Nguyên tắc lựa chọn chủ đề DHTDA

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học (Trang 43 - 46)

Chương 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH THPT

2.2. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề DHTDA

Việc lựa chọn xây dựng các chủ đề DHTDA phần Sinh thái học – THPT cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

* Dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập gắn với các chuẩn.

DHTDA không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một buổi học, một bài học…

mà cần được mở rộng ra trong cả một chủ đề, một môn học và thậm chí trong nhiều môn học thì mới có thể phát huy được hết những ưu điểm của DHTDA.

Mục tiêu của DHTDA là thông qua các DAHT, HS không những trả lời được những câu hỏi, giải quyết được những nhiệm vụ học tập, nắm được những

kiến thức cần thiết mà còn lĩnh hội được cách thức làm việc, có được khả năng tự học, tự nghiên cứu đặc biệt là hình thành và phát triển những kỹ năng và những năng lực cần thiết cho bản thân.

* Dự án hướng tới bộ câu hỏi định hướng chương trình

Bộ câu hỏi định hướng chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. Người học được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn.

Người học sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi định hướng chương trình: 1).

Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt; 2). Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát, thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của người học: 3). Các câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra.

* Dạy học phải chú ý tới hứng thú của người học, lấy việc học làm trung tâm DHTDA là một trong những hình thức dạy học tích cực, phát huy cao độ tính tự lực, chủ động, sáng tạo… của HS trong quá trình học tập, HS được tham gia hoạt động vào hầu hết các khâu thực hiện của DAHT.

Trong quá trình triển khai thực hiện các DAHT, GV không phải là người

“cầm tay chỉ việc” cho HS mà GV đóng vai trò là người cộng tác, hướng dẫn, tư vấn... cho HS trong quá trình học tập. Một DAHT chỉ được thực hiện có hiệu quả và thành công khi HS hiểu rõ về nó, có hứng thú tham gia vào các hoạt động triển khai thực hiện DAHT, được cộng tác làm việc với mọi người trong quá trình thực hiện DAHT và được quyền quyết định về sản phẩm DAHT của mình.

Để tổ chức DHTDA cho HS, trong quá trình dạy học, GV cần phải quan tâm, chú ý tới những đặc điểm tâm lý, định hướng vào hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính tự lực, chủ động, cộng tác làm

việc... Ngoài hứng thú, sự ổn định và tập trung tư tưởng, khuynh hướng khắc phục khó khăn còn giữ vai trò quan trọng đối với việc học tập của mỗi HS.

* Dạy học phải đảm bảo sự phù hợp giữa lý thuyết với thực hành và giữa lý luận với thực tiễn

Trong DHTDA, các DAHT do GV tổ chức để HS thực hiện phải là một cơ hội tốt cho HS được làm việc, được tự mình khám phá tri thức. Quan trọng hơn giúp cho HS được vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng... vào thực tế cuộc sống. Những DAHT này phải là cơ hội để cho HS được tìm hiểu, được nghiên cứu, được giải quyết những vấn đề mang tính xã hội và tính thời đại. Chính điều này mà tính thực tiễn trong DHTDA được phát triển thêm một mức.

Khi tổ chức DHTDA cho HS, GV cần phải lựa chọn những nội dung, những chủ đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống của HS, giúp HS giải quyết được những vấn đề thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. GV còn cần lựa chọn những nội dung, những chủ đề có gắn với thực hành. Sau mỗi DAHT, những sản phẩm do HS tạo ra không chỉ có những sản phẩm mang tính lý thuyết mà cần có những sản phẩm thực hành. HS cần phải vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm và những kỹ năng được tích luỹ, được trang bị để hoàn thành những nhiệm vụ học tập do DAHT đề ra.

* Đảm bảo tính khả thi

Nếu tổ chức DHTDA cho HS một cách hiệu quả thì HS không những có thể lĩnh hội được những tri thức khoa học cơ bản mà còn được trang bị những kỹ năng, năng lực cần thiết cho tương lai.

Để tổ chức DHTDA đảm bảo tính khả thi, hiệu quả so với những PPDH, những hình thức dạy học khác, GV cần phải quan tâm đến nội dung kiến thức của mỗi DAHT và quỹ thời gian để triển khai tổ chức DHTDA sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác, ảnh hưởng đến tâm lý, hứng thú học tập của HS. Mặt khác, việc xây dựng được kế hoạch triển

khai các DAHT một cách chi tiết và cụ thể cũng ảnh hưởng tới sự thành công và hiệu quả của việc tổ chức DHTDA. Kế hoạch triển khai các DAHT càng chi tiết, càng cụ thể sẽ giúp cho HS, giúp cho các nhóm học tập có thể sớm hình dung được những công việc cần phải làm và sớm triển khai được những hoạt động để thực hiện DAHT đó. Trong kế hoạch triển khai DAHT này cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung của DAHT, yêu cầu về sản phẩm của DAHT, những công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện các hoạt động...

* Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh

HS được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm.Với sự trợ giúp của công nghệ, HS tự chủ hơn với kết quả của mình, có cơ hội “cá nhân hoá sản phẩm”. HS có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình qua các chương trình đa phương tiện. Trong dạy học có thể kết hợp các kỹ thuật dạy như: Dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ GV hoặc từ bạn học.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)