CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU RỪNG MƯỜNG PHĂNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý
Xã Mường Phăng là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Điện Biên thuộc tỉnh Điện Biên, trung tâm xã cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km. Xã có diện tích tự nhiên là 9.158,56 ha với có tọa độ địa lý từ 21037'97'' đến 21049'43'' vĩ độ Bắc; từ 103005'47'' đến 103018'58'' kinh độ Đông đặc thù địa hình bao gồm núi cao, dốc bị chia cắt phức tạp bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp có độ cao từ 880 m đến 1.635 m so với mặt nước biển.
Khí hậu
Xã Mường Phăng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiểu và mùa đông ít mưa, chịu tác động của gió mùa tây nam khô và nóng (từ tháng 04 đến tháng 07) và gió đông bắc lạnh ẩm (từ tháng 11 đến tháng 02).
Chế độ nhiệt
Điện Biên là vùng núi nên nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,30C, vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống đến 30C. Mùa hè cao nhất tuyệt đối 26,30 C.
Độ ẩm không khí:
Đ ộ ẩm từ 8 2 %. Lượng mưa từ 1.600mm – 2000mm/ năm cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng cho hệ thực vật nơi đây.
Thủy văn:
Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã gồm hệ thống suối sau:
Suối Nậm Phăng: Đây là suối chính chạy dọc xã bắt nguồn từ 2 khu vực:
suối Lọng Luông và khu vực bản Nghịu rồi đổ vào hồ Pá Khoang tại bản Đông
21
Mệt. Nguồn nước được cung cấp từ nhiều các khe nhỏ khác nhau chủ yếu phục vụ sản xuất.
Suối Nậm Điếng: Bắt nguồn từ đỉnh núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, qua địa phận bản Tân Bình, bản Khá rồi hợp với khe Phiêng Ma Lông đổ vào suối Nậm Phăng.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn nhiều khe suối khác như: Khe Tạc Điêng, khe Lọng Nghịu, khe Phiêng Ma Lông... cung cấp nguồn nước cho hồ Pá Khoang để điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh và sinh hoạt sản xuất người dân trong xã đồng thời còn là nguồn cung cấp nước cho các công trình thủy điện.
Tài nguyên đất
Mường Phăng là xã có tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng và nguồn lao động dồi dào; đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Là 1 xã vùng sâu vùng xa có tổng diện tích tự nhiên là 9.158,56 ha.
Mường Phăng là xã thuộc hệ thống rừng đầu nguồn sông Nậm Rốm, có chức năng điều tiết nước sản xuất cho cánh đồng Mường Thanh, trong đó hồ chứa nước Pá Khoang với diện tích 600 ha, giữ vai trò quan trọng. Ngoài ra hồ còn tạo nên cảnh quan môi trường đẹp góp phần phát triển du lịch sinh thái. Mường Phăng có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên xã Mường Phăng có những nhóm đất sau:
- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 950 m đến 1.600 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới trung bình hàm lượng mùn tương đối dày.
- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ yếu ở ven hồ, suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dưới 950 m so với mặt nước biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.
Từ hai nhóm đất trên toàn địa bàn xã đã hình thành 6 loại đất sau:
22
Bảng 3.1.1: Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn xã Mường Phăng
TT Tên đất Ký
hiệu
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
% 1 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 7.114 77,7 2 Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Fs 36,6 0,4 3 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 13,1 0,1 4 Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét Hs 262,9 2,9 5 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Fa 893,5 9,8 6 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 238,4 2,6
7 Đất hồ 600 6,5
Tổng 9.158,5
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha);
Diện tích 7.114 ha chiếm 77,7% tổng diện tích tự nhiên, đây là loại đất chính phân bố trên địa bàn xã; đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy, hàm lượng mùn trong đất tương đối nhiều;
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa);
Diện tích 893,5 ha chiếm 9,8% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Phân bố chủ yếu ở phía tiếp giáp với thành phố Điện Biên Phủ có độ cao từ 900 - 1.000 m so với mặt nước biển; đất có thành phần cơ giới thịt trung bình hàm lượng mùn nhiều;
- Đất thung lũng (D);
Diện tích 238,4 ha chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên toàn xã, tập trung ở ven suối Nậm Phăng, đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ, bồi tụ của suối;
thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ, hàm lượng mùn lớn, rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp;
- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ.
23
Tài nguyên rừng
Mường Phăng còn có hệ thống rừng nguyên sinh được bảo tồn nghiêm ngặt, được chia thành nhiều hạng mục như: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trồng được thống kê đầy đủ qua bảng sau:
Bảng 3.1.2 Thống kê diện tích hạng mục rừng. Đơn vị tính: ha
TT Hạng Mục Tổng
Phân theo 3 loại rừng Đặc
dụng
Phòng hộ
Sản xuất Tổng diện tích 6.781,8 2.669,6 4.112,2
1. Rừng tự nhiên 2.832,7 882 1.950,7 - Rừng trung bình (IIIA2) 41,5 41,5
- Rừng nghèo kiệt (IIIA1) 57,7 57,7 - Rừng phục hồi (IIA, IIB) 2733,5 840,5 1.893
2. Rừng trồng 90,3 6,8 83,5
3. Đất trống 3.858,8 1.780,8 2.078 - Đất trống trảng cỏ (IA) 944,1 582,1 362 - Đất trống có cây bụi (IB) 593,5 283,1 310,4 -
Đất trống có cây gỗ tái sinh
(IC) 755,4 413,8 341,6
- Đất nương rẫy 1.565,8 501,8 1.064