Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành van, lạy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố (Trang 45 - 48)

3. Thống kê câu ngôn hành trong tác phẩm Tắt đèn và Lều chõng

1.2. Câu ngôn hành chứa động từ ngôn hành van, lạy

Bên cạnh câu ngôn hành có chứa động từ xin, ta còn thấy ở tác phẩm xuất hiện nhiều câu có chứa động từ van, lạy tiêu biểu trong hoàn cảnh chị Dậu và cái Tý nước mắt đầm đìa sang nhà Nghị Quế. Như vậy, để tố cáo, lên án mạnh mẽ hơn hiện thực xã hội phong kiến, Ngô Tất Tố đã chọn hình tượng phụ nữ và trẻ em làm nhân vật trọng tâm trong tác phẩm.

Cái Tý, một nhân vật nhỏ tuổi nhưng góp phần không nhỏ cho yếu tố thành công của tác phẩm. Có thể nói, cái Tý là nạn nhân bi thảm nhất trong vụ nộp sưu của người nông dân. Vì nộp sưu cho chồng, chị Dậu đành phải bán cái Tý cho nhà Nghị Quế mà lòng đau như từng khúc ruột. Nhìn cảnh tượng hai mẹ con dắt nhau đi luôn khiến cho độc giả phải đau lòng. Cái Tý là em bé vừa hiếu thảo, vừa ngoan ngoãn lại rất thấu hiểu sự tình nhưng nay em phải lìa xa gia đình đến sống nhà Nghị Quế độc ác đồng nghĩa với việc em sẽ bắt đầu những chuỗi ngày đau khổ nơi đây. Khi cái Tý nghe anh Dậu nói lên ý định bán mình, em đã thốt ra những lời năn nỉ tha thiết: “Con van thầy! Con van u! Thầy u để con ở nhà chơi với em con. Con van thầy! Con van u!

Thầy u đừng đem bán con”. Trong câu nói của cái Tý xuất hiện động từ ngôn hành van.

Theo Từ điển Tiếng Việt, van có nghĩa: “kêu xin, kêu cầu ai một cách thảm thiết”. Ở đây, cái Tý đã thực hiện hành động bằng lời là van thầy, u đừng bán mình.

Mặc dù, anh chị Dậu rất đau lòng nhưng hoàn cảnh không cho phép họ giữ cái Tý lại với gia đình. Chị Dậu đành dứt tình mẫu tử thiêng liêng với cái Tý. Không biết chị Dậu đã chảy bao nhiêu nước mắt khi phải chứng kiến những biểu hiện ngoan ngoãn, hiếu thảo của con gái mình? Tuy chỉ mới bảy tuổi nhưng cái Tý đã biết đỡ đần cho chị những việc lặt vặt trong nhà, giữ em nhỏ mỗi khi chị đi vắng. Em rất hiểu nỗi vất vả của u khi phải mót tái từng đồng nộp sưu cho thầy khỏi bị cùm trói. Vì thế, trước câu

hỏi ngây thơ về hai gánh khoai của Dần, cái Tý trả lời em một cách thông hiểu: “Tiền bán khoai còn phải để dành đóng sưu cho ông lý trưởng chứ?.

Việc đóng sưu quả là một nỗi ám ảnh của người nông dân lao động, ngay cả đứa bé bảy tuổi cũng làm nó sợ hãi nhận ra sự thảm hại của việc bắt bớ, đánh đập đòi sưu trong làng. Một ngày em phải trực tiếp chứng kiến thầy bị dây thừng trói chặt, lôi đi vì không có tiền nộp sưu, em đã mếu máo van xin tên cai lệ: “Cháu lạy hai ông! Hai ông tha cho thầy cháu. Hai ông đừng trói thầy cháu!”. Về từ nguyên, lạy là vị từ miêu thuật, có nghĩa: “ một hành động chắp hai tay, quỳ gối, cúi sát đầu để tỏ vẻ cung kính”. Và trong lẽ thường, lạy được thực hiện trong việc cúng lạy tổ tiên, ông bà hay khi ta mắc một lỗi lầm gì đó bị người lớn phạt hoặc ta tự nguyện xin cần được tha thứ.

Vì lẽ này, động từ lạy trở thành một hiện tượng đặc biệt. Do vậy, phải đặt nó trong tình huống và ngữ cảnh cụ thể mới hiểu được hết nghĩa của động từ này. Xét ở hoàn cảnh của cái Tý, có lẽ cái Tý vừa van xin, vừa lạy tên cai lệ để xin tha cho thầy mình.

Bởi hành động này phù hợp với một em bé van xin người lớn hơn ngưng hành động tàn bạo đối với người thân của mình. Vì vậy, lạy trong câu này có nghĩa là “van xin”

và là động từ ngôn hành thuộc lớp phân loại ứng xử của hành động trong lời.

Thông qua nhân vật cái Tý, Ngô Tất Tố đã khắc họa thành công cảnh tượng thu thuế tàn khốc đồng thời gieo vào lòng độc giả một giai đoạn lịch sử quá đau thương!

Cái Tý còn là nhân vật đã lấy đi không ít nước mắt của độc giả khi chứng kiến cảnh em từ nhà đến dinh thự của Nghị Quế. Song đó chỉ là những xúc động, cảm thương của người ngoài cuộc dành cho cái Tý. Đối với người trong cuộc như chị Dậu thì càng thấy thảm thương hơn. Chị đã khóc, khóc thật nhiều qua lời lẽ quan tâm, ân cần của con:

“Ông lý cởi trói cho thầy con chưa, hử u! Cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao lại phải buộc giẻ thế kia?”.

“U ăn khoai đi, để lấy sửa cho em nó bú. Từ sang đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được?”.

“U có ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa”.

“Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?”

Từ khi chị về, cái Tý cứ quây quần bên chị mà hỏi han khiến nước mắt chị ứa ra, lăn dài trên má. Rồi chị càng nức nở, xót xa khi cái Tý cứ cất lời van xin thảm thiết đến não lòng: “Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội

nghiệp!”. Trong phát ngôn này, cùng lúc xuất hiện hai động từ ngôn hành vanlạy.

Van thường được dùng phối hợp với lạy hay ghép với lạy tạo thành tổ hợp ngôn hành van lạy. Cho thấy cái Tý đang kết hợp hai hành động vừa lạy, vừa xin một cách thiết tha. Đáp lại lời van xin của con, chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt, nức nở van xin: “U van con, u lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm….Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u!”. Qua lời nói của chị Dậu, ta cảm nhận được cảnh vật như đang bị mờ nhạt đi vì nước mắt của chị. Con bé ngoan ngoãn, hiếu thảo là thế, mà giờ đây phải chịu cảnh đau khổ, tủi nhục khi sống ở nhà người.

Đọc Tắt đèn, ta không những nhớ đến chị Dậu mà còn nhớ đến cái Tý – một em bé thật đáng thương và tội nghiệp. Càng nhớ đến cái nghịch cảnh mà cái Tý phải ăn cơm thừa của chó nhà Nghị Quế luôn khiến ta xót xa, đau lòng. Ở lời phản hồi đứt từng đoạn ruột của chị Dậu, có thể hành động được thực hiện là van xin chứ không quỳ lạy cái Tý. Vì hành động này thường xảy ra ở người nhỏ hơn quỳ lạy van xin người lớn một việc gì đó cần được tha thứ. Trong trường hợp này, chị Dậu là u của cái Tý nên việc xảy ra hành động lạy là trái với lẽ thường. Vì vậy, lạy trong hoàn cảnh này cũng được hiểu theo nghĩa “van xin” và nó cũng là một động từ ngôn hành. Qua lời nói bất thường của chị Dậu: “u lạy con”, Ngô Tất Tố nhằm phản ánh xã hội đã buộc người mẹ phải hành động điều trái với đạo lý của tình mẫu tử thiêng liêng. Chị nhận thức được rằng đây là việc làm không đúng với con khiến chị luôn day dứt, bất an trong lòng.

Ngoài những câu ngôn hành chị Dậu nói với con, động từ lạy còn xuất hiện trong các câu ngôn hành khác mang ý nghĩa khác như các câu phát ngôn sau: “Thưa lạy hai cụ”, “Lạy cụ”, “Cháu lạy hai ông”. Khi chị Dậu nói ra câu này, thực chất chị không thực hiện hành động lạy mà nó phải được hiểu theo nghĩa đây là một lời chào và động từ lạy trong phát ngôn được hiểu như thế mới mang tính ngôn hành. Những câu ngôn hành này biểu hiện một nghi thức chào nhau trong quan hệ xã hội. Trong hoàn cảnh này, người chào có vị thế thấp hơn so với người được chào. Cụ thể chị Dậu thể hiện lời chào từ một phía rất cung kính và có lẽ chị không nhận được sự đáp trả của những người bề trên. Hay câu ngôn hành: “Con lạy quan lớn, chúng con là gái có chồng, quan lớn tha cho…” xuất hiện trong ngữ cảnh chị bị quan lớn dở trò đồi bại.

Trong phát ngôn này, động từ lạy có nghĩa là: “ dùng lời để cầu xin khẩn khiết của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu câu ngôn hành trong tiểu thuyết tắt đèn và lều chõng của ngô tất tố (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)