• Sỏi thận:
Hình 6 : Sỏi thận – sưu tầm từ internet.
Bệnh sỏi thận biểu hiện các triệu chứng khác thường về đường tiết niệu như đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ...), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt... Sỏi đường tiết niệu thường gây ra những cơn đau quặn thận, có thể nhìn thấy hình sỏi khi chụp phim Xquang.
Nguyên nhân gây ra sỏi thận - niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng calci trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa calci, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng.
Một nguyên nhân phổ biến nữa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Để hạn chế phát sinh ra sỏi cần uống nhiều nước, bình thường từ 1,5-2 lít mỗi ngày. Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như calci cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng calci oxalat gây sỏi thận. Một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Để điều trị bệnh sỏi thận, hiện nay dùng một số thuốc có tác dụng làm co thắt cơ trơn đường tiết niệu để tống sỏi ra ngoài hoặc làm tan sỏi, tăng thải trừ acid uric. Một số thuốc cũng có tác dụng sát khuẩn đường niệu. Một số bệnh viện lớn đã có máy chuyên dụng để làm tan sỏi. Trên thị trường cũng có một số loại thuốc đông y có tác dụng điều trị sỏi thận như kim tiền thảo, bài thạch...
Sỏi thận tiết niệu là một bệnh thường gặp và dễ gây suy thận, tử vong nhất trong số các bệnh thận tiết niệu. Các loại sỏi thường gặp:
o Sỏi có Ca, sỏi oxalate Ca, CaMg Oxalat, phos-phate, sỏi có lớp ngoài là oxalate Ca lớp trong là amoni oxalate, sỏi CaMg phosphate, oxalate và carbonat.
o Sỏi acid uric ít cản quang, sỏi xanthin, sỏi struvit, sỏi cystin là những sỏi không có Ca.
• Suy thận:
Hình 7 : Suy thận – sưu tầm từ internet.
Suy thận là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã, khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Những dấu hiệu bất thường về tiết niệu, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường đều có thể gây suy thận. Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của thận bằng cách xét nghiệm máu và nước tiểu. Người ta căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein...
để chẩn đoán tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối. Suy thận cấp tính phần lớn do giảm thể tích máu làm cho thận không thực hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. Một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn như gentamycin thuộc nhóm aminoglycosid có thể gây nhiễm độc cho thận, cần tránh dùng cho những người suy thận. Trong lâm sàng, để đề phòng suy thận cấp cần phục hồi lượng dịch để cân bằng acid-base, bảo đảm lượng nước tiểu bài xuất từ 60ml/giờ trở lên và xử trí tích cực các trạng thái nguy cơ khác để tránh tai biến nặng.
Suy thận mãn khi độ thanh thải creatinin xuống dưới 40ml/phút. Đây là những bệnh ống thận - mô kẽ mạn tính. Các chế độ điều trị căn cứ vào tình trạng kiểm tra creatinin máu thường xuyên. Chế độ dùng thuốc và ăn uống tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Có hai dạng bệnh thận suy, một dạng mãn tính và một dạng cấp tính. Ở dạng cấp tính triệu chứng ban đầu là đi tiểu ít và có hiện tượng sưng ở mặt nhất là ở vùng dưới mí mắt. Dần dần sau đó, triệu chứng càng nặng thêm, huyết áp trong máu lên cao hoạt giảm, tinh thần thay đổi, suy sụp hoặc nôn mữa, kém ăn, hay chóng mặt, lưng đau, có khi co giật hoặc hôn mê. Trong bệnh thận mãn tính tính cách suy yếu xãy ra bất thần cho tất cả các chức năng trong một thời gian ngắn và nghiêm trọng.
Đối với dạng suy thận dương: tắm nước nóng hai đến ba lần mỗi ngày, liên tiếp trong hai hay ba tuần lễ. Giảm ăn muối trong thời kỳ này.
Đối với dạng suy thận âm : tránh không tắm nước nóng, tăng thêm dần dần từ chút muối trong khẩu phần ăn và tránh tình dục trong thời kỳ chữa bệnh
• Thận ứ nước:
Hình 8 : Thận ứ nước – sưu tầm từ internet
Thận ứ nước là do tình trạng tắc nghẽn đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận làm cho thận to lên, chứa đầy nước tiểu. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ làm cho thành thận giãn mỏng, dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác... Dấu hiệu điển hình là đau khởi phát vùng hạ sườn hoặc hông lưng, sau đó lan xuống phía dưới hoặc ra sau. Có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp nên làm người bệnh thấy đau đầu, do thận tăng tiết renin, khi loại bỏ được nguyên nhân ứ nước ở thận thì huyết áp trở lại bình thường. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị thận ứ nước lâu này còn có biểu hiện rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu, tỷ trọng nước tiểu thấp.
Những nguyên nhân hay gặp là sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu làm đường niệu bị chít hẹp. Một số dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản cũng có thể gây ra bệnh. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u ở vùng chậu, hông, tình trạng có thai... cũng gây khả năng chèn ép, làm tắc nghẽn đường niệu dẫn đến nhiều rối loạn ở hệ thống tiết niệu và một số cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh không có tính di truyền.
Điều trị bệnh thận ứ nước trước hết phải loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh.
• Viêm thận
Hình 9 : Viêm cầu thận – sưu tầm từ internet
Viêm thận là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm độc nội sinh (ngộ độc thuốc, hóa chất). Phải xét nghiệm ngay máu và nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh và các thành phần bất thường gây nhiễm độc cho thận. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur... nên chọn thuốc tiêu diệt bằng các chất kháng sinh như sulfonamid, nitrofurantoin hoặc các betalactam phù hợp thuộc nhóm ampicillin hoặc cephalosporin. Trong điều kiện các thuốc trên bị kháng hoặc không có hiệu quả, có thể dùng tobramycin hoặc gentamycin nhưng phải rất thận trọng, cân nhắc về liều và khoảng cách đưa thuốc để tránh gây độc cho thận. Đối với phụ nữ mang thai cần cân nhắc chọn lựa thuốc thích hợp sao cho có hiệu quả điều trị mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Có thể cho bệnh nhân truyền dịch và uống nhiều nước để hỗ trợ tích cực với dùng thuốc kháng sinh.
Có hai loại viêm thận: viêm thận bể thận mạn và viêm thận bể thận cấp
o Viêm thận bể thận mạn là một bệnh do hậu quả của các
trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, tái phát nhiều lần, điều trị không dứt điểm. Là một bệnh thường gặp, chiếm 30%
các bệnh mạn tính thường gặp. Phải điều trị tốt các đợt kịch phát bằng kháng sinh thích hợp. Tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ. Không dùng penicillin khi chưa có kháng sinh đồ vì nó nhạy với liên cầu nhưng đa số các trường hợp là nhiễm khuẩn gram (-). Khi có suy thận dùng kháng sinh phải lựa chọn cẩn thận, không dùng các kháng sinh gây độc cho thận. Hạ quyết áp để làm giảm nguy cơ suy thận nhanh.
Hình 10: Viêm thận bể thận mạn – sưu tầm internet
o Viêm thận bể thận cấp là bệnh viêm tổ chóc kẽ của thận do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh có thể tiến triển mạn tính hoặc cấp tính. Điều trị bằng cách dùng kháng sinh nhóm Quinolon là tốt nhất, gentamicin cũng là những kháng sinh có tác dụng tốt với trực khuẩn Gram (-). Tuyệt đối không dùng penicillin khi chưa có kháng sinh đồ. Khi suy thận thì tránh dùng các kháng sinh độc với thận như tetracycline, gentamicin,…
Hình 11: Viêm thận bể thận cấp – sưu tầm internet
Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 đến 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Để điều trị cần dùng kháng sinh nhóm betalactam kết hợp với truyền dịch và điều trị các triệu chứng đi kèm.
Hình 12: Viêm cầu thận cấp- sưu tầm internet
Ngoài ra có các bệnh thận nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang, lao thận...
là các bệnh chuyên khoa riêng biệt, cần điều trị theo phác đồ chung của bệnh ung thư, bệnh lao... Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.