Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành xin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố (Trang 38 - 45)

3. Thống kê câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng

1.1. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành xin

Sau khi khảo sát và thống kê hàng loạt các câu ngôn hành, ta thấy động từ ngôn hành xin được Ngô Tất Tố sử dụng rất phổ biến trong tác phẩm. Nó xuất hiện hầu hết rải rác từ chương đầu cho đến chương cuối tác phẩm.

Đến với tiểu thuyết Tắt đèn, người đọc như thấy rõ toàn cảnh sinh hoạt của người nông dân nghèo khổ. Họ phải đối mặt với nhiều nỗi khó khăn và vất vả trong cuộc sống. Đại diện cho lớp người bần cùng nhất trong xã hội, gia đình chị Dậu được nhà văn khắc họa bằng những hình ảnh rất thảm thương. Đồng thời, tiếng nói của họ cũng góp phần làm tăng mức độ thê lương cho thân phận người nông dân trong xã hội cũ. Trước thế lực tàn bạo của bọn quan lại, địa chủ, người nông dân luôn phải hạ mình vì số phận thấp kém không cho phép họ được bình quyền trong lời ăn tiếng nói với giai cấp thống trị.

Cũng chính vì thế mà động từ xin xuất hiện trong tác phẩm Tắt đèn luôn xuất phát chủ yếu từ lời nói của người nông dân. Bởi trong xã hội Tắt đèn, nông dân là những người thấp cổ bé miệng, bị áp bức bóc lột tàn tệ trước quyền thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Điều này sẽ lý giải vì sao câu nói cửa miệng của người nông dân với bọn quan lại, địa chủ, lí trưởng phần nhiều đều chứa động từ ngôn hành xin. Đó cũng là lí do người viết chọn câu ngôn hành xin, van, lạy để phân tích tác phẩm Tắt đèn. Sự có mặt của những câu ngôn hành này sẽ góp phần bộc lộ bản chất xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị đã vô tâm chà đạp lên số phận những người nông dân vô tội.

Theo Từ điển Tiếng Việt, xin có nghĩa: “ngỏ lời để cầu mong một điều hay một việc gì đó; dùng trong câu nói để tỏ thái độ lịch sự, lễ phép”. Chẳng hạn câu ngôn hành: “Xin các bạn giữ trật tự” và câu “Các bạn giữ trật tự” trong buổi họp Đại hội chi đoàn của lớp rõ ràng là khác nhau. Câu có chứa động từ xin mang tính chất đề nghị một cách nhẹ nhàng, lịch sự và khiêm tốn, người nói đặt mình vào mối quan hệ ngang hàng với người tiếp nhận. Câu sau là một lời yêu cầu, ra lệnh của người giữ chức vụ

cán bộ truyền xuống các thành viên trong lớp phải thực hiện. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà câu ngôn hành được biểu thị qua lời nói của người nông dân trong tác phẩm này.

Trong chương một của tiểu thuyết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xây dựng lên hình ảnh những người nông dân lao động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, vất vả. Họ là những người nghèo khổ, không một nắm đất trong tay, sống bằng nghề làm thuê, làm mướn cho bọn địa chủ giàu có để kiếm kế sinh nhai. Đã vậy, họ còn phải lo chạy vạy trong vụ nộp tô thuế nặng nề. Người nông dân vốn đã khó khăn, trong hoàn cảnh này, họ lại càng khó khăn hơn. Cảnh nhốn nháo trong đêm khuya ở cổng làng cho thấy cuộc sống khốn khó và nghèo khổ của họ. Họ phải chờ đợi bọn trương tuần, lí trưởng mở cổng làng để dắt trâu ra đồng trong khi trâu là do họ thuê được tính theo từng giờ.

Lòng như lửa đốt, nhưng họ vẫn giữ thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, và từ tốn khi nói:

Thưa ông, ông chủ tôi nóng tính lắm kia!...Ông chủ tôi nộp thuế đủ từ hôm qua rồi, xin ông mở cổng cho tôi!...”(1). Đây là những lời phân trần, giãi bày của người nông dân ngỏ ý xin trương tuần mở cổng làng. Tiếp theo những lời đối thoại qua lại, người nông dân lại lên tiếng: “Xin ông lượng tình mà ngỏ cổng cho tôi ra đồng, kẻo trưa quá mất rồi” (2),Xin ông cho tuần mở cổng để cho chúng tôi đánh trâu đi cày!...” (3).

Mỗi lời nói phát ra, người nông dân đồng thời đã thực hiện hành động bằng lời xin.

Đây là ba câu ngôn hành có chứa động từ ngôn hành xin. Câu (1) xin nằm ở giữa câu theo sau nó là một mệnh đề. Ở vế đầu, người nông dân trình bày hoàn cảnh của mình để được dẫn trâu ra đồng. Vế sau của câu là lời ngỏ ý, năn nỉ với lí trưởng về việc mở cổng làng được biểu thị qua thái độ dứt khoát. Câu (2) và (3), xin đứng đầu câu nhằm nhấn mạnh mục đích mà người nông dân muốn đạt tới. Qua đó, ta thấy họ luôn biểu hiện thái độ nhúng nhường, hạ mình trước bọn trương tuần và lí trưởng. Cũng qua phát ngôn ngôn hành này, ta nhận thấy rõ vị thế xã hội hèn kém của họ trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy đó là lời do ba người nói khác nhau nhưng họ xuất thân từ một tầng lớp chung trong xã hội. Vì vậy, lời nói của họ mang tính chất giảm nhẹ. Từ thái độ dứt khoát ở câu (1) đến câu (2) và (3) ta thấy có sự thay đổi trong cảm xúc của người nông dân. Câu nói như một lời năn nỉ, van lơn tha thiết bằng động từ ngôn hành xin. Họ là những người nông dân bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột, chèn ép đến cùng cực. Lời nói của họ không làm cho bọn trương tuần, lí trưởng mảy may thông cảm. Bọn chúng còn ra tay bắt trói nông dân về đình xử tội vì họ không nộp đủ thuế cho chúng.

Ở đây, Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công hai hoàn cảnh trái ngược nhau.

Trong khi người nông dân thiếu thốn từng miếng cơm manh áo thì bọn chúng lại phì lũ với của ngon vật lạ, lụa là gấm vóc. Mở đầu tác phẩm, nhà văn có thái độ rất rõ ràng đối với bọn giai cấp thống trị, ông có cái nhìn ác cảm về chúng. Ngược lại, ông luôn tỏ thái độ cảm thông cho số phận gian truân, bươn chải của những người nông dân lương thiện bị áp bức. Đó là hoàn cảnh của đại đa số những người nông dân sinh sống tại cái làng Đông Xá này. Bằng ngòi bút sắc bén, Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy toàn diện khung cảnh nông thôn mà trong đó nông dân là nạn nhân bi thảm của vụ nộp sưu thuế bất công ở xã hội phong kiến.

Một trong những nạn nhân bi thảm nhất là gia đình chị Dậu. Tiêu biểu là hình ảnh chị Dậu lúc nào cũng chạy vạy, chật vật với suất sưu cho chồng và người em chồng đã chết. Hoàn cảnh gia đình chị được Ngô Tất Tố khắc họa rất thê lương: “Nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ lấy khu đất dề thành và kín đáo náu trong một xóm cuối làng Đông Xá, đứng ra ngó lại, có thể nhầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro; đó là nhà của Nguyễn Văn Dậu.”. Vật chất trong nhà cũng được nhà văn miêu tả rất chi tiết làm nổi bật hoàn cảnh nghèo khổ điển hình của người nông dân lúc bấy giờ: “bức mành rách mép lướt thướt rủ ngoài cửa buồng; chiếc giường tre gãy giát; lũ chum mẽ vại hàn; đoàn vung sứt miệng hềnh hệch; chiếc chiếu rách thủng xộc xệch…”. Qua việc miêu tả này, ta càng thấy rõ mức độ khó khăn của gia đình chị thuộc vào dạng nhất nhì cùng đinh trong làng.

Chị Dậu là nhân vật trọng tâm của tác phẩm, đại diện cho những người nông dân nghèo khổ tiêu biểu nhất ở làng Đông Xá nói riêng và toàn thể nông dân Việt Nam nói chung. Vì vậy, trong tác phẩm những lời đối thoại tập trung vào nhân vật này nhiều hơn so với các nhân vật khác. Trong đó, có nhiều câu ngôn hành được phát ra từ lời nói của chị Dậu. Đa phần là những câu có chứa động từ ngôn hành xin.

Với hoàn cảnh nghèo khổ như thế, gia đình chị còn vướng phải hai suất sưu thuế cao: một cho người sống, một cho người chết. Nghe tưởng từng như vô lý nhưng đó lại là sự thật làm cho biết bao người nông dân điêu đứng nói chung và gia đình chị Dậu nói riêng. Trong khi sưu thuế cho chồng chưa nộp đủ, anh Dậu bị bắt trói, đánh đập rất tàn nhẫn, suýt mất mạng thì chị Dậu lại phải chật vật với sưu thuế của người em chồng “chết dở năm tây” nào. Lúc anh Dậu bị bệnh nặng, người nhà lí trưởng cùng tên cai lệ hầm hầm kéo đến đòi sưu, hung hăng một cách đáng sợ. Chúng trói anh Dậu

giống kiểu như nhà quê trói chó để làm thịt”. Chúng bỏ ngoài tai lời hổn hển van xin của anh Dậu. Thậm chí, chúng còn quát tháo, đánh đập hai đứa trẻ con của anh. Trước hoàn cảnh đó, chị Dậu đã lên tiếng van xin tên cai lệ: “Thôi, tôi xin ông cai! Ông tha cho cháu…Chúng nó hãy còn bé bỏng”.Nhà tôi đương ốmXin ông làm phúc nới rộng nút thừng ra cho!”. Khi lời nói của chị Dậu được phát ra là chị đã thực hiện hành động xin với đối tượng giao tiếp ở đây là tên cai lệ. Nhìn chồng đau yếu, con sợ hãi khóc la, lòng chị Dậu càng thấy quặng đau thêm. Mỗi câu nói của chị giờ này là những lời van xin tha thiết. Nhưng với bản chất tàn bạo của bọn cai lệ, chúng không hề biết cảm thông cho nỗi thống khổ của người nông dân, còn nhẫn tâm đánh anh Dậu “năm bảy cái tát vào mặt”. Chúng còn “hầm hầm túm lấy đầu thừng, sền sệt điệu anh Dậu xuống thềm”. Ngoài việc van xin chúng, chị Dậu còn “xin chịu cả” những đòn roi thay cho chồng. Đây cũng là một trong những đức tính tốt đẹp của chị Dậu. Chị là mẫu người hết mực thương chồng điển hình cho người phụ nữ truyền thống của dân tộc.

Qua hành động tàn ác của bọn cai lệ, Ngô Tất Tố đã lên án, tố cáo giai cấp thống trị đã giày xéo lên sinh mệnh của người nông dân vô tội.

Gia đình chị lâm vào cảnh khốn cùng là thế, nhưng đây mới chỉ là cảnh bắt đầu tấn bi kịch sưu cao thuế nặng trong gia đình chị. Từ khi anh Dậu bị bắt đi, chị Dậu phải lo chạy tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng ở cái làng Đông Xá này, hầu hết người nông dân nào cũng có số phận bi thảm như gia đình chị. Chị Dậu chỉ còn cách tự cứu lấy mình. Trong hoàn cảnh nhà không đủ ăn, chị Dậu còn phải bán đi hai gánh khoai để lấy tiền nộp sưu. Mỗi hoàn cảnh khốn cùng của gia đình chị mắc phải, nhà văn dần dần bộc lộ cho độc giả nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ này. Chị là người giàu đức hi sinh, lúc nào cũng lo cho chồng, cho con hơn cả lo cho bản thân mình.

Một không gian mới được Ngô Tất Tố vẽ ra hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh bần cùng và thê thảm của người nông dân, đó là nơi cư ngụ của tên trọc phú Nghị Quế.

Đây là một nhân vật điển hình cho bọn địa chủ giàu có, độc ác, bất nhân. Hắn sống bằng nghề cho vay nặng lãi nên ra sức vun vén cho mình một cơ ngơi đồ sộ trên mồ hôi nước mắt của người nông dân. Nhà Nghị Quế cũng được nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ:

“Nó là một đám bung xung nhọn như ngọn tháp…, cảnh tượng phức tạp, giống như ngôi chợ đóng trong khu trại, họp đủ các vật sang hèn, các kiểu cũ, mới” . Đây quả là một cơ ngơi đồ sộ mà ngay cả khi mơ người nông dân cũng không bao giờ có được.

Không phải vô cớ mà nhà văn của chúng ta phơi bày sự giàu có của tên trọc phú này. Thông qua đây, nhà văn muốn cho chúng ta thấy rõ bản chất bóc lột của địa chủ phong kiến ở xã hội lúc bấy giờ. Chúng nhân cơ hội thu sưu thuế mà vơ vét, vun đắp cho sự giàu có của chúng. Lợi dụng quyền hành mà ra sức hà hiếp, đánh đập dân chúng một cách vô tội vạ. Chúng luôn tìm cách đẩy người nông dân vào bước đường cùng, buộc họ phải đến van xin thảm thiết trong sự nhục nhã. Để rồi chúng ra sức chèn ép người nông dân không một chút thương tiếc. Và vì hoàn cảnh bắt buộc, chị Dậu đành phải đặt chân đến dinh thự này với một trái tim đang rỉ máu. Ngô Tất Tố đã dựng lên một hoàn cảnh hết sức thương tâm khắc sâu vào tâm trí độc giả hình ảnh người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhịn đến phi thường. Trong không khí mua bán đầy nghịch cảnh, hai bên thương lượng giá cả bằng lời nói xuất hiện nhiều câu ngôn hành. Ở đây, chủ yếu tập trung vào lời nói của chị Dậu. Với một cánh tay đang chảy máu do bị chó cắn, chị Dậu đứng khép nép và ngập ngừng lên tiếng: “Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con”. Đây là lời nói của người có vị thế thấp hơn người nghe nên thể hiện sự nhúng nhường và khiêm tốn. Lời nói của chị lịch sự, nhã nhặn là vậy, nhưng chị không nhận được sự “cứu giúp” của hai ông bà Nghị Quế nhẫn tâm và độc ác này. Chị Dậu vừa chịu nỗi đau bán con, vừa phải lo lắng vì chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. “Xin vâng”. Câu nói thật ngắn gọn biểu thị sự đồng ý nhưng sao nó chất chứa một nỗi đau uất ức đến nghẹn ngào! Đáng đau lòng hơn cả là sự cò kè, bủn xỉn, keo kiệt của bà Nghị Quế khi chúng đan tâm cắt xén mất một đồng bạc trong số tiền bán cái Tý. Vậy mà chúng còn dõng dạc nói gia đình chị Dậu lừa gạt chúng để lấy thêm tiền. Lúc này, “chị Dậu đờ mặt, không biết nói sao”, hai hàng nước mắt tuôn chảy trình bày hoàn cảnh thiếu thốn của mình. Và “Xin hai cụ nhón tay làm phúc…”

để gia đình chị thoát qua nạn kiếp này. Những câu văn gây xúc động biết bao độc giả song vẫn không làm sao tan chảy trái tim đông cứng của ông bà Nghị Quế. Chúng mua chó và mua cả người mà chỉ trả thêm cho chị Dậu một đồng. Như vậy, trong con mắt chúng, người và chó chỉ bằng giá với nhau, không hơn không kém. Một sự thật quá phủ phàng khi con người trong xã hội bị rẻ rúng, khinh khi trắng trợn đến ra mặt.

Chị Dậu đau xót buông lời năn nỉ chúng: “Hay là xin cụ đỡ con hai đồng, lời lãi thế nào con cũng xin vâng”. Cũng chỉ vì nộp sưu cao thuế nặng mà chị Dậu phải luôn hạ thấp mình nài nỉ bà Nghị Quế trả thêm chút đỉnh tiền. Mặc cho những lời nài nỉ, khóc than của chị Dậu, bà Nghị vẫn hả hê, vui vẻ với giá của mình. Vì chồng, chị

Dậu luôn cố gắng nán lại xin thêm tiền cứu rỗi cho hoàn cảnh gia đình. Chị Dậu lại thốt ra những lời với giọng điệu van lơn chua xót: “Xin cụ cho con lấy năm hào nữa vậy”. Có lẽ trong buổi giao tiếp này, chị Dậu là người thiệt thòi nhất. Chị đã cố gắng hết sức mà vẫn không lay chuyển được bản chất bủn xỉn, keo kiệt của ông bà Nghị Quế. Cuối cùng, chị đành ngậm ngùi đồng ý bán cả con lẫn chó với giá hai đồng bạc:

Vâng, con xin bán hầu hai cụ”. Đối với những người nghèo khổ như chị Dậu thì hai đồng bạc được xem là tài sản vô cùng quý giá. Nhưng đối với bọn địa chủ giàu có, nó có đáng là bao. Vậy mà, chúng cũng đan tâm cò kè, ngã giá, chèn ép chị Dậu đến bước đường cùng.

Ở xã hội lúc bấy giờ, người nông dân luôn phải chịu vô vàn những nỗi khổ cực, tàn khốc mà không có một ai để cảm thông, chia sẻ. Bản chất xấu xa của bọn địa chủ còn được nhà văn vạch trần qua tờ văn tự khi chị Dậu đồng ý bán chó và con. Chị chỉ lấy được hai đồng đem về nhà nhưng trong tờ văn tự lại ghi chị mượn: “một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai mươi bạc”. Bọn chúng thật tráo trở, điêu ngoa, dối trá đáng bị nhà văn lên án, tố cáo và phê phán cao độ.

Vẫn tưởng chị Dậu lấy được tiền nộp sưu, anh Dậu sẽ được tha về. Không ngờ, gia đình chị còn phải nộp cả sưu cho người em chồng đã chết từ lâu. Khó khăn lại nối tiếp khó khăn khiến chị Dậu vô cùng đau khổ. Bất đắc dĩ, chị Dậu đành phải đóng tiền sưu cho người chết. Nhưng với số tiền vất vả kiếm được chỉ đủ để nộp sưu cho chồng.

Để có được số tiền đó chị phải đánh đổi rất nhiều thứ từ vật chất cho đến tinh thần.

Mặc dầu ít ỏi nhưng số khoai đó là lương thực cuối cùng để cứu đói cả nhà. Trong giờ phút này, gia đình chị Dậu không còn gì cả ngoài bốn thể xác ốm yếu, gầy mòn, xanh xao. (Anh Dậu bị trói, ba mẹ con thì đói queo quắt vì không còn gì để ăn nữa). Chị Dậu cố sức giãi bày và ngỏ ý xin cho khất đến mai hẳn nộp sưu cho người em chồng:

Bây giờ, nó đã chẳng may bị thiệt phận, đành rằng suất sưu của nó, nhà cháu phải đóng nhưng cháu xin các ông cho khất đến mai”, và chỉ mong anh Dậu khỏi bị trói khổ đêm nay. Chính thứ thuế vô nhân đạo đó là nguyên nhân dẫn đến mọi điều đau khổ, tủi nhục của người nông dân.

Góp phần làm nên thành công của tác phẩm Tắt đèn, tác giả đã mạnh dạn tố cáo cái thứ thuế bất nhân của bọn thực dân đánh vào đầu người hàng năm, đẩy những người bần cố nông phải bán con, bỏ làng đi ở vú hoặc đi ăn mày rồi chết đường chết chợ! Mỗi năm cái tấn bi kịch đó diễn đi diễn lại và càng ngày càng bi thảm hơn. Giá trị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)