Phân tích về mặt định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Thiết kế bài dạy học hóa học lớp10, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của tony buzan (Trang 84 - 88)

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

3.3 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.2 Phân tích về mặt định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Bài dạy học thiết kế theo sơ đồ tư duy được chia thành hai phần: Mô hình dạy học kết hợp Grap-Bloom là mô hình đơn giản nhưng rất dễ nhớ, linh hoạt, có tính hệ thống.

Và thiết kế hoạt động dạy học theo sơ đồ tư duy mang tính sáng tạo, tính hệ thống, tính mềm dẻo từ đó giáo viên có thể thay đổi hoạt động dạy học theo tình hình lớp, từng đối tượng học sinh. Về phía giáo viên hướng dẫn: dạy học theo sơ đồ tư duy giúp học sinh phát huy được năng lực độc lập và tư duy sáng tạo, việc sử dụng bài dạy học được thiết kế theo sơ đồ tư duy phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.

Về phía học sinh thực nghiệm: rất thích thú vì mang tính mới lạ, bài dạy có hệ thống, dễ hiểu, mặt dù mặc bằng kiến thức học sinh của trường không cao nhưng qua kết quả kiểm tra 1 tiết cho thấy tình hình học tập đang được cải thiện.

Việc sử dụng bài dạy học được thiết kế theo sơ đồ tư duy là một sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, rất cần được phát huy và nhân rộng cho các ngành học và bậc học phổ thông.

3.3.2.1. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm

Sử dụng phiếu phỏng vấn GV để ghi nhận ý kiến của GV (2 GV) ở trường THPT Phan Ngọc Hiển vềviệcthiết kế bài dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy để giảng dạy ở trường THPT.

Kết quả thu được như sau:

Nội dung phỏng vấn Ý kiến giáo viên

Yếu Trung bình Khá Tốt

1. Mức độ khả thi của bài dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy đối với năng lực nhận thức của HS THPT

1 1

2. Việc sử dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 thiết kế các bài dạy học theo sơ đồ tư duy có phù hợp với việc đổi mới PPDH hóa học hiện nay

2

3. Kết quả áp dụng bài dạy học thiết kế theo sơ đồ tư duy để giảng dạy ở trường phổ thông

1 1

3.3.2.2. Phiếu phỏng vấn HS

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS để ghi nhận ý kiến HS lớp 10B5 ở trường THPT Phan Ngọc Hiển vềviệcthiết kế bài dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy để giảng dạy ở trường THPT.

Kết quả như sau:

Nội dung phỏng vấn Ý kiến HS

1. Đối với em, việc học môn hóa học so với các môn tự nhiên khác (toán, lý,..):

Dễ hơn : 7HS

Tương đương nhau: 31HS

Khó hơn: 8HS 2. Hiện nay, phương pháp học tập môn

hóa học của em là:

Tự học ở nhà là chủ yếu : 28HS

Tự học ở nhà và trên lớp: 10HS

 Tự học khi có hướng dẫn hoặc có yêu cầu của giáo viên: 8HS

3. Thời gian tự học tập môn hóa học

trong ngày của em là: Từ 10 – 30 phút: 8HS

Từ 30 – 60 phút: 5HS

 Tùy thuộc vào thời khóa biểu trên lớp:

10HS

 Chỉ tự học khi có kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết: 23HS

4. Khả năng tiếp thu bài của em như thế nào khi em được giáo viên giảng dạy bằng sơ đồ tư duy?

Bình thường: 8HS

Khá hơn: 21HS

Tốt hơn :17HS 5. Em thích thú với phương pháp học

này Rấtthích: 5HS

Thích một phần: 31HS

Không thích: 4HS

Ý kiến khác: 6HS

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Nội dung của chương 3 bao gồm:

Phần 1: Mục đích, nhiệm vụcủa thực nghiệm sư phạm.

Phần 2: Đối tượng và sự chuẩn bị trước khi thực nghiệm sư phạm. Phần 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Phần 4: Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phan Ngọc Hiển đã khẳng định:

1. Đề tài: “Thiết kế bài dạy học hóa học lớp 10, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan” là rất cần thiết, phù hợp với thực tiễn.

2. Việc vận dụng bài dạy học thiết kế theo sơ đồ tư duy vào giảng dạy góp phần tạo cái nhìn tổng quát về bài học, phát huy hết khả năng tự học của học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình thực hiện đề tài “ Thiết kế bài dạy học hóa học lớp 10, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan” đã thu được kết quả như mong muốn, luận văn đã thực hiện được đúng mục đích, nhiệm vụ đề ra: nghiên cứu xác định kiến thức trọng tâm bài lên lớp của ba chương từ đó sử dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 thiết kế 13 bài dạy học hóa học lớp 10, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Phan Ngọc Hiển thông qua việc đánh giá bài kiểm tra 1 tiết, phiếu phỏng vấn GV và HS, cùng với nhận xét của GV hướng dẫn thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài nghiên cứu.

Đóng góp của luận văn là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học bằng con đường tư duy vận dụng, góp phần xây dựng thêm cho lý luận dạy học về việc vận dụng sơ đồ tư duy để thiết bài dạy học cho việc giảng dạy, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học, đáp ứng được tình hình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay ở nước ta, phù hợp vớitrình độnhận thức của HS.

2. Kiến nghị

Sau quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đặc biệt là thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Nghiên cứu vận dụng sơ đồ tư duy và phần mềm Mindjet vào quá trình dạy và học còn nhiều hứa hẹn, cần được phát huy và nhân rộng cho tất cả các ngành học, bậc học.

- Nhà trường phổ thông cần được trang bị đầy đủ cơ sơ vật chất kỹ thuật, phục vụ cho việc dạy và học theo phương pháp mới.

Trên đây là tất cả những công việc mà luận văn đã thực hiện với mong muốn đóng góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở nước ta.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài dạy học hóa học lớp10, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của tony buzan (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)