Ứng dụng trong y học

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Chuyển hóa ở thận (Trang 31 - 34)

Phần III: Ứng dụng của thận

3.1. Ứng dụng trong y học

• Thận nhân tạo:

 Quá trình trao đổi chất thông qua hệ tiêu hóa, hô hấp và bài tiết lọc lấy những chất có ích cho quá trình hoạt động của cơ thể con người. Trong quá trình đó đồng thời sản sinh ra những chất có hại, được gan và thận lọc bỏ và đi theo các ống bài tiết ra ngoài. Trong đó thận lọc bỏ acid uric và các phức urethan + các phức chất độc hại khác ra khỏi máu. Vì một nguyên nhân nào đó chủ yếu là viêm thận mãn tính, một phần do tác dụng độc hại của Corticoid, thận không có khả năng hoàn tất nhiệm vụ của nó. Khi thận suy, các chất thải ure, creatinine sẽ tràn ngập máu, mất cân bằng giữa nước và các chất điện phân, kali lên cao, calci giảm, chất đạm thất thoát...Ure là sản phẩm phân hủy chính trong sự chuyển hóa của chất đạm và được thận lọc bài tiết ra ngoài. Tích tụ ure trong máu khi bị suy thận sẽ đưa tới buồn nôn, ngủ lịm, suy nhược cơ thể ...và có thể tử vong. Lúc đó người ta phải tiến hành ghép thận hay "lọc máu" bằng các thiết bị y học.

 Xét nghiệm chỉ định lọc máu được các bác sĩ lưu ý như sau :

o Bất thường chức năng não

o Viêm túi bao quanh tim (bệnh viêm màng ngoài tim)

o Lượng axit trong máu cao (nhiễm axit) mà không xử trí được bằng các cách khác

o Suy tim

o Lượng nước ứ thừa trong cơ thể quá nhiều

o Ứ thừa nước trong phổi (phù phổi) mà không xử trí được bằng các cách khác o Lượng Kali trong máu quá cao (tăng Kali huyết)

 Có hai kiểu lọc máu. Nếu hút máu từ cơ thể cho chạy ra một cái máy để lọc hết chất độc, rồi lại truyền máu trở lại thì gọi là lọc máu bằng thận nhân tạo (hemodialysis). Nếu dùng một dung dịch đường glucose và muối bơm vào trong bụng để hút các chất độc từ cơ thể qua màng bụng, rồi rút ra ngoài, thì gọi là lọc máu qua màng bụng (peritoneal dialysis).

Chạy máy thận nhân tạo : Một vòng tuần hoàn máu được trích từ bệnh nhân qua máy lọc máu rồi quay trở lại một tĩnh mạch khác của bệnh nhân bằng cách châm kim hay phẫu thuật cầu tay để có đường vào mạch máu lâu dài, gọi là lỗ nối thông động tĩnh mạch: nối giữa động mạch quay và tĩnh mạch nền.

 Máu của bệnh nhân được trộn với nước siêu tinh khiết + dịch thẩm tán . Trong máy lọc có một hệ thống màng thẩm thấu sẽ lọc máu bằng kỹ thuật RO (thẩm thấu ngược) dưới áp lực 2,5 đến 4,5 bars để đưa nước mang chất độc trong máu bệnh nhân ra ngoài. Trong đó có cả một số chất cần cho cơ thể như các acid amin không thể thay thế, vài loại protein tự do và một số chất khác. Máu sau lọc được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.

 Trong quá trình lọc máu thì nước (siêu sạch) là nhân tố đáng chú ý nhất sau dịch thẩm tán. Chạy thận nhân tạo, do đó có khá nhiều nhược điểm.

o Tốn kém : Trung bình một bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tới 22.000 lít nước siêu tinh khiết và khoảng 1800 g dịch thẩm tán (đều rất đắt tiền) mỗi năm. Do thận hư không còn khả năng lọc các tạp chất, ion và vi khuẩn xâm nhập vào máu từ nước truyền nên rất dễ có những rủi ro bất ngờ, kể cả tử vong. Các nguyên tố vô cơ như nhôm, thuỷ ngân, đồng, chì kẽm và các độc tố hữu cơ như nitơrat, nitrit, amoniac, chloramine, vi khuẩn, tảo, nấm đều gây tai biến. Nước đạt chuẩn AAMI (Association for the Advancement of Medical

Instrumentation) mới được dùng.

o Rối loạn nặng về huyết động : thiếu máu sau lọc + các hội chứng huyết học từ nhẹ đến trầm trọng đều có thể xảy ra. Người bệnh chạy thận nhân tạo vừa thiếu sắt do thụ động (mất máu, hấp thu kém) vừa thiếu sắt chủ động do nhu cầu tăng lên khi dùng EPO

((erythropoietin - chất kích thích tạo hồng cầu).

o Nhiều biến chứng : Tai biến và biến chứng trong thận nhân tạo thường đi kèm với bệnh nhân lọc máu và có nguy cơ xảy ra trong từng buổi lọc máu. Biến chứng ngắn có thể xảy ra trong buổi lọc, hay bất chợt giữa hai kỳ lọc, liên quan thức ăn, nước, điện giải v.v...

Mất nhiều chất cần thiết cho cơ thể : Như trên đã nói, máy lọc "thận nhân tạo" không giữ được rất nhiều sinh chất như như đường glu-cô, vi-ta-min và khoáng chất, khó khăn cho việc bảo vệ và bổ sung thể trạng bệnh nhân "chạy" thận nhân tạo.

 Ước tính gần 900.000 người trên thế giới mắc bệnh thận giai đoạn cuối và cần chạy thận hoặc cấy ghép. Thận nhân tạo sinh học là một lời giải đáp cho bài toán nan giải này.

o Từ Nhật Bản. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp kỹ thuật thay thế cho máy lọc

"thận nhân tạo" kiểu cũ nhiều hạn chế, Trường đại học Tokai Nhật Bản đã nghiên cứu ra một loại “Thận nhân tạo sinh học”. Loại thận này với thể tích nhỏ, dễ cấy ghép không những có chức năng phân giải và đào thải như thận của người, đồng thời nó cũng có chức năng bảo lưu những thành phần hữu dụng. Hiện nay, họ đang nghiên cứu loại thận nhân tạo sinh học cho người, sau khi chứng thực được tính an toàn sẽ tiến hành thí nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, đây sẽ là thông tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh thận.

Hình 19 : Thận nhân tạo sinh học – sưu tầm Internet

o Từ Mỹ : TS. Allen Nissenson cùng đồng nghiệp thuộc Đại học California chế tạo loại thận sinh học có kích cỡ bằng một cuốn sách, phù hợp cho những bệnh nhân thận giai đoạn cuối, có thể loại bỏ nhu cầu chạy thận hoặc cấy ghép thận. Mặc dù chưa được thử nghiệm ở người hoặc động vật song thiết bị này có thể đảm nhiệm hai yêu cầu nói trên.

 Tóm lại, máy thận nhân tạo hiện nay dù cổ lỗ, nhiều hạn chế nhưng vẫn được sử dụng

"ầm ầm". Tương lai của người bệnh thận mãn tính còn xa lắc phía trước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Chuyển hóa ở thận (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w