Xác định số lượng nhân tố

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng đoàn 30 tại thành phố cần t (Trang 45 - 65)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ

4.2 Xác định số lượng nhân tố

Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong các biến gốc, chúng ta cần rút ra một số lượng các nhân tố ít hơn số lượng các biến. Trên thực tế nghiên cứu, có tất cả 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố như: xác định từ trước, dựa vào Eigenvalue, biểu đồ dốc, phần trăm biến thiên giải thích được, kiểm định mức ý nghĩa. Tuy nhiên trong số đó, phương pháp dựa vào Eigenvalue là phương pháp đơn giản và phổ biến. Trong phương pháp này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có giá trị Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Bảng 18: KẾT QUẢ XỬ LÝ NHÂN TỐ

Phương sai tổng hợp của từng nhân tố

Các biến Phương sai

Tổng % phương sai % tích lũy

(1) (2) (3) (4) (5)

Vị trí tổ chức (X1) 1.000 7.472 37.359 37.359

Khuôn viên rộng rãi (X2) 1.000 2.440 12.198 49.558

Bãi giữ xe rộng (X3) 1.000 1.720 8.598 58.155

Trang thiết bị hiện đại (X4) 1.000 1.430 7.149 65.305

Khu vực tổ chức sạch sẽ (X5) 1.000 1.234 6.172 71.477

Chương trình giải trí hấp dẫn (X6) 1.000 1.103 5.514 76.990

Trang trí ấn tượng, đẹp (X7) 1.000 .979 4.896 81.887

Nhân viên ăn mặc đẹp (X8) 1.000 .696 3.482 85.368

NV thân thiên, lịch sự (X9) 1.000 .628 3.138 88.506

NV chu đáo, tận tình (X10) 1.000 .452 2.259 90.765

Món ăn trình bày đẹp (X11) 1.000 .415 2.075 92.841

Món ăn hợp khẩu vị (X12) 1.000 .298 1.490 94.331

Chi phí hợp lý (X13) 1.000 .282 1.410 95.741

Khuyến mãi hấp dẫn (X14) 1.000 .211 1.057 96.797

Quảng cáo độc đáo (X15) 1.000 .195 .976 97.773

Thanh toán nhanh (X16) 1.000 .156 .779 98.552

Không tính nhầm tiền (X17) 1.000 .118 .591 99.143

Dễ dàng thay đổi ý kiến (X18) 1.000 9.606E-02 .480 99.624

Giải đáp thắc mắc rõ ràng (X19) 1.000 4.522E-02 .226 99.850

Xử lý phàn nàn nhanh chóng (X20) 1.000 3.006E-02 .150 100.000

(Nguồn số liệu phân tích từ 50 mẫu phỏng vấn)

*Component: các biến

*Communalities: Phương sai tối đa của mỗi biến

*Total: cho biết các giá trị của Eigenvalues

*Eigenvalues: Phương sai tổng hợp của từng nhân tố

*% of variance: Phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng nhân tố { cột (4) = cột (3) / tổng cột (2) x 100 }

*Cumulative%: Phần trăm phương sai tích lũy { cột (5) = cột (4) cộng dồn }

Như vậy tồn tại 6 nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1. Hơn nữa 6 nhân tố này có khả năng giải thích được 76,99% biến thiên của dữ liệu, do đó chúng ta sẽ tiếp tục quan sát ở các bảng tiếp theo để cụ thể hóa các thông tin như : có bao nhiêu

biến chứa trong mỗi nhân tố ? chúng là những nhân tố nào ? và hệ số nhân tố của chúng ra sao ?

Bảng 19 : MA TRẬN NHÂN TỐ SAU KHI XOAY Rotated Component Matrix

Các biến Các biến

1 2 3 4 5 6

Vị trí tổ chức (X1) 5.629E-02 -5.383E- 02

.216 3.482E-02 .904 5.518E-03 Khuôn viên rộng rãi (X2) .234 -3.869E-

02

.825 -2.013E- 02

.239 -2.333E-03

Bãi giữ xe rộng (X3) 1.147E-03 9.023E-02 .862 .139 8.518E-02 .165

Trang thiết bị hiện đại (X4) .375 .154 .400 .406 .551 .202

Khu vực tổ chức sạch sẽ (X5) .572 9.294E-02 .427 .106 -.100 .391

Chương trình giải trí hấp dẫn (X6) .791 .151 5.597E-02 .216 .229 .196

Trang trí ấn tượng, đẹp (X7) .609 .212 4.944E-02 .394 .146 .128

Nhân viên ăn mặc đẹp (X8) .697 .114 8.191E-02 .163 -.346 -.383

NV thân thiên, lịch sự (X9) .823 .207 .274 -.185 -5.964E-

02

-6.325E-02

NV chu đáo, tận tình (X10) .900 .181 .199 -.131 7.248E-02 5.266E-02

Món ăn trình bày đẹp (X11) .542 .340 -7.410E-

02

.340 .108 .418

Món ăn hợp khẩu vị (X12) .685 .209 2.074E-02 .275 .321 .360

Chi phí hợp lý (X13) .155 1.682E-03 .177 -4.738E-

02

3.469E-02 .798

Khuyến mãi hấp dẫn (X14) .633 .264 -.151 .269 9.248E-02 .165

Quảng cáo độc đáo (X15) .144 3.329E-02 .108 .889 5.015E-02 -6.618E-02 Thanh toán nhanh (X16) -9.737E-

02

.667 .257 .355 -.309 .284

Không tính nhầm tiền (X17) .149 .709 -.149 -.182 -.204 .195

Dễ dàng thay đổi ý kiến (X18) .150 .782 1.439E-02 .252 .144 -.219

Giải đáp thắc mắc rõ ràng (X19) .426 .738 6.807E-02 -8.386E- 02

8.268E-02 -5.353E-02 Xử lý phàn nàn nhanh chóng

(X20)

.407 .769 .125 .104 9.502E-02 7.020E-02

( Nguồn số liệu phân tích từ 50 mẫu phỏng vấn trực tiếp ) 4.3 Đặc tên và giải thích các nhân tố:

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số lớn ở cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể được giải thích bằng các biến có hệ số lớn đối với bản thân nó. Từ kết quả trên ta có:

Nhân tố 1 (F1): có hệ số lớn ở các biến:

X5: Khu vực tổ chức tiệc cưới sạch sẽ, thoáng mát.

X6: Chương trình giải trí phục vụ tiệc cưới hấp dẫn.

X7: Trang trí bàn tiệc và sân khấu ấn tượng, đẹp.

X8: Nhân viên phục vụ ăn mặc đẹp.

X9: Nhân viên thân thiện và lịch sự.

X10: Nhân viên phục vụ ân cần, chu đáo.

X11: Các món ăn trình bày bắt mắt.

X12: Các món ăn ngon, hợp khẩu vị của khách.

X14: Chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Vì vậy nhân tố 1 có thể được đặt tên là “ chất lượng của nhân viên phục vụ, món ăn, các điều kiện tổ chức tiệc cưới và chương trình khuyến mãi”

Nhân tố 2 (F2): có hệ số lớn ở các biến:

X16: Tính tiền sau khi sử dụng dịch vụ dễ dàng, nhanh chóng.

X17: Không tính nhầm tiền của khách.

X18: Dễ dàng thay đổi ý kiến về việc tổ chức tiệc cưới.

X19: Giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách rõ ràng.

X20: Xử lý khiếu nại, phàn nàn của khách nhanh chóng.

Vì vậy nhân tố 2 có thể được đặt tên là “ chất lượng dịch vụ thanh toán, tư vấn và giải quyết sự cố ”

Nhân tố 3 (F3) : có hệ số lớn các ở biến:

X2: Khuôn viên sân vườn rộng rãi, trang trí bắt mắt.

X3: bãi giữ xe rộng, mất ít thời gian gửi và lấy xe.

Nhân tố 3 có thể được đặt tên là “chất lượng khuôn viên, sân vườn và bãi giữ xe”.

Nhân tố 4 (F4): có hệ số lớn ở biến:

X15: Chương trình quảng cáo độc đáo

Nhân tố 4 có thể được đặt tên là “hiệu quả của chương trình quảng cáo”

Nhân tố 5 (F5) : có hệ số lớn ở các biến:

X1: Vị trí thích hợp cho việc tổ chức tiệc cưới.

X4: Trang thiết bị phục vụ hiện đại.

Vì vậy nhân tố 5 có thể được đặt tên là “chất lượng của vị trí tổ chức và trang thiết bị phục vụ tiệc cưới”.

Nhân tố 6 (F6) : có hệ số lớn ở biến:

X13: Chi phí cho 1 bàn tiệc hợp lý.

Ta có thể đặt tên cho nhân tố 6 là “chi phí hợp lý”

Các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5, F6 là các nhân tố cấu thành nên “ chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới”, hay nói cách khác, chúng là tiêu thức cơ bản để chúng ta có thể dựa vào đó mà tiến hành đánh giá chất lượng của dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng Đoàn 30.

4.4 Nhân số ( factor score )

Bảng 20 : MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ Component Score Coefficient Matrix

Các biến Các biến

1 2 3 4 5 6

Vị trí tổ chức (X1) -.056 .043 -.008 -.101 .601 -.079

Khuôn viên rộng rãi (X2) .001 -.032 .430 -.091 .037 -.113

Bãi giữ xe rộng (X3) -.111 .028 .469 .035 -.082 .021

Trang thiết bị hiện đại (X4) -.021 .006 .091 .146 .258 .018

Khu vực tổ chức sạch sẽ (X5) .104 -.090 .176 -.003 -.202 .206

Chương trình giải trí hấp dẫn (X6) .176 -.073 -.089 .035 .073 .049

Trang trí ấn tượng, đẹp (X7) .106 -.038 -.067 .184 .014 .004

Nhân viên ăn mặc đẹp (X8) .237 -.092 .074 .116 -.294 -.341

NV thân thiên, lịch sự (X9) .229 -.024 .118 -.214 -.092 -.131

NV chu đáo, tận tình (X10) .243 -.048 .035 -.200 -.009 -.053 Món ăn trình bày đẹp (X11) .058 .020 -.155 .130 .009 .239 Món ăn hợp khẩu vị (X12) .113 -.035 -.133 .058 .138 .172

Chi phí hợp lý (X13) -.023 -.055 .008 -.103 -.056 .573

Khuyến mãi hấp dẫn (X14) .131 -.012 -.177 .100 .021 .058

Quảng cáo độc đáo (X15) -.033 -.093 .017 .612 -.099 -.128

Thanh toán nhanh (X16) -.188 .245 .160 .205 -.255 .163

Không tính nhầm tiền (X17) -.045 .292 -.081 -.194 -.060 .140

Dễ dàng thay đổi ý kiến (X18) -.096 .332 -.010 .080 .141 -.239

Giải đáp thắc mắc rõ ràng (X19) .013 .287 .004 -.179 .100 -.115

Xử lý phàn nàn nhanh chóng (X20) -.027 .280 .018 -.058 .072 -.039

( Nguồn số liệu phân tích từ 50 mẫu phỏng vấn trực tiếp)

Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu của phương pháp phân tích nhân tố trong bài nghiên cứu này là biến đổi một tập hợp biến gốc thành một tập hợp các biến tổng hợp ( nhân tố), có số lượng ít hơn để sử dụng trong phân tích hồi qui đa

biến tiếp theo. Do vậy cần phải tính toán các nhân số ( tức là : tính ra trị số của các nhân tố/ hay còn gọi là trị số của các biến tổng hợp) cho từng trường hợp quan sát một. Nhân số của nhân tố thứ i là :

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +…..+WikXk

Các hệ số nhân tố W được dùng để kết hợp các biến chuẩn hóa được trình bày trong bảng ma trận hệ số nhân tố. Nhờ ma trận này ta có thể tính ra trị số của các nhân tố (nhân số) dùng thay cho trị số các biến gốc trong việc phân tích hồi qui đa biến tiếp theo.

Như vậy ta có 6 đa thức ứng với 6 nhân tố trong trường hợp này là:

F1 = (0 .131)*X5 + (0.104)*X6 +( 0.176)*X7 + (0.106)*X8 + (0.237)*X9 + (0.229)*X10 + (0.243)*X11 + (0.058)*X12 + (0.113)*X14

F2 = (0.245)*X16 + (0.292)*X17 + (0.332)*X18 + (0.287)*X19 + (0.280)*X20 F3 = (0.430)*X2 + (0.469)*X3

F4 = (0.612)*X15

F5 = (0.601)*X1 + (0.258)*X4 F6 = (0.573)*X13

Từ phương trình của 6 nhân tố F1,F2,F3, F4, F5, F6 đã nêu trên, ta có thể tính toán cụ thể các giá trị cho từng nhân tố ở mỗi quan sát ( từng người trả lời). Để thực hiện cộng việc này một cách tự động ta lệnh cho chương trình SPSS tính toán các nhân tố và lưu các trị số này như những biến mới trong file dữ liệu. Trong nghiên cứu này thì chúng ta có 6 biến mới được lưu thêm vào file dữ liệu.

4.5 Xây dựng mô hình hồi qui đa biến

Từ kết quả thu được ở phần trên, ta tiếp tục tiến hành chạy mô hình hồi qui với biến phụ thuộc là Z ( sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng ) và các biến độc lập là F1, F2, F3, F4, F5, F6. Kết quả như sau:

Bảng 21: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI

Chỉ tiêu B Std.Error t sig

Hằng số -1.055 0.780 -1.352 .183

F1 0.396 0.100 3.961 .000

F2 0.235 0.108 2.187 .034

F3 2.234E-02 0.145 0.154 0.878

F4 6.839E-02 0.127 0.539 0.593

F5 0.304 0.144 2.115 0.040

F6 3.713E-02 0.225 0.165 0.870

R2 0.784

( Nguồn số liệu phân tích từ 50 mẫu phỏng vấn trực tiếp)

Với R2 = 0.784 cho biết mô hình này giải thích được 78,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Dự vào kết quả phân tích ta thấy.

P value ( F1) = 0,00 < α = 0,05 P value ( F2) = 0,034 < α = 0,05 P value ( F5) = 0,04 < α = 0,05

P value của F3,F4,F6 đều lớn hơn 0,1 nên không có ý nghĩa Như vậy phương trình hồi qui có dạng sau:

Z = 0,396*F1 + 0,235*F2 + 0,304*F5

Các nhân tố trong mô hình là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới Z. Thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta . Yếu tố nào có trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì ảnh hưởng càng quan trọng đến biến Z. Từ phương trình hồi qui ta có trị tuyệt đối của hệ số Beta của biến F1 là 0,396 ( lớn hơn trị tuyệt đối của hệ số Beta của F2 và F5), vì vậy, biến F1 ( chất lượng của nhân viên phục vu, món ăn và các điều kiện tổ chức tiệc cưới) có ảnh hưởng nhiều nhất đến biến phụ thuộc Z ( sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng của dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng ). Hay nói cách khác, để đánh giá chất lượng của dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng thì các yếu tố về : Khu vực tổ chức tiệc, Chương trình giải trí phục vụ tiệc cưới, Trang trí bàn tiệc và sân khấu, thái độ và trang phục của nhân viên, cách trình bày và khẩu vị của các món ăn và chương trình khuyến mãi có ảnh hưởng nhiều nhất.

Kết luận 2: Phép phân tích nhân tố đã giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu khám phá các thành phần của chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng và nhóm các yếu tố đó thành 6 nhân tố chính đó là “ chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ, món ăn, các điều kiện tổ chức tiệc cưới và chương trình khuyến mãi”, “ chất lượng dịch vụ thanh toán, tư vấn và giải quyết sự cố”, “ chất lượng khuôn viên, sân vườn và bãi giữ xe”, “ hiệu quả của chương trình quảng cáo”, “ chất lượng vị trí tổ chức và trang thiết bị phục vụ”, “ chi phí đãi tiệc hợp lý”. Bên cạnh đó, phép phân tích hồi qui đã đạt được mục tiêu của nó là đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố: chất lượng đội ngũ nhân viên, món ăn, điều kiện tổ chức tiệc cưới và chương trình khuyến mãi”; “ chất lượng thanh toán, tư vấn và giải quyết sự cố”; “ chất lượng vị trí tổ chức và trang thiết bị phục vụ ” đối với sự hài lòng của khách khi sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Trong đó, sự ảnh hưởng lớn nhất thuộc về nhóm chất lượng của nhân viên phục vụ, món ăn, điều kiện tổ chức tiệc và chương trình khuyến mãi.

CHƯƠNG V

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG ĐOÀN 30

Với những gì đã đánh giá và phân tích ở chương III và chương IV, cụ thể là hai kết luận: kết luận 1( trang 33) và kết luận 2 ( trang 44) để làm cơ sở. Ta có thể đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng Đoàn 30. Kết luận 1 ( trang 33) cho ta thấy cái nhìn tổng quan về dịch vụ tổ chức của nhà hàng Đoàn 30, những điểm mạnh và điểm yếu của nhà hàng, từ cơ sở này tôi xin đề xuất nhà hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới. Với kết luận 2 (trang 44) cung cấp cho ta thấy những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới, nhận thấy được điều đó tôi đề xuất nhà hàng cần nên nâng cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới. Và nhà hàng cần tiến hành nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới trước, sau đó sẽ tiến hành nâng cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới sau.

A nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới

Để nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới, nhà hàng nên tận dụng và phát huy tốt những điểm mạnh của mình và cãi thiện những mặt chưa tốt còn tồn tại, tôi xin đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới cho nhà hàng như sau:

5.1 Hoàn thiện chất lượng nhân viên phục vụ

5.1.1 Nâng cao trình độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên

-Nhà hàng cần xây dựng chương trình đào tạo để nâng cao tay nghề và trình độ phục vụ của nhân viên ở các bộ phận trong nhà hàng: phục vụ bàn tiệc, phục vụ chương trình nghi lễ, bộ phận chào đón khách, bộ phận bếp. Chương trình đào tạo khoảng 2 tuần, được thực hiện sau mỗi mùa cưới của năm, nội dung chương trình bao gồm lí thuyết và những bài thực hành được rút ra trong mùa cưới vừa qua và những tổng hợp, đúc kết từ wedsite, kinh nghiện của các nhà hàng khác như là phong cách phục vụ mới, những xu hướng tổ chức tiệc mới cho năm sau, giải quyết những tình huống, khiếu nại, phàn nàn của khách… Kết thúc chương trình là một buổi kiểm tra lí thuyết và thực hành để kiểm tra kết quả và tuyên dương những nhân viên đã có thành tích tốt trong quá trình học hỏi kinh nghiệm mới và những nhân viên phục vụ tốt của mùa cưới trước để động viên, khích lệ nhân viên.

- Để nâng cao chất lượng của nhân viên phục vụ, trước hết nhà hàng định hướng và hình thành được phong cách phục riêng, chỉ có tại nhà hàng, tạo điểm khác biệt và cạnh tranh.Từ các thao tác bưng bê, cách đi đứng, phục vụ khách…Xây dựng thành công phong cách phục vụ riêng ấy để làm tiêu chuẩn, thước đo cho nhân viên thực hiện.

- Để đảm bảo chất lượng phục vụ, đối với 1 tiệc cưới trung bình thì cần phải có 40-50 nhân viên phục vụ. Hiện nay, số lượng nhân viên của nhà hàng vẫn còn thiếu, nhà hàng cần bố trí lại bộ phận bếp và bộ phận phục vụ bàn sao cho thích hợp, hay tuyển thêm nhân viên phục vụ bàn hoặc mướn các nhóm nhân viên bán thời gian có tổ chức, chuyên nghiệp vào các mùa cưới.

+ Đối với việc bố trí lại nhân viên của bộ phận bếp và bộ phận bàn:

Nhà hàng cần bố trí các nhân viên bộ phận bếp làm ca gãy. Hiện nay bộ phận bếp đang có 19 nhân viên. Nhà hàng có thể bố trí theo thời gian biểu sau:

- Ca 1: 6h -14h ( 7 người), ca gãy 3/7 người - Ca 2: 14h – 22h (10 người )

- Ca 3: 22h – 6h ( 2 người )

Ca 1 sẽ là ca gãy, 3 nhân viên ở ca 1 sẽ đến sớm vào lúc 6h chuẩn bị các thứ cần thiết để nấu ăn cho tiệc sẽ tổ chức vào buổi trưa và kết thúc công việc lúc 10h.

Sau đó, 3 nhân viên sẽ trở lại nhà hàng vào lúc 14h để chuẩn bị cho tiệc cưới vào buổi chiều cùng các nhân viên ca 2 và kết thúc ca làm việc lúc 16h. Với cách bố trí ca gãy như thế này, nhà hàng có thể tận dụng nhân viên bộ phận bếp để phục vụ bàn tiệc vào mùa cao điểm. Vì đa số khách hàng sẽ tổ chức tiệc cưới vào buổi chiều nên sau khi bộ phận bếp đã chuẩn bị kỹ lưỡng thức ăn cho tiệc cưới vào buổi chiều có thể bố trí lại số lượng nhân viên để giúp phục vụ bàn trong tiệc cưới.

+ Đối với việc tuyển thêm nhân viên phục vụ: Số lượng nhân viên cần tuyển thêm: 5-10 nhân viên. Nhà hàng cần quan tâm đến trình độ chuyên môn của nhân viên khi tuyển dụng để không mất thời gian đào tạo. Tuy nhiên, sau khi tuyển dụng, nhà hàng cần lên kế hoạch đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu, định hướng của nhà hàng và góp phần tiếp thị hình ảnh của nhà hàng rộng rãy hơn.

+ Đối với việc thuê nhân viên mùa vụ: Số lượng nhân viên thuê có thể tùy theo tình hình tổ chức tiệc tại nhà hàng. Để giảm nhẹ công việc, nhà hàng nên mướn những nhân viên bán thời gian được tổ chức sẵn theo nhóm, có thể tin tưởng

và giao khoán luôn cho các nhóm trưởng việc tuyển lựa, tập trung, sắp xếp công việc. Tuy nhiên, để đảm bảo nhà hàng cần tổ chức khoảng hai buổi học lý thuyết và một tuần học thực tập các thao tác bưng bê, cách đi đứng… Sau đó người quản lí sẽ kiểm tra thực tế để sàn lọc.

5.1.2 Thiết kế đồng phục ấn tượng

Đồng phục hiện nay của nhà hàng là áo sơ mi trắng và quần tây đen cho cả nam và nữ (riêng đối với nữ thì tóc phải búi cao), đồng phục tuy có tạo được hình tượng mang tính chuyên nghiệp nhưng lại rất phổ biến tại các nhà hàng khác, hầu như tất cả các nhà hàng khác đều có đồng phục tương tự như vậy và không đặt tiêu chuẩn cao cho đồng phục của nhân viên. Tuy nhiên, để tiếp thị hình ảnh của nhà hàng một cách dễ nhận thấy nhất đó lại chính là đồng phục của nhân viên, đầu tư 1 đồng phục độc đáo sẽ tạo ấn tượng cho khách rất nhiều về hình ảnh của nhà hàng.

Chính vì vậy, để tạo điểm khác biệt về hình ảnh nhà hàng tôi đề xuất nhà hàng nên đầu tư thiết kế đồng phục cho nhân viên.

- Về hình thức:

Nam: quần tây, áo khoác và áo sơ mi, giày đen, cà vạt Nữ: áo sơ mi, áo khoác và váy, giày cao gót đen, nơ

- Về màu sắc: Nên chọn những màu sắc tươi tắn và sặc sở để phù hợp cho không khí vui tươi của ngày cưới nhưng không kém phần sang trọng và chuyên nghiệp, màu đề nghị là:vàng đồng, đỏ đậm, hồng cánh sen, xanh biển.

- Về chất liệu: Chọn những chất liệu thoáng mát, co giãn, khi mặc cảm thấy thoải mái, dễ di chuyển, thấm mồ hôi tốt.

- Về phụ kiện: bảng tên mạ vàng ghi chữ đen bao gồm chức vụ, tên tuổi của nhân viên, mã số của nhân viên. Nhân viên nam luôn đeo đồng hồ để khi khách hỏi giời luôn có thể trả lời.

- Đồng phục được thiết kế theo 3 size: nhỏ, trung và lớn. Mỗi nhân viên được phát hai bộ đồng phục để thay đổi. Loại giày,cà vạt, nơ cũng phải thống nhất chung theo một tiêu chuẩn nhất định.

5.2 Nâng cao chất lượng chương trình phục vụ tiệc cưới

Tổ chức 1 tiệc cưới hoàn hảo không chỉ đòi hỏi phải có vị trí tốt, nhân viên ân cần, chu đáo mà 1 tiệc cưới thành công, làm hài lòng khách hàng còn đòi hỏi rất nhiều về chất lượng của chương trình phục vụ tiệc cưới. Để chuẩn bị tốt và hài lòng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tổ chức tiệc cưới của nhà hàng đoàn 30 tại thành phố cần t (Trang 45 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)