Thí nghiệm tồn lưu của kháng sinh Doxycycline trên cá tra

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu kháng sinh doxycycline trong nguyên liệu cá tra bằng hệ thống sắc ký lỏng năng cao (Trang 40 - 43)

4.2.1.1 Nhiệt độ

Bảng 4.3 Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

Nhiệt độ trung bình các ngày thu mẫu (0C)

Thí nghiệm Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 28,7 ± 0,61 29,97 ± 0,32 29,17 ± 0,65 Dừng ăn kháng sinh 28,46 ± 0,15 29,76 ± 0,40 29,36 ± 0,45

Qua bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ dao động từ 28,46 đến 29,97. Nhiệt độ trung bình buổi chiều luôn cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời. Theo Đỗ Thị Bích Ly (2004) cá tra có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 260C – 300C.

4.2.1.2 pH

Bảng 4.4 pH trong quá trình thí nghiệm

pH trung bình các ngày thu mẫu Thí nghiệm

Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 7,10 ± 0,72 7,03 ± 0,32 7,43 ± 0,21 Dừng ăn kháng sinh 7,36 ± 0,28 7,24 ± 0,30 7,44 ± 0,11

31

Giá trị pH trong thí nghiệm dao động không đáng kể từ 7,03 đến 7,44.

pH giữa các buổi chênh lệch không lớn và nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. Theo Dương Nhựt Long (2002) thì khoảng pH thích hợp là từ 6,0 – 8,0.

4.2.1.3 Oxy hòa tan

Bảng 4.5 Hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm

Oxy hòa tan trung bình các ngày thu mẫu (ppm) Thí nghiệm

Sáng Trưa Chiều

Cho ăn kháng sinh 5,1 ± 0,25 5,3 ± 0,06 5,3 ± 0,12 Dừng ăn kháng sinh 5,36 ± 0,18 5,5 ± 0,17 5,32 ± 0,08

Do hệ thống thí nghiệm được bố trí sục khí liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan (DO) tương đối cao từ 5,12 ppm đến 5,43 ppm. Theo Trần Bình Tuyên (2000) thì hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra là từ 3,5 -6,5 ppm (Trần Minh Phú và ctv, 2008).

4.2.2 Tồn lưu Doxycycline trong cá Tra

Kết quả phân tích hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn cho thấy 10,16±8,5 ppm. Theo lý thuyết, hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn đạt nồng độ 50 ppm tuy nhiên do quá trình phối trộn và chất lượng của hóa chất phối trộn nên hàm lượng Doxycycline mẫu thức ăn chỉ đạt khoảng 20% so với yêu cầu.

Kết quả phân tích tồn lưu kháng sinh trong mẫu cơ cá Tra được trình bày ở bảng 4.6 và 4.7

Bảng 4.6 Sự tồn lưu trên cá tra sau 7 ngày cho ăn kháng sinh Cho ăn kháng sinh Kháng sinh

Ngày 0* 3 Ngày (ppb) 7 Ngày (ppb)

Doxycycline <LOD 724 ± 231 1289 ± 302

Sau 7 ngày cho ăn kháng sinh ta thấy tồn lưu của Doxycycline trong cơ thịt cá đạt mức cao nhất 1289 ± 302 ppb (Bảng 4.6). Kết quả cho thấy có sự tích tụ Doxycycline trong suốt thời gian cho ăn kháng sinh.

32

Bảng 4.7 Sự tồn lưu trên cá tra sau 30 ngày ngưng cho ăn kháng sinh Ngưng cho ăn kháng sinh

Kháng sinh 1 Ngày (ppb)

4 Ngày (ppb)

7 Ngày (ppb)

15 Ngày (ppb)

30 Ngày (ppb) Doxycycline 832 ± 32,7 1170 ± 335 702 ± 89,6 610 ± 304 219 ± 16,2

Sau khi ngừng cho ăn kháng sinh, kết quả cho thấy có sự đào thải của Doxycycline sau 30 ngày cho ăn kháng sinh. Sau khi ngừng cho ăn kháng sinh 1 ngày hàm lượng Doxycycline trong cơ thịt cá giảm (834 ± 32,7 ppb). Sau 30 ngày ngừng cho ăn kháng sinh mức độ tồn lưu trong cơ thịt cá được phát hiện ở mức 219 ± 16,2 ppb. Sự đào thải kháng sinh Doxycycline trong cá tra diễn ra tương đối chậm. Tuy nhiên, theo qui định của thị trường nhập khẩu, hiện nay chưa có qui định về mức độ tồn lưu của loại kháng sinh này trong sản phẩm thủy sản trong khi các kháng sinh khác thuộc nhóm tetracycline như TC, CTC, OTC được qui định với mức độ tồn lưu cao nhất cho phép là 100 ppb (Theo qui định của cộng đồng Châu Âu Commission Decision 2002/657/EC).

Theo nghiên cứu khảo sát thời gian tồn lưu kháng sinh oxytetracyclin của Cháfer-Pericás et al., (2010), trong các mẫu cá được nuôi ở khu vực bờ biển Địa Trung Hải, kết quả cho thấy sau thời gian 37 ngày kể từ ngày sử dụng kháng sinh OTC thì dư lượng kháng sinh OTC sẽ giảm xuống dưới giới hạn MRL (MRL = 100 ng/g). Chưa có nghiên cứu về thời gian tồn lưu của kháng sinh Doxycycline trên cá Tra. Tuy nhiên nghiên cứu về tồn lưu kháng sinh trên cá Tra đã được thực hiện dối với kháng sinh Enrofloxacin và Norfloxacin (Trần Minh Phú et al., 2007). Kết quả cho thấy sau 60 ngày ngưng cho ăn kháng sinh, Enrofloxacin vẫn còn tồn lưu trong cơ thịt cá ở nồng độ cao 97,9 ± 66,5 ppb và một phần Enrofloxacin đã chuyển hóa thành Ciprofloxacin. Đối với kháng sinh Norfloxacin thì thời gian đào thải khá nhanh, sau 4 ngày ngưng cho ăn kháng sinh thì mức độ tồn lưu trong cơ thịt dưới ngưỡng phát hiện (LOQ) là 1ppb. Theo Trần Anh Khoa (2011) nghiên cứu tồn lưu kháng sinh Florphenicol trên cá tra cho thấy sau 30 ngày thí nghiệm, mức độ tồn lưu là 99,7 ± 68,1 ppb. Đối với loại kháng sinh này thì giới hạn tồn lưu trên sản phẩm cho phép là 1000 ppb (Theo qui định của cộng đồng Châu Âu Commission Decision 2002/657/EC).

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tiến hành thí nghiệm với thời gian dài hơn nhằm xác định chính xác thời gian đào thải hoàn toàn của Doxycycline trên cá Tra

33

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu kháng sinh doxycycline trong nguyên liệu cá tra bằng hệ thống sắc ký lỏng năng cao (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)