Các hoạt động kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc ngành ngọc lan (magnoliophyta) ở khu rừng mường phăng – điện biên (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU RỪNG MƯỜNG PHĂNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu

Huyện Điện Biên có địa hình dốc nên người dân sống chủ yếu dựa vào rừng (lâm nghiệp), một số ít canh tác cây nông nghiệp chủ yếu như lúa nước trồng các thung lũng dưới chân núi và ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai.

Trồng trọt hiện nay vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với cây trồng chính là lúa nước và một số cây trồng trên nương. Tổng diện tích 841,73 ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt toàn xã đạt 2.741 tấn/năm, bình quân lương thực 310 kg/người/năm. Ngoài ra đồng bào dân tộc còn trồng thêm nhiều cây lâu năm chính như: Đào Pháp, Đào Ta, mận Tam hoa, Mắc cọoc (lê), bưởi Diễn...; đã cho thu nhập, hàng năm đóng góp vào nguồn thu cho kinh tế hộ trung bình từ 1 - 1,5 triệu đồng/hộ.

Trên địa bàn xã chủ yếu phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình với phương thức chăn thả tự do chưa có quy hoạch, đầu tư nên năng suất vật nuôi thấp sản phẩm của chăn nuôi chủ yếu để cung thực phẩm phục vụ sinh hoạt và lấy sức kéo phục vụ sản xuất.

Tổng thu nhập từ chăn nuôi đạt khoảng 5,1 tỷ đồng/năm, trung bình đạt khoảng 2,8 triệu đồng/năm/hộ và thu nhập bình quân từ chăn nuôi 580.000 đồng/người/năm.

Nuôi trồng thủy sản ở Mường Phăng cũng phá triển khá mạnh với diện tích mặt nước ao, hồ lớn. Hiện tại diện tích mặt nước toàn xã 653,2 ha và 12 ha diện tích mặt hồ Lọng Luông đã đưa vào sử dụng; chiếm tới 7% diện tích đất tự nhiên.

26

Sự quan tâm đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân, cũng như các cơ quan chức năng còn hạn chế chưa tương sứng với tiềm năng; hình thức chủ yếu được nuôi theo phương thức quảng canh để tận dụng nguồn thức ăn. Kỹ thuật nuôi của người dân hạn chế do đó cá hay bị mắc dịch bệnh, ảnh hưởng tới năng xuất.

3.2.2.2. Sản xuất lâm nghiệp

Lâm nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế của Mường Phăng. Là xã có có diện tích rừng rộng lớn. Rừng Mường Phăng có nhiều lâm sản có giá trị kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh lâm nghiệp địa bàn xã tập trung vào việc phát triển kinh tế rừng, khai thác hợp lý tài nguyên rừng và đẩy mạnh chế biến các loại lâm sản ngoài gỗ để tiêu thụ. Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng nâng cao thu nhập của người làm nghề rừng, chú trọng phát triển rừng.

Diện tích giữa các loại rừng trên địa bàn xã không cân đối: Hiện xã chỉ còn rừng đặc dụng và rừng phòng hộ do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của người dân. Đất rừng đặc dụng chiếm 39,4% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm tới 60,6% đất lâm nghiệp;

Diện tích đất có rừng toàn xã 2.923 ha chiếm 43,1% diện tích đất lâm nghiệp; diện tích đất trống 3.858,8 ha chiếm 56,9% diện tích đất lâm nghiệp;

trong đó diện tích nương rẫy chiếm 40,5% đất trống với 1.565,8 ha, diện tích này hiện đang nằm rải rác trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

3.2.2.3. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ

Hợp tác xã: Có 2 hợp tác xã hoạt động khai thác cát (HTX Hoa Ban và Thành Phát);

Làng nghề: Chưa được khôi phục, hiện người dân tự duy trì để làm sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay hoạt động khai thác cát, đang diễn ra rất phức tạp, ngoài 2 HTX đã đăng ký khai thác, hiện còn 20 điểm lẻ đang hoạt động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Do việc quản lý, xử lý của UBND xã và các cơ quan chức năng còn chưa triệt để.

3.2.2.4. Thương mại và du lịch

Về thương mại: Chợ được xây dựng nhưng hiện đang trong tình trạng không hoạt động do không có hàng hóa, người dân chưa có thói quen bán, mua

27

hàng trong chợ, hiện các gian hàng được bầy bán hai bên đường gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu trung tâm xã và an toàn giao thông.

Về du lịch: Đã hình thành 2 loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; khai thác điểm chính là khu di tích hầm Đại Tướng

Tuy nhiên do công tác tổ chức chưa hợp lý, hình thức đơn giản, dịch vụ vui chơi giải trí chưa đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách, chưa tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của vùng, đặc biệt chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các điểm du lịch khác để xây dựng thành các tour du lịch. Hoạt động du lịch mới chỉ tập trung khai thác điểm di tích hầm Đại Tướng, thăm các cơ sở cách mạng, leo đỉnh núi Pú Huốt và du lịch văn hóa các dân tộc tại các thôn, bản.

Về cơ sở vật chất thiếu thốn, hiện mới xây dựng được khu nhà nghỉ 2 tầng trên diện tích 1.000 m2 và 1 nhà dừng chân cho khách hiện đã xuống cấp. Do đó hoạt động du lịch những năm qua chưa phát triển tương sứng với tiềm năng. Thu nhập từ du lịch còn hạn chế (theo số liệu thống kê năm 2010 tổng số có 16.450 lượt khách, thu được 78.435.000 đồng). Tình trạng buôn bán trong khu du lịch chưa có tổ chức, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cảnh quan khu du lịch.

28

29

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc ngành ngọc lan (magnoliophyta) ở khu rừng mường phăng – điện biên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)