2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích tần số, phương pháp so sánh: phân tích tần số là phương pháp thống kê tần suất của một biến nào đó xuất hiện là bao nhiêu và từ đó ta có những nhận xét cụ thể, phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn là Phương pháp so sánh bằng số tương đối, số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%)…phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay ngành của một địa phương, một quốc gia.
- Tiến trình phân tích Cross – Tabulation hai biến:
Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến.
Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau: H0: Không có mối quan hệ giữa các biến, H1: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (P-value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không có liên hệ nhau.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Dùng để so sánh chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30 với các đối thủ cạnh tranh trong thành phố.
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố . Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành . Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố .
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Đánh giá : So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
Bảng 1:MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH Nhà hàng
Đoàn 30
Nhà hàng Ninh Kiều
Nhà hàng Cửu Long
Nhà hàng Cát Tường Các yếu tố
đánh giá
Mức độ
quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Thị phần 0.15
Tài chính 0.15 Chất lượng
thực đơn
0.15
Chât lượng nhân viên phục vụ
0.2
Vị trí tổ chức 0.15 Giá của sản
phẩm
0.2
Tổng 1.0
- Phương pháp phân tích nhân tố: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đến chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30.
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến độc lập. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Phân tích nhân tố được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số.
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi Trong đó:
Xi : biến thứ i được chuẩn hóa
Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F: các nhân tố chung
Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i.
Ui: nhân tố đặc trưng của biến i m: số nhân tố chung.
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxk Trong đó:
Fi: ước lượng nhân tố thứ i
wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến
- Phương pháp hồi qui và tương quan:
Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ quan hệ (tương quan) giữa các biến độc lập ( biến giải thích ) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích ). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh để phân tích mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
Phương trình hồi qui đa biến có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +…+ βkXk Trong đó :
Y là biến phụ thuộc.
Xi là các biến độc lập.
β0, β1, β2,…, βk là các tham số hồi qui.
Kết quả tính toán có các thông số cơ bản như sau:
Multiple R ( Multiple correlation coefficient ) hệ số tương quan bội. Nói lên
mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. Khi R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 Hệ số xác định R2 (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi.
Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2
tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi qui.
P value (probability value): giá trị P là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó bắt đầu bác bỏ giả thuyết H0.
Residual: phần dư của mô hình.
SS (sum of squares): tổng bình phương. df: độ tự do.
Number of obs: số lượng các quan sát (số lượng mẫu)
* Phương pháp ước lượng thường dùng nhất trong việc khảo sát các mô hình tuyến tính là phương pháp bình phương bé nhất – ordinary least squares (OLS).
**Vận dụng trong nghiên cứu:
Từ các số liệu thu thập được qua 50 mẫu phỏng vấn, ta tiến hành phân tích tần số, phân tích crosstab để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30.
Từ số liệu thu thập được qua 50 mẫu phỏng vấn, ta tiến hành phân tích nhân tố để nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng sau đó tiến hành phân tích hồi qui từ các nhóm nhân tố đã phân tích để phân tích mức tác động của các nhóm nhân tố đó đến sự thỏa mãn của khách hàng.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG ĐOÀN 30 VÀ SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 Giới thiệu chung về nhà hàng Đoàn 30 và đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30
3.1.1 Giới thiệu chung về khu an dưỡng Đoàn 30 và đánh giá nhà hàng Đoàn 30.
3.1.1.1 Giới thiệu chung về khu an dưỡng Đoàn 30 Khu an dưỡng Đoàn 30
Địa chỉ: 80A,Nguyễn Trãi,Quận Ninh Kiều,thành phố Cần Thơ Điện thoại: 07103- 823623
Khu an dưỡng Đoàn 30 được thành lập năm 1994, được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ, tọa lạc ngay trung tâm của Thành phố Cần Thơ, vị trí nằm ngay trên đường Nguyễn Trãi.
Hiện nay khu an dưỡng Đoàn 30 được Tổng cục du lịch chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao. Với phong cảnh sông nước hữu tình và hoạt động khép kín thích hợp cho khách hàng đến nghỉ ngơi, hội họp, ăn uống và giải trí, tham gia vào giao dịch và thương mại.
Khu an dưỡng Đoàn 30 rất vinh dự được chào đón và cung cấp những dịch vụ hoàn hảo nhất nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng khi đến đây. Với 2 khu vực: Khách sạn Đoàn 30 và Nhà hàng Đoàn 30 nằm trong cùng một vị trí sẽ tạo cho Quí khách cơ hội để lựa chọn những dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình.
Ngoài ra, khu an dưỡng còn có quán cafe ven sông cho khách thưởng thức không khí mát mẻ của sông nước suốt cả ngày đêm.
Nhà hàng của Khu an dưỡng Đoàn 30, nơi mà khách có thể chiêm ngưỡng cảnh thanh bình của sông và cảnh êm đềm của thành phố về đêm. Gồm có 3 sảnh, sảnh chính hướng ra sông và hai sảnh nhỏ phía bên trong gần khu vực khách sạn.
Nhà hàng Đoàn 30 là một nhà hàng khá lớn ở thành phố Cần Thơ. Không gian nơi đây rất thoáng mát và khá sạch. Khi bạn đến với đoàn 30 bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn và đặc sản như: tôm nướng, tôm hấp, rắn chiên giòn,...
Phong cách phục vụ nơi đây khá tốt. Đặc biệt, nhà hàng là sự lựa chọn rất thích hợp cho các đôi uyên ương muốn tổ chức tiệc cưới.
3.1.1.2 Đánh giá tổng quan nhà hàng Đoàn 30
Nhà hàng Đoàn 30 là nhà hàng trực thuộc khu an dưỡng Đoàn 30 vì vậy tính chất khác với các nhà hàng chuyên biệt trong thành phố và nhà hàng chuyên phục vụ tiệc cưới như nhà hàng Cát Tường, nhà hàng Hoa Sứ. Tuy nhiên, dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng khá nổi tiếng trong thành phố. Hằng năm, vào mùa cưới từ tháng 10 đến hết tháng 3 dương lịch thì nhà hàng tổ chức trung bình 25-30 tiệc cưới/
tháng. Vào các tháng còn lại trong năm thì nhà hàng phục vụ 5-15 tiệc/tháng.
3.1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức, phân công công việc - Quản lý nhà hàng: 1 người
- Bộ phận phục vụ bàn: 20 người - Bộ phận bếp: 19 người
- Thu ngân, kế toán: 3 người
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của nhà hàng theo kiểu trực tuyến chức năng,với mô hình cơ cấu tổ chức này nhà hàng có thể chuyên môn hoá các bộ phận, sử dụng kiến thức cũng như nghiệp vụ chuyên môn của từng bộ phận một cách hợp lý nên giảm nhẹ gánh nặng cho quản lý. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức và phân công công việc có vài nhược điểm. Vào những ngày cao điểm của mùa cưới, nhà hàng phải tổ chức trung bình từ 2-3 tiệc cưới/ngày,thời gian này bộ phận bàn thiếu nhân viên phục vụ
Quản lý nhà hàng
Trưởng bộ phận bàn
Trưởng bộ phận bếp Thu ngân,
kế toán
Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ bếp
điều này dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Bộ phận bếp cũng đóng vai trò quan trọng làm nên chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới, tuy nhiên nhà hàng cần điều chỉnh lại việc phân công nhân viên giữa các bộ phận sao cho hợp lý hơn để nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng. Trong trường hợp này, nhà hàng có thể thay đổi cách bố trí ca làm việc của bộ phận bếp là ca gẫy sao cho những nhân viên của bộ phận bếp có thể giúp cho nhân viên phục vụ thay vì nhà hàng phải mướn thêm nhiều nhân viên bán thời gian vào mùa cao điểm.
3.1.1.2.2 Tài chính
Bảng 2: DOANH THU VỀ DỊCH VỤ TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG
Đơn vị: đồng
Năm Doanh thu % gia tăng doanh thu so
với năm 2006
2006 4.345.645.000 0
2007 5.430.545.000 25
2008 6.320.000.000 45
(nguồn nhà hàng Đoàn 30, năm 2009)
Nhận xét: Qua bảng ta thấy, số khách hàng sử dụng dịch vụ cưới của nhà hàng ngày càng tăng, dẫn đến doanh thu về dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng ngày càng tăng và tăng nhanh. Cụ thể là, tăng 25 % năm 2007 và tăng 45 % năm 2008.
3.1.1.2.3 Đánh giá cơ sở vật chất của nhà hàng
Nhà hàng Đoàn 30 luôn là nơi lý tưởng để tổ chức các hội nghị, tiệc chiêu đãi, và đặc biệt là tiệc cưới. Nhà hàng với các trang thiết bị hiện đại và nghệ thuật phục vụ ẩm thực theo các phong cách Á, Âu cùng đội ngũ nhân viên lành nghề sẽ làm hài lòng quý quan khách. Hệ thống nhà hàng gồm có 3 sảnh, 1 sảnh lớn hướng ra sông với sức chứa 750 khách thích hợp cho các đám cưới lớn và trung,2 sảnh nhỏ nằm ở phía trong, gần khu vực Khách sạn với sức chứa 300 khách/
sảnh để phục vụ các tiệc cưới nhỏ, hai sảnh nhỏ được ngăn cách với nhau bằng những cánh cửa kéo rất linh động, có thể kéo ra và nhập 2 sảnh lại để phục vụ cho các tiệc cưới lớn nếu khách có nhu cầu. Với sức chứa như đã trình bày trên, có thể
nhận thấy nhà hàng Đoàn 30 thích hợp cho đa dạng các loại tiệc cưới, từ tiệc cưới cỡ nhỏ, trung cho đến các tiệc cưới lớn.
Về trang thiết bị phục vụ bộ phận bếp, nhà hàng có đầy đủ các thiết bị như:
thiết bị bếp Âu, thiết bị bếp nướng, thiết bị bảo quản lạnh… đảm bảo cung cấp các nguồn thực phẩm tươi và chất lượng cho tiệc cưới nói riêng và cho cả nhà hàng nói chung. Ngoài ra, nhà hàng còn có các thiết bị hiện đại khác tại quầy bar mini, được đặt ở sảnh nhỏ của nhà hàng để đảm bảo phục vụ tốt khách hàng khi khách có nhu cầu.
Về trang thiết bị để phục vụ tiệc cưới, nhà hàng có hệ thống đèn chùm trang trọng, quạt máy hiên đại, hệ thống đèn chiếu sáng để phục vụ khách ăn tiệc; hệ thống loa, micro, đèn sân khấu… để phục vụ văn nghệ cho các tiệc cưới. Bên cạnh đó, nhà hàng không ngừng bổ sung trang thiết bị,cơ sở hạ tầng hiện đại sau mỗi mùa cưới để phục vụ quí khách hàng ngày càng tốt hơn. Hiện nay,nhà hàng Đoàn 30 đang tiến hành tu sửa lại sảnh lớn và bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại như thay dàn đèn sân khấu,bổ sung thiết bị đèn chiếu sáng và thay mới những cây quạt trần bị hư,sơn tường, thiết kế trang trí sân khấu lại…Với hệ thống trang thiết bị hiện đại và phong phú, nhà hàng Đoàn 30 đảm bảo phục vụ khách chu đáo và làm hài lòng các cặp uyên ương đã tin tưởng chọn nhà hàng làm nơi tổ chức tiệc cưới.
3.1.1.2.4 Đánh giá nguồn nhân lực của nhà hàng
Hiện nay, tổng số nhân viên trong nhà hàng năm 2009 là 44 nhân viên được phân bổ vào các bộ phận và có trình độ chuyên môn như sau:
Bảng 3: NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ HÀNG Trình độ chuyên môn
Bộ phận Tổng số
Đại học Trung cấp Phổ thông
Quản lý 1 1 0 0
Bộ phận phục vụ bàn 21 0 14 7
Bộ phận thu ngân 3 0 3 0
Bộ phận bếp 19 0 8 11
Tổng 44 1 25 18
(Nguồn: Nhà hàng Đoàn 30 năm 2009)
Nhận xét: Số nhân viên có trình độ chuyên môn được đào tạo qua các trường trung cấp về nghiệp vụ là 25 người,chiếm 56,8% tổng số nhân viên. Các nhân viên
chỉ có trình độ phổ thông, chưa qua đào tạo là 11 người, chủ yếu thuộc bộ phận bàn và bộ phận bếp, tuy chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhưng sau khi tuyển dụng và trước khi bắt đầu làm việc nhà hàng có chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên. Tóm lại, với đội ngũ nhân viên hiện nay,nhà hàng luôn trong tình trạng phục vụ khách chu đáo cho khách.
3.1.1.2.5 Đánh giá hoạt động marketing
Hoạt động marketing của nhà hàng Đoàn 30 tương đối không mạnh. Nhà hàng ít có các chương trình khuyến mãi kể cả khi khách sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới, chương trình quảng cáo cũng không được áp dụng rầm rộ như một số nhà hàng khác trong khu vực. Hiện nay, với trình độ công nghệ ngày càng tiến bộ, hình thức giới thiệu và đặt sản phẩm qua mạng internet là 1 cách marketing tiện lợi và phổ biến cho các ngành kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, nhà hàng Đoàn 30 nói riêng và khu an dưỡng Đoàn 30 nói chung vẫn chưa đầu tư xây dựng 1 wedsite để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình. Nhà hàng Đoàn 30 có vị trí thuận lợi, nhân viên phục vụ chu đáo,giá cả cạnh tranh… nhưng nếu hoạt động marketing không đủ mạnh sẽ gây không ít khó khăn cho nhà hàng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay trong khu vực.
3.1.2 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30.
3.1.2.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu
Bảng 4:THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tuổi
Giới tính
18-24 25-30 >30 Tổng cộng
Nam 1 11 13 25
Nữ 11 12 2 25
Tổng cộng 12 23 15 50
(Nguồn số liệu phân tích từ 50 mẫu phỏng vấn)
Dựa vào bảng số liệu nghiên cứu cho ta nhận xét rằng: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có giới tính là nam và nữ là bằng nhau và bằng 50%. Phần lớn đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 25-30 tuổi, có 23 người. Đối tượng nghiên cứu là nữ có xu hướng kết hôn sớm hơn nam,chủ yếu kết hôn ở độ tuổi 18-24 (11 người) và 25-30 tuổi (12 người), kết hôn ở độ tuổi ngoài 30 chỉ có 2 người.Bên cạnh đó, đối với đối tượng