Chương 2: Thiết kế bài dạy học hóa học lớp 10, ban cơ bản
2.1 Quy trình thiết kế bài dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy
2.1.1. Thiết kế mô hình dạy học kết hợp grap – Bloom
Theo cách thiết kế bài dạy học thì phần 1 là phần đầu hay gọi là phần cứng của bài dạy học bao gồm: mục tiêu dạy học (kiến thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ), phương pháp và phương tiện dạy học. Tuy là phần cứng nhưng phần này điều khiển quá trình dạy học biểu thị mối liên hệ giữa mục tiêu dạy học, kiến thức trọng tâm và phương pháp dạy học.
Nên việc thiết kế phần 1 phải dựa trên nền tảng vững chắc và cố định là dựa vào chuẩn kiến thức - kỹ năng do trường phổ thông qui định. Nhưng để giúp GVdễ nhớ, linh hoạt, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, việc dùng sơ đồ Grap-Bloom để mô hình hóa cấu trúc các bậc nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, vẫn không làm mất đi kiến thức trọng tâm, khả năng nhận thức mà còn khắc phục việc ghi chép truyền thống, gập khuôn.
Hình 2.1: Thiết kế mẫu bài dạy học mô hình dạy học kết hợp Grap – Bloom
Các bước thiết kế mô hình dạy học Grap-Bloom:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
- Mục tiêu bài học là đích đặt ra cho HScần đạt được sau khi học bài đó.
- Mục tiêu bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, PPDH và phương pháp đánh giá (hệ thống câu hỏi và bài tập).
- Mục tiêu của bài học gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ để có thể lượng hóa được với ba mức độ: Biết - Hiểu - Vận dụng.
Bước 2:Xác định kiến thức trọng tâm.
Nghiên cứu sách giáo khoa 8, 9 kết hợp với tài liệu “Chương trình giáo dục phổ thông hóa học” để rút ra được kiến thức mà học sinh đã học để làm nền tảng cho việc xác định rõ kiến thức trọng tâm.
Bước 3:Lựa chọn phương pháp dạy học vàphương tiện dạy học.
* Xác định phương pháp dạy học chủ yếu cho từng trọng tâm của bài.
- Việc xác định phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp, giúp HS tự học ở mức cao nhất để tìm tòi phát hiện kiến thức mới đồng thời phù hợp với đối tượng HS.
- Việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu cụ thể, đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối hợp giữa chúng.
* Chuẩn bị phương tiện dạy học.
Chuẩn bị thiết bị dạy học cần thiết cho tiết học như:
- Thiết bị dạy học nào?
- Dụng cụ, hóa chất gì?
- Các thiết bị, máy móc: như Projector, máy tính...
- Các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các video clip...
- Các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, các câu hỏi hoặc dụng cụ học tập cần có và thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó.
- Cần chỉ rõ công việc của GV, công việc của từng cá nhân hoặc nhóm HStrong việc chuẩn bị này.
Bước 4:Phương pháp kiểm tra và đánh giá HS.
- Chuẩn bị phiếu học tập và bài tập củng cố nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS trong tiết học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học và bài tập ở nhà.
2.1.2. Thiết kế hoạt động dạy học theo sơ đồ tư duy
Theo cách thiết kế bài dạy học hiện hành thì phần này là phần nội dung chính hay phần mềm của bài dạy học, bao gồm các hoạt động dạy học, có thể soạn theo một hai hoặc ba cột tùy theo qui định của cấp quản lý chuyên môn. Nhưng mỗi lớp học có tình hình học tập khác nhau nên hoạt động của HS và GV không phải lúc nào cũng cứng nhắc, theo một khuôn khổ nhất định mà phải mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo nên việc chuyển đổi và mô hình hóa nội dung dạy học thành dạng sơ đồ tư duy là hợp lí và cần thiết.
Hình 2.2: Thiết kế mẫu hoạt động dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy
* Để thiết kế các hoạt động của tiết lên lớp hợp lí, logic nhằm đạt được các mục tiêu, trọng tâm đặt ra cần:
- Tìm hiểu nội dung để làm rõ trọng tâm kiến thức đến một độ sâu hợp lí.
- Hình thành ý tưởng:
+ Xác định những nội dung chủ yếu.
Khái niệm: Các yếu tố, tình huống, các chứng cứ, các sự kiện, thí nghiệm.
+ Xác định quan điểm, nguyên tắc, lí luận dạy học.
- Thiết kế các hoạt động cụ thể bao gồm:
+ Mục tiêu của hoạt động.
+ Điều kiện, phương tiện.
+ Cách tổ chức thực hiện.
Như vậy một bài học có thể chia ra một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Trong mỗi hoạt động đó có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Các hoạt động này được sắp xếp theo thứ tự và logic hợp lívà dự kiến thời gian cụ thể.
* Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo quá trình của tiết học có thể được phân thành:
- Hoạt động khởi động: hoạt động này có thể là: mở đầu có nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới...
- Tiếp hoạt động khởi động là các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng bao gồm: hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới, hoạt động củng cố, hoạt động để hình thành kĩ năng.
- Hoạt động kết thúc tiết học.
+ Hoạt động khái quát hóa, tổng quát hóa nội dung kiến thức đạt được.
+ Nêu bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức. Câu hỏi và bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức sau mỗi tiết học cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Bám sát với mục tiêu và trọng tâm đã xác định, đảm bảo kiểm tra, đánh giá được những kiến thức và kĩ năng của tiết học, kiểm tra được nhiều HS, đảm bảo thời gian.
+ Dặn dò chuẩn bị cho bài sau: nêu rõ nội dung và yêu cầu cụ thể.
2.1.3. Nhận xét
-Điểm mạnh:Hạng chế được tình trạng sao chép bài dạy học, bài dạy học có thể chỉnh sửa nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với tình hình học tập của từng lớp, tiết
kiệm thời gian soạn bài dạy học. Đồng thời giúp cho HS phát huy được tính tự lực, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
- Hạng chế: Yêu cầu GV phải có máy tính, biết sử dụng máy tính và cài đặt chương trình Mindjet MindManager Pro 7.
- Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế bài dạy học:
+ Giáo án thiết kế theo hướng đổi mới không nhất thiết phải có năm bước lên lớp cố định như trước đây vì các bước lên lớp có thể thực hiện liên hoàn trong mỗi phần của giáo án.
+ Không phải nhất thiết phải có kiểm tra miệng bài cũ đầu giờ học, củng cố cuối giờ học mà cần phải linh hoạt đối với từng bài: có thể kiểm tra bài cũ trước khi đề cập một kiến thức mới, có thể củng cố kiến thức mới vừa học ngay sau mỗi phần của bài học.
+ Trong các giáo án phải ghi rõ các hoạt động cụ thể của GV, cách thức hướng dẫn HS nghiên cứu, tiếp cận, tự lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới kèm theo các hoạt động tích cực của HS.
+ Nhất thiết phải có các hoạt động vào đề của mỗi phần trong bài học sao cho linh hoạt và sáng tạo.