưa khai thác sâu, đặc biệt là các tỉnh Miền Bắc.
Công suất hiện tại đã khai thác gần như tối đa, trong khi đó tiến độ Nhà máy mới còn chậm chưa hoàn thành kịp thời làm ảnh hưởng chiến lược phát triển của Công ty.
Tỷ lệ tăng trưởng danh thu chậm dần do thị trường dược Việt Nam có nhiều cạnh tranh từ công ty dược nước ngoài và thị trường dần đi đến điểm bão hòa.
Nguyên liệu nhập khẩu cao (khoảng 80%) và có mặt hơn 50% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao qua mỗi năm trong khi đó giá bán bị khống chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.
Vốn tự có của danh nghiệp cao, và chưa phát huy khả năng sinh lời của vốn.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 5.2.1. Giữ vững và mở rộng thị phần
Phát triển sản phẩm mới chất lượng có tính năng ưu việt hơn các sản phẩm trên thị trường, phát triển nhiều công thức độc quyền để dành thế chủ động cạnh tranh trên thương trường. Tận dụng thế mạnh và khai thác sâu nguyên tắc 20/80, phát triển độ phủ về sản phẩm và thị phần trên cả nước. Đẩy mạnh phát triển những nhãn hàng chủ lực. Phát triển thêm hệ thống phân phối sâu và rộng. Phát triển thêm hệ thống quầy bán lẻ tạ các bệnh viện. Tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động đầu tư nâng cấp trang thiết bị kiểm nghiệm, đầu tư xây dựng cơ sỡ hạ tầng nhà máy mới kịp tiến độ đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và nghiên cứu để đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm – dịch vụ để thu hút khách hàng đóng góp ý tưởng và có thể chăm sóc và tạo lòng tin cho khách hàng ngày càng tốt hơn.
Hoạt động marketing tập trung vào danh mục sản phẩm chủ lực và hoạt động nhãn hàng cần phải bài bản hơn.
5.2.2. Giải pháp nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán
Tiết kiệm chi phí và nguyên liệu sản suất. Có phương pháp quản lý xuất nhập nguyên vật liệu, bảo quản hợp lý không để hư hỏng, mất mát, hao hụt vật liệu. Cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất lao động và phân tích loại bỏ những yếu tố không tạo ra giá trị. Thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm kiểm soát chi phí.
Nghiên cứu nguyên liệu và thay thế dần nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước. Tập trung phát triển những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên, ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển thế mạnh là ít tác dụng phụ.
Đầu tư sản xuất thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm vì nhóm sản phẩm này tiềm năng do tỷ suất lợi nhuận cao, nhu cầu lớn, không bị khống chế giá và có thể tận dụng nhiều nguồn nguyên liệu đông dược trong nước.
Thường xuyên cập nhật các báo cáo dự báo biến động tỷ giá ngoại tệ.
Chủ động đầu tư ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng nhập khẩu trong những trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng. Hoặc ký hợp đồng mua nguyên liệu theo hướng đảm bảo thanh toán để trường hợp khan hiếm ngoại tệ các ngân hàng ưu tiên thanh toán các lô hàng nhập khẩu của Công ty.
Phân tích thống kê về giá cả bình quân theo từng tháng trong 3 năm gần nhất. Từ đó tính toán hài hòa về thời hạn sử dụng nguyên liệu và điều kiện kho bãi, chi phí tồn trữ mà ta có thể nhập khẩu số lượng tối ưu trong giai đoạn nguồn nguyên liệu không khan hiếm và giá nguyên liệu không cao.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khách quan do biến động giá cả các dịch vụ liên quan: cước vận tải , xăng dầu, giao nhận, thuế…
5.2.3. Giải pháp tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hướng tới và phải đạt mức lợi nhuận càng ngày càng cao hơn. Do đó việc nâng cao lợi nhuận và cải thiên tình hình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là đều rất cần thiết. Để tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải :
Tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận phải nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Tăng tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn bằng cách tăng doanh thu, đầu tư dự trữ tài sản hợp lý, huy động tối đa mọi tài sản vào hoạt động kinh doanh.
Giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, có nghệ thuật trong kinh doanh để có thể tăng tổng tài sản với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.