CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn trí thức bản địa
4.5.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bài thuốc dân tộc
Mỗi gia đình trong khu vực đều biết sử dụng từ vài đến vài chục loài cây cỏ sẵn có trong khu vực để chăm sóc sức khỏe ban đầu, chữa các chứng bệnh thường gặp như cảm lạnh, sốt, ho, đau bụng .... Cách sử dụng này tác động hầu như không đáng kể đến tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn.
Mỗi thôn có từ vài đến vài chục người biết sử dụng cây cỏ làm thuốc ở mức độ cao hơn, để chữa các bệnh khó hơn. Những người này biết sử dụng từ vài chục đến vài trăm loài cây để làm thuốc. Cách sử dụng các loài cây thuốc này có tác động lớn hơn cách sử dụng trên nhưng không đến mức gây đe dọa đến tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn.
Cách khai thác có ảnh hưởng lớn nhất đến tài nguyên cây thuốc ở khu vực là khai thác để bán. Cách khai thác này đã làm suy giảm và gây cạn kiệt một số loài cây thuốc. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân ngày càng phát triển, các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, do vậy đồng bào dân tộc gần đây có xu hướng chữa trị bệnh bằng các phương pháp tây y hiện đại, số lượng đồng bào sử dụng phương pháp chữa bệnh cổ truyền ngày càng giảm. Do vậy việc bảo tồn các bài thuốc dân tộc hiện đang là vấn đề cấp bách.
4.5.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc và việc sử dụng cây thuốc ở khu vực nghiên cứu
- Khai thác quá mức: Đối với các loài thực vật được buôn bán, tác động trực tiếp hệ sinh thái. Tuy nhiên, khai thác dược liệu phục vụ cho sinh hoạt, thương mại vẫn là chính. Hơn nữa cây thuốc quý đang bị khai thác mạnh nhưng
52
việc quản lý vẫn chưa có giải pháp khả thi, để ngăn chặn cái lợi trước mắt mà đang làm mai một đi một số loài thực vật quý hiếm.
- Do dân số ngày càng tăng sẽ là sức ép nguồn tài nguyên sẵn có, các hoạt động chủ yếu là chặt phá, đốt nương làm rẫy, chặt phá lâm sản phục vụ cho sinh hoạt của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Khai thác gỗ lậu của một số loài cây có giá trị kinh tế cao như Pơ mu, giổi, táu, mật... đang là mối đe dọa tính đa dạng sinh học của rừng trong khu rừng.
- Ngoài ra còn có tình trạng di dân, khai thác khoáng sản như đào vàng trái phép, khai thác cát trái phép, làm thủy điện cũng làm suy giảm tính đa dạng sinh học, diện tích môi trường cảnh quan khu rừng bị thu hẹp.
4.5.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn
Tập trung lựa chọn bảo tồn những loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các loại cây quý hiếm, không phát triển tràn lan các loài cây đã bị thoái hóa về gen.
Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc theo các vùng sinh thái, điều tra tri thức bản địa về việc sử dụng các nguồn cây thuốc của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong vùng. Tổ chức nghiên cứu triển khai bảo tồn các loài cây thuốc và các bài thuốc cổ truyền. Xây dựng và chọn lựa các bộ sưu tập đa dạng các loài cây thuốc có giá trị, quý hiếm, đặc hữu, đặc thù để bảo tồn tập trung và có biện pháp phát triển bền vững.
Đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng vườn với thiết kế nội dung phù hợp các mục tiêu đã đề ra là nơi tập trung, bảo tồn và trồng (mới) nhiều loài cây thuốc được thu thập tại địa phương cũng là nơi lưu giữ và phát triển nguồn gen cây thuốc, cây có nguy cơ tuyệt chủng và đang bị đe dọa, cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn lọc giống dược liệu có chất lượng cho địa phương và các khu vực khác.
Xây dựng mô hình HTX dược liệu: Là hình thành tổ chức sản xuất thuốc, phát triển kinh tế tập thể để thống nhất được phương thức thu hái, chế
53
biến đúng kỹ thuật, thực hiện được việc phát triển nuôi trồng dược liệu có kế hoạch.
Tạo sự kết hợp giữa các công ty dược và cộng đồng người dân: Sự hợp tác kinh doanh giữa các công ty dược liệu với các hộ gia đình tham gia nuôi trồng cây thuốc sẽ tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm từ cây thuốc. Thông qua đầu tư vốn cho nhân dân chủ động tự trồng cây thuốc tại nhà, giảm bớt việc thu hái từ thiên nhiên; Hỗ trợ đầu tư các dây chuyền kỹ thuật cho việc sơ chế, bảo quản cây thuốc sau thu hoạch kết hơp đào tạo tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng, thu hái, sơ chế bảo quản.
54
HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG
Nghiên cứu góp phần cải thiện môi trường xanh góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế rửa trôi, xói mòn; một số loại cây còn có tác dụng cải tạo đất. Tạo môi trường cảnh quan xanh, giúp cho du lịch sinh thái gắn phát triển, hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu.
55